3.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu và nội dung đề ra, nghiên cưu sinh đã áp dụng một số tiếp cận sau đây:
- Tiếp cận hệ thống
Cách tiếp cận này dựa trên những phân tích, đánh giá tổng thể mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC với các bên liên quan. Đặc biệt, nghiên cứu sinh tiếp cận phát triển nông nghiệp công nghệ cao dưới góc nhìn đa chiều vừa tăng lên về số lượng các dự án, các khu/vùng nông nghiệp CNC và sự thay đổi về chất đối với ngành nông nghiệp của Hà Nội cũng như sự thay đổi về cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp qua tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp CNC trong tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
- Tiếp cận thể chế
Tiếp cận thể chế nghiên cứu về chính sách và các ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến các chủ thể có liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC. Dựa trên cách tiếp cận này, nghiên cứu sinh làm rõ quá trình tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội để tìm ra những điểm chưa phù hợp của các cơ chế và chính sách này để trên cơ sở đó sẽ đưa ra các chính sách thích hợp và hiệu quả nhằm tăng cường quản lý nhà nước với phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu, kết quả của quản lý nhà nước về phát triển NN CNC
Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC
Kiểm soát thực hiện & khắc phục các thất bại của thị trường Tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, chính sách
Xây dựng quy hoạch, chương trình, chính sách Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC
Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm KTXH, xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp; xu hướng tiêu dùng và sự phát tiển của KHCN Nhóm nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước: năng lực thái độ của cán bộ; sự phối hợp của các chủ thể tham gia phát triển NNCNC
- Tiếp cận phân tích chính sách
Dựa trên tiếp cận này các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC sẽ được xem xét dưới các góc độ: ban hành chính sách, chỉ đạo thực hiện chính sách và thực thi chính sách, đánh giá kết quả và hiệu quả của thực hiện chính sách vào thực tiễn. Trên cơ sở đó chỉ ra khoảng trống, sự thiếu hụt và bất hợp lý giữa chính sách ban hành và quá trình thực thi chính sách thu hút khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua.
- Tiếp cận kinh tế - xã hội
Theo tiếp cận này, phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được xem xét dưới cả hai góc độ đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội để hướng tới phát triển nền nông nghiệp CNC bền vững.
- Tiếp cận theo kết quả
Dựa vào tiếp cận này các quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội được xem xét dưới 3 nội dung chính như bảng dưới đây và được đánh giá dựa vào kết quả phát triển nông nghiệp CNC sau một quá trình tổ chức thực thi chính sách. Cụ thể như hình dưới đây:
Hình 3.1. Khung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp CNC
Nguồn: Tác giả thiết kế.
Đảm bảo thực hiện chủ trương
của Đảng, nhà nước về phát triển
NNCNC Số lượng, quy mô
phát triển nông nghiệp CNC Sự phù hợp của
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn chính như: Các báo cáo, văn bản chính sách của Chính phủ và của thành phố Hà Nội, chuyên đề hội thảo, kỷ yếu hội thảo, sách, báo và từ internet liên quan đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao nhằm làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. nguồn dữ liệu thứ cấp chính là các thông tin, tài liệu về quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hà Nội; các số liệu báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Hà Nội; kết quả xây dựng quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền thành phố Hà Nội; sự phù hợp của quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Để thu thập số liệu thứ cấp, tác giả thiết kế các biểu mẫu báo cáo cho các đơn vị, tổng hợp, phân tích trên cơ sở báo cáo của các ngành về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Số liệu và thông tin thứ cấp được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk study).
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn và khảo sát tại các huyện của thành phố Hà Nội, bao gồm: Đan Phượng, Mỹ Đức, Thanh Oai, Gia Lâm, Mê Linh, Thường Tín, Quốc Oai, Ứng Hòa. Nghiên cứu sinh lựa chọn các huyện này dựa trên các sản phẩm nông nghiệp CNC mà mỗi huyện đã xây dựng và phát triển trong thời gian qua. Trong các huyện này, Đan Phượng, Gia Lâm, Mê Linh, Ứng Hòa là các huyện có các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đại diện cho lĩnh vực trồng trọt (rau, hoa), Thanh Oai có mô hình chăn nuôi, Thường Tín có mô hình nuôi trồng thủy sản, Mỹ Đức có mô hình trồng nấm.
- Thu thập dữ liệu qua phỏng vấn:
Tác giả tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia (các nhà nghiên cứu chính sách, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp); cán bộ lãnh đạo các cấp, sở, ngành của thành phố Hà Nội (HĐND, UBND, Sở NN&PTNT Hà Nội…); các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cá nhân tham gia thực hiện quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục đích phỏng vấn chuyên gia để nhận diện được hết những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; việc xây dựng
quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sự phù hợp của quy hoạch, chương trình, của chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó xin ý kiến về xác định các tiêu chí đo lượng sự phù hợp của quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao làm cơ sở để thiết kế trong phiếu hỏi.
Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn thêm các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cá nhân nằm trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng , khu quy hoạch, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội để tìm hiểu về những khó khăn trong tiếp cận chính sách và triển khai các chính sách phát triển nông nghiệp CNC. Nghiên cứu sinh đã chọn mẫu theo hình thức thuận tiện có tính đến việc đảm bảo đa dạng các loại hình doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình trên mỗi lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Những người phỏng vấn là lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, chủ hộ, cán bộ lãnh đạo các sở, ngành. Tất cả các doanh nghiệp, HTX hoạt động ít nhất 3 năm. Với cách thức chọn mẫu này có thể đảm bảo được tính đại diện cho tổng thể. Căn cứ vào khung nghiên cứu, tác giả tiến hành thiết kế lưới hướng dẫn phỏng vấn sâu, trong đó sẽ định hình trước các thông tin cần thu thập.
Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng mẫu phỏng vấn sâu
STT Đối tượng khảo sát Số lượng
1 Cán bộ, chuyên gia cấp sở, ban, ngành, huyện 8 2 Đại diện các các cơ sở (doanh
nghiệp, HTX) tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
7 3 Đại diện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao 3
Tổng 18
Nguồn: tác giả tổng hợp, 2019
Toàn bộ nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩn thận và đầy đủ. Kết quả tổng hợp lại thành quan điểm chung đối với quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền Hà Nội. Quá trình phỏng vấn sẽ tìm hiểu được những thông tin phản hồi, phản ánh của các cán bộ quản lý, doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cá nhân tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội về các vướng mắc trong công tác xây dựng quy hoạch, chương trình, chính sách; trong công tác tổ chức thực thi, kiểm soát việc thực hiện quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp CNC.
Bên cạnh phỏng vấn, NCS đã tiến hành khảo sát bảng hỏi với các đối tượng bao gồm: 1) Chủ doanh nghiệp, những cán bộ chuyên trách (tài chính, kỹ thuật, thị trường, nhân sự…) của doanh nghiệp là đối tượng đại diện cho nhóm trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao; 2) Cán bộ tại các địa phương những người liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của địa phương; 3) Các hộ gia đình/nhóm hộ gia đình/hợp tác xã/trang trại là những đối tượng có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn và có tiềm năng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội.
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc khảo sát bằng bảng hỏi được chia làm 02 nhóm đối tượng: Doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cá nhân được tiếp cận và chưa được tiếp cận với quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hà Nội.
Mục tiêu của khảo sát qua bảng hỏi: Kết quả điều tra sẽ là cơ sở cung cấp thông tin định lượng để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng quy hoạch, chương trình, trong tổ chức thực hiện, kiểm soát việc thực hiện quy hoạch, chương trình, chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các phiếu điều tra trước khi được nhập vào máy sẽ được kiểm tra để phát hiện sai sót, tiếp theo được xử lý bằng các phần mền SPSS, Excel để tạo ra các bảng thống kê phục vụ phân tích, đánh giá.
Đối tượng khảo sát và phương pháp chọn mẫu: Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cá nhân nằm trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng, khu quy hoạch, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội. Việc chọn mẫu phải đảm bảo đa dạng các loại hình doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình trên mỗi lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện việc thu thập dữ liệu, tác giả đã tiến hành phối hợp với Hội Nông dân, Sở NN&PTNT Hà Nội là những đơn vị liên quan đến ngành sản xuất nông nghiệp, có hệ thống cán bộ theo dõi lĩnh vực nông nghiệp về cách thức phát và thu thập phiếu câu hỏi theo phương pháp thuận tiện. Để có thể tăng phản hồi, tất cả các phiếu điều tra đều được in màu cùng với nội dung cảm ơn sự cộng tác. Sau khi thu thập dữ liệu từ các khu vực, tác giả liên hệ kiểm tra xác suất để đo độ tin cậy của dữ liệu thu thập được. Các thông tin thu thập được từ cán bộ quản lý các sở, ngành; doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân đảm bảo được hầu hết các yêu cầu cần thiết của khung chọn mẫu. Để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập và thông tin đáp ứng đúng mục tiêu nghiên cứu, các đối tượng trả lời phiếu phải là cán bộ lãnh đạo các phòng, ban,
ngành theo dõi lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, giám đốc hoặc lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, chủ hộ tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đối tượng được khảo sát làm việc ở các sở, ngành liên quan đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình, cá nhân phủ kín đầy đủ các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trên các vùng, địa bàn khác nhau của thành phố Hà Nội.
Thời gian điều tra được thực hiện từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020. Số phiếu phát ra là 250 phiếu, thu về 202 phiếu, tỷ lệ phản hồi đạt 80,8%, trong đó có 57 phiếu trả lời đến từ các cơ quan quản lý nhà nước và 145 phiếu đến từ các bên thụ hưởng chính sách, với cơ cấu cụ thể như bảng dưới đây.
Bảng 3.8. Thông tin về đối tượng trả lời phiếu điều tra
STT Đối tượng khảo sát bằng phiếu Số lượng Tỷ lệ %
1
Lãnh đạo các Sở, ngành 5 8%
Cán bộ thuộc các sở ban ngành của thành phố 19 33,3%
Cán bộ thuộc các quận huyện 33 58,7%
Tổng số phiếu đến từ các cơ quan quản lý ở địa phương 57 100%
2 Lãnh đạo các doanh nghiệp 7 3,2%
Chủ nhiệm và thành viên các HTX 18 10,3%
Chủ hộ kinh doanh 112 76,2%
Chủ mô hình 18 10,3%
Tổng số phiếu đến từ đối tượng thụ hưởng chính sách 145 100%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phương pháp phát triển thang đo: Hầu hết các thang đo trong nghiên cứu đều được kế thừa từ các nghiên cứu trước và đã được sàng lọc, điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh, phạm vi nghiên cứu tại Hà Nội. Việc điều chỉnh này được thực hiện thông qua các ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Tất cả các thang đo được thiết kế đều sử dụng thang Likert với 1 là mức đánh giá thấp nhất và 5 là mức đánh giá cao nhất. Do đó, điểm đánh giá mức độ phù hợp được xác định theo các khoảng sau đây:
1,81 - 2,6: Mức độ phù hợp thấp. 2,61 - 3,4: Mức độ phù hợp trung bình. 3,41 – 4,2: Mức độ phù hợp cao. 4,21 – 5,0: Mức độ phù hợp rất cao.
Nhằm đảm bảo chất lượng dữ liệu thu thập được sử dụng cho nghiên cứu, việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện theo một quy trình khoa học, chặt chẽ theo các bước sau:
- Xác định khái niệm của các biến và thang đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trước đây và kết quả phỏng vấn.
- Điều tra thử mẫu nhỏ với mục đích hoàn thiện bảng hỏi để đảm bảo sự chính xác và dễ hiểu.
- Hoàn chỉnh bảng hỏi với hình thức trang trọng, tất cả bảng hỏi được in trên khổ giấy A4.
Ngoài ra bảng hỏi còn bao gồm các câu hỏi về thông tin người trả lời, cấu trúc bảng hỏi và các câu hỏi chi tiết được trình bày tại phụ lục 1.
- Thu thập dữ liệu qua khảo sát thực địa:
Bên cạnh phỏng vấn và khảo sát bằng bảng hỏi, dữ liệu sơ cấp còn được thu thập thông qua nghiên cứu khảo sát điểm một tại một số doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại các địa phương khác để tìm hiểu về bài học thành công và những thất bại trong đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Các cuộc khảo sát này được thực hiện bởi tác giả trong các buổi đi giám sát của HĐND Thành phố, của các Ban HĐND Thành phố và trong các chuyến đi kiểm tra, khảo sát tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp HTX, hộ gia đình, cá nhân, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao do các ngành của Thành phố tổ chức, với cơ quan chủ trì là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vậy, tác giả có thể quan sát thực tế và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các sở, ban, ngành Thành phố với lãnh đạo doanh nghiệp, HTX, chủ hộ, chủ mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trọng tâm của các cuộc khảo sát là tìm hiểu