Các nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước đối với phát triển nông

Một phần của tài liệu Nhà nước quản lý về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

các nước cần quan tâm đến vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt trong truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp.

Báo cáo dữ liệu phát triển nông nghiệp của Israel (2016) của tổng cục thống kê Israel đã đề cập đến nhiều khía cạnh, quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp của Israel trong đó khẳng định chính phủ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, đưa ra các định hướng phát triển cũng như đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp lao động chất lượng cao, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Feder và cộng sự (1985); Hoppel (1994); Foster và Roenweing (1996); Kohli và Singh (1997); Rogers (2003) và Uaiene (2009), Kebede và cộng sự (1990); McNamara, Wetzstein và Douce (1991) cho rằng yếu tố quan trọng nhất tác động đến phát triển nông nghiệp là thể chế và con người. Khi tiếp cận yếu tố thể chế, các tác giả quan tâm đến việc ra các quyết định áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin về công nghệ mới, cơ chế tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, cơ chế tiếp cận tín dụng để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển...

Dan Senor - Saul singer (2008), trong tác phẩm Quốc gia khởi nghiệp, câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel, đã cho rằng chìa khóa thành công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Israel là sự hợp tác chặt chẽ của “4 nhà”: nhà nghiên cứu, chính phủ, nông dân và doanh nghiệp. Trong đó, chính phủ có vai trò quan trọng trong việc vận hành sự liên kết của “4 nhà” một cách hiệu quả.

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước đối với phát triển nôngnghiệp công nghệ cao nghiệp công nghệ cao

Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, nhiều công trình nghiên cứu trong nước về phát triển nông nghiệp CNC cũng chỉ ra được vai trò của quản lý nhà nước trong các dự án quan trọng như đầu tư đến 50% vào các dự án khởi nghiệp, các dự án đầu tư mạo hiểm. Phạm S (2014), trong tác phẩm nông nghiệp công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế, đã khẳng định vai trò của nhà nước trong điều hành các hoạt động để thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Chính phủ Đài Loan đã thông qua việc ban hành cơ chế chính sách và phê duyệt các quy hoạch giao thông, cơ sở hạ tầng tạo để tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện cơ giới hóa sản xuất. Bên cạnh đó,

chính phủ còn ban hành các chính sách tín dụng cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi; chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu và chuyển giao các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao... Chính phủ Thái Lan khuyến khích, hỗ trợ thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp, đầu tư công nghệ sinh học; tăng cường bảo hiểm xã hội, giải quyết tốt vấn đề về vốn và nợ, thiết lập các hệ thống đảm bảo rủi ro cho nông dân. Chính phủ Bỉ ban hành hàng loạt các chính sách phát triển bền vững nông nghiệp và phát triển nghề làm vườn, chú trọng quản lý nông nghiệp không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan; tối ưu hóa trong quản lý nhằm giảm các nguy cơ tổn thất trong sản xuất nông nghiệp; tập trung đổi mới và nghiên cứu khoa học thông qua các chương trình khoa học phục vụ nông nghiệp, các dự án đặt hàng nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

TTC Việt Nam (2017), trong tác phẩm cùng tìm hiểu nền nông nghiệp của Nhật Bản, đã tiến hành nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp của Nhật Bản từ trước cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị (1868) cho đến nay. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chính phủ Nhật Bản trong mọi giai đoạn đều quan tâm thành lập các trung tâm thử nghiệm để tiến hành lai ghép những loại cây nông nghiệp quan trọng, giúp đỡ người nông dân thông qua các chương trình hỗ trợ giá, dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm giống cây trồng, vật nuôi mới.

Đỗ Xuân Trường, Lê Thị Thu (2010) đã nghiên cứu và đề xuất hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam và một số giải pháp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó khẳng định phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà nước. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của thể chế trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp; vai trò kiến tạo, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi của nhà nước, đặc biệt trong việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài việc lập quy hoạch, xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển bền vững theo vùng lãnh thổ lấy phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hạt nhân, nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng vào R&D và ứng dụng những thành tựu, tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Không những thế, nhà nước cần tổ chức thực thi chính sách một cách đồng bộ, nhất quán, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ của các chủ thể liên quan, giao trách nhiệm cho các bộ, ngành hữu quan phối hợp, kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình triển khai.

Tạp chí Mặt trận (2017), tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;Thời báo tài chính Việt Nam (2017), thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: tháo gỡ nút thắt chính sách; Thời báo tài

chính Việt Nam (2017), phát triển nông nghiệp công nghệ cao: doanh nghiệp khó tiếp cận các chính sách ưu đãi... cũng khẳng định phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta thời gian vừa qua còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là: (1) Chính sách của nhà nước chưa đầy đủ và phù hợp nên khó áp dụng; (2) các chính sách của nhà nước chủ yếu hỗ trợ ưu đãi về thuế, phí theo địa bàn lĩnh vực đầu tư, khu công nghệ cao mà thiếu hỗ trợ về đất quy mô lớn để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ theo vùng sản xuất tập trung; (3) chính quyền địa phương chưa vào cuộc vì vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các khu nông nghiệp công nghệ cao rất lớn; (4) diện tích đất không đủ lớn, chi phí thuê, quản lý cao, chi phí đầu tư trên đất lớn nhưng không được nhà nước đảm bảo, vấn đề bảo hiểm nông nghiệp chưa có hướng dẫn triển khai. Để khắc phục những khó khăn này, tác tác giả đã đề xuất nhà nước cần kiến tạo được môi trường cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huy động nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp thông qua các hình thức hợp tác công tư...

Vũ Thanh Nguyên (2017), “xây dựng mô hình nông nghiệp hiện đại ở tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã chỉ ra thực trạng phát triển nông nghiệp của Hải Dương và so sánh với tiêu chí nông nghiệp hiện đại, trong đó khẳng định vai trò của nhà nước trong định hướng, xây dựng phát triển nông nghiệp hiện đại. Nghiên cứu này cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp như: UBND tỉnh cần thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn kết các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp; ban hành tiêu chí và tổ chức thành công việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn; quản lý, quy định sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGap; đơn giản hóa các thủ tục hành chính...

Trịnh Kim Liên (2016), chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng giá trị cao, kinh tế xanh và phát triển bền vững đã đánh giá được tổng thể thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội và đề ra các giải pháp phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng giá trị cao, kinh tế xanh và bền vững. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố thành công cơ bản của quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp là: (1) triển khai nhanh các giải pháp thực hiện Chương trình nông nghiệp công nghệ cao; (2) đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào các ngành sản xuất nông nghiệp; (3) phát triển và mở rộng thị trường; (4) gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với nông nghiệp các tỉnh trong vùng; (5) đầu tư cho đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (6) kịp thời đổi mới và hoàn thiện các chính sách cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

GS.TS. Trịnh Duy Luân (2017), thực trạng đô thị hóa và hướng đi bền vững cho phát triển nông nghiệp khu vực ven đô Hà Nội, đã đưa ra các khuyến nghị đối với nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp là phải giải quyết hài hòa, hợp lý các quan hệ chức năng giữa các khu vực trong quá trình đô thị hóa. Muốn phát triển nền nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, Hà Nội phải quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ cho lao động nông thôn, liên kết bao tiêu sản phẩm... Để làm được điều đó, cần làm tốt một số giải pháp như: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, quy hoạch sử dụng đất, hình thành các vùng sản xuất tập trung; triển khai áp dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tiếp tục chính sách tích tụ đất đai, dồn điền đổi thửa...

Phùng Chí Cường (2017), “Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao ở tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra thực trạng ban hành chính sách của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nhằm hỗ trợ nông nghiệp tỉnh phát triển theo hướng công nghệ cao và bền vững giai đoạn 2012-2017. Theo đó tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao như: Hỗ trợ mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi (hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 5 tỷ/mô hình); hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi; hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi; hỗ trợ phòng chống dịch gia súc, gia cầm. Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện chính sách, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị để tỉnh Vĩnh Phúc làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (rà soát lại các quy hoạch; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất; tăng cường xây dựng hạ tầng đồng bộ...).

Bàn về các hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Nguyễn Đắc Thu và Nguyễn Thị Thanh Hà (2016) cho rằng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh cần quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Trương Vĩnh Xuân (2010) thì cho rằng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Cần Thơ cần chú trọng vào công tác quy hoạch nông nghiệp theo vùng, theo cụm. Nguyễn Gia Thắng (2010) cho rằng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như là giải pháp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phạm Mạnh Cường (2011) khẳng định rằng các địa phương cần thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng để tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Phạm Văn Hiển (2014), Trọng Nguyễn (2014) cho rằng làm tốt khâu quy hoạch sản xuất sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Thực trạng phát triển nông nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội được trao đổi nhiều trên Tạp chí Công nghiệp và Tiêu dùng (2016), phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội: vẫn khó vì thiếu vốn; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2017), chia sẻ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội chưa nhiều, thậm chí quy mô nhỏ, mức độ ứng dụng không đồng đều. Hiện Hà Nội chưa có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Cơ chế chính sách hỗ trợ về thuế đã được ban hành nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận, chi phí đất đai còn cao, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo, tiếp cận nguồn vốn gặp khó khăn. Mục tiêu đến năm 2020, giá trị nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố chiếm 35% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp do thành phố Hà Nội đề ra khó thực hiện nếu Thành phố không tập trung thực hiện các giải pháp bố trí hỗ trợ về vốn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Nhà nước quản lý về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 28 - 32)