Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNCcủa một số

Một phần của tài liệu Nhà nước quản lý về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 66 - 71)

Kinh nghiệm của Indonesia

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Minh (2017), Indonesia dẫn đầu khu vực ASEAN về thu hút FDI vào nông nghiệp trong ba năm liên tiếp 2013 - 2015 với số vốn lần lượt đạt hơn 1,61 triệu USD, hơn 2,23 triệu USD và 2,14 triệu USD. Để tăng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Indonesia đã ban hành một loạt chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài là Luật Đầu tư số 25 năm 2007. Theo đó các công ty có vốn FDI được hoạt động trong vòng 30 năm kể từ ngày thành lập. Thời gian hoạt động sẽ được tăng thêm 30 năm nếu nhà đầu tư cam kết tăng vốn. Luật cũng không giới hạn về tỷ lệ nắm giữ phần sở hữu đối với nhà đầu tư và số vốn đầu tư tối thiểu đối với loại hình công ty 100% vốn nước ngoài. Sau 15 năm hoạt động, công ty phải bán tối thiểu 5% cổ phần cho phía Indonesia.

Bên cạnh đó, Indonesia giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mỗi năm tương đương với 5% tổng giá trị vốn đầu tư trong thời gian 6 năm. Chẳng hạn một công ty có tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD sẽ được giảm 50 triệu USD/năm (5% x 1 tỷ USD) khi tính thu nhập chịu thuế. Lỗ được chuyển sang kỳ tiếp theo nhưng không quá 10 năm. Thuế nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được giảm đến 5% nếu các hàng hóa này chịu mức thuế lớn hơn 5%. Ngoài ra, các dự án FDI không bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.

Kinh nghiệm của Malaysia

Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Minh (2017), Malaysia đứng đầu về thu hút vốn FDI vào nông nghiệp tại khu vực ASEAN trong năm 2015 với hơn 11,12 triệu USD, đứng thứ hai năm 2014 với 10,87 triệu USD. Malaysia thực hiện chính sách một cửa đối với hoạt động đầu tư trên toàn lãnh thổ. Cơ quan được quyền

phê chuẩn, cấp phép đầu tư là cơ quan phát triển đầu tư (MIDA), được thành lập từ năm 1967, trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc gia. MIDA hoạt động như một đầu mối duy nhất, là trung tâm điều phối đầu tư để giúp chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết. Chính sự thống nhất này đã giảm được các thủ tục hành chính chồng chéo, rườm rà, hạn chế nạn quan liêu, tham nhũng, tạo thuận lợi và là yếu tố thu hút nguồn vốn FDI nói chung và FDI vào nông nghiệp nói riêng.

Tại Malaysia, các ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư được quy định trong Luật Thuế thu nhập năm 1967, Luật Thuế môn bài 1976, Luật Xúc tiến đầu tư năm 1986, các danh mục khuyến khích đầu tư được Bộ Công nghiệp và Thương mại Malaysia công bố hàng năm. Cụ thể, miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp từ 3 - 5 năm, riêng các dự án trồng rừng được miễn thuế thu nhập trong vòng 10 năm, cho phép chuyển lỗ sang năm sau và trừ vào chi phí trong 5 năm; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 5 năm sau thời gian miễn thuế; miễn thuế nhập khẩu đối với các máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Nền nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao của Thái Lan nói riêng phát triển như ngày nay không thể không nhắc đến “tầm nhìn” chiến lược dài hạn của Chính phủ. Hơn 30 năm trước đây, khi diện tích đất nông nghiệp còn rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào và các nhà hoạch định chính sách Thái Lan coi nông nghiệp là nội lực sống còn để phát triển kinh tế quốc dân, Thái Lan được mệnh danh là “nồi cơm” của thế giới với 9 triệu tấn gạo được xuất khẩu, thu về 3,5 tỷ USD năm 2007. Song do tác động của xu hướng công nghiệp hóa, lĩnh vực giải trí, đất canh tác bị rửa trôi, xói mòn hoặc nhiễm mặn (năm 2008 là 22 triệu ha), người nông dân không được hưởng lợi trực tiếp từ giá lương thực toàn cầu tăng cao,… mà chính sách nông nghiệp của Chính phủ Thái Lan đã có những điều chỉnh kịp thời khi thấy những nguy cơ tiềm tàng và quan trọng hơn là những chính sách ấy đã “bắt đúng bệnh” của thực trạng nông nghiệp. Cụ thể là:

(1) Chính sách trợ giá nông sản

Chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách thu mua với các loại nông sản chủ yếu như: gạo, sắn, tỏi đỏ, một số loại trái cây… Bên cạnh việc chi ngân sách bao tiêu nông sản với giá ưu đãi, Chính phủ còn cung cấp những ưu đãi cho nông dân như: mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp….

Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích, tập trung áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại như kỹ thuật chuyển gene, kỹ thuật chọn tạo; công nghệ di truyền và công nghệ nuôi cấy mô cho ra đời những giống cây ưu việt như giống lúa có khả năng chịu mặn cao, phù hợp trồng tại vùng Đông Bắc, nơi đất canh tác đang bị nhiễm mặn nghiêm trọng và nông dân đang bỏ nghề lên thành phố kiếm sống.

(3) Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho nông dân

Chính phủ Thái Lan rất chú trọng đến công tác đào tạo kỹ thuật nâng cao nhận thức cho người dân. Các trường đại học (Chulalongkorn, Chiangmai…), các viện nghiên cứu nông nghiệp (Trung tâm Nghiên cứu phát triển Phuphan) được đầu tư cơ sở vật chất, mời chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp từ nước ngoài, cơ chế đãi ngộ cho các nghiên cứu sinh trẻ đi học tại các đại học danh tiếng tại Mỹ, Nhật… Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp mở các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Trên thực tế, khoa học công nghệ tiến bộ đã được nông dân Thái Lan ứng dụng rất hiệu quả và dần trở nên phổ biến. Người nông dân Thái Lan đã thực hiện hữu cơ hóa đất nông nghiệp bằng việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và đặc biệt là sử dụng thuốc trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ của đất. Điều này không những làm cho việc sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón mà còn nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch, các khâu của quá trình sản xuất được cơ giới hóa. Sự vào cuộc của Chính phủ, khuyến khích hỗ trợ của các nhà khoa học Thái Lan giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

(4) Chính sách công nghiệp nông thôn

Điểm chính của chính sách này là việc tập trung phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất nông sản, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan cho rằng các nguồn nguyên liệu nông sản càng đa dạng, chất lượng thì ngành chế biến thực phẩm và xuất khẩu sẽ càng phát triển. Vì vậy, Thái Lan đã triển khai chương trình “Mỗi làng, một sản phẩm” (One tambon, one product), với mục đích khuyến khích người nông dân ở mỗi vùng sản xuất được những sản phẩm mang tính đặc trưng và có chất lượng cao. Bên cạnh đó, chương trình “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” được triển khai nhằm khuyến khích nông dân và các nhà chế biến thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.

Chính phủ xây dựng và phân bố các công trình thủy lợi hợp lý. Hệ thống tưới tiêu phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó, các công trình thủy điện cũng được xây dựng, vừa góp phần điều tiết nước giữa mùa khô và mùa mưa, vừa cung cấp điện năng cho các hoạt động sản xuất, thu hoạch, bảo quản, giúp đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa nông nghiệp.

(6) Hợp đồng nông nghiệp, liên kết doanh nghiệp

Hợp đồng nông nghiệp là một mô hình ở đó các sản phẩm nông nghiệp được mang ra thị trường qua sự thỏa thuận giữa người mua và nông dân. Các thỏa thuận này cũng đã thiết lập các điều kiện của sản phẩm và thị trường cho sản phẩm đó. Thông thường, nông dân đồng ý cung cấp một số lượng nông sản trên các tiêu chuẩn được người mua đưa ra. Người thu mua sẽ trả tiền cho sản phẩm đó, thậm chí có thể hỗ trợ cả quá trình sản xuất như cung cấp đầu vào, cung cấp đất, giám sát kỹ thuật. Mô hình này giúp đảm bảo tính ổn định: người nông dân có một đầu ra thị trường đảm bảo, giảm rủi ro về giá cả; các doanh nghiệp thu mua có nguồn cung hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và thời gian.

Ở Thái Lan có 4 mô hình hợp đồng chủ yếu được sử dụng. Mỗi loại hàng hóa sẽ có hợp đồng được xây dựng theo mô hình phù hợp. Với hàng hóa như mía đường được áp dụng mô hình tập trung, hộ nông dân nhỏ và hộ nông dân lớn cung cấp mía cho các trung gian, các trung gian này cung cấp sản phẩm cho nhà máy dưới một mức hạn ngạch do chính nhà máy đó quy định. Các tổ chức phát triển và Chính phủ sẽ điều chỉnh mối quan hệ giữa người nông dân và nhà máy, tránh trường hợp các trung gian hoạt động chỉ vì lợi nhuận của mình, gây thiệt hại cho nông dân. Còn với hàng hóa có yêu cầu cao như thịt nướng, thịt lợn, trứng…được áp dụng mô hình thí điểm. Nhà thầu sẽ thí điểm sản xuất trước, sau đó truyền đạt công nghệ, bí quyết cho người nông dân để từ đó nhân rộng sản xuất ở nhiều nơi khác nhau. Ngoài ra còn có mô hình trung gian và đa phương. Mô hình này bao gồm nhiều bên như công ty chế biến, nông dân, hội nhóm nông dân và các cán bộ khuyến nông và các học giả. Mô hình thứ tư là mô hình chính thức, người nông dân sản xuất ra hàng hóa sẽ cung cấp cho trung gian, các trung gian này sẽ cung cấp một phần hàng hóa cho thị trường bán lẻ trực tiếp với giá cao hơn cho doanh nghiệp, đến khi giá thị trường giảm xuống sẽ bán phần còn lại cho doanh nghiệp với giá trong hợp đồng.

(7) Chính sách thương mại nông nghiệp

Nhằm tìm kiếm thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan trực tiếp đàm phán với chính phủ các nước để đạt được các lợi thế cạnh tranh.

Còn về thu hút các nhà đầu tư, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Với các dự án FDI trong nông nghiệp được Chính phủ miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án có loại thiết bị được khuyến khích đầu tư được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, thì được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

(8) Vận dụng và sáng tạo những mô hình nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp thì việc có những mô hình tốt là điều vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến thành công của người nông dân. Nông dân Thái Lan ngoài việc nâng cao kiến thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi, mở rộng các kĩ năng canh tác, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, còn tích cực tìm tòi, vận dụng và sáng tạo những mô hình nông nghiệp tiến bộ. Mô hình đặc biệt đầu tiên chính là mô hình trang trại kết hợp hỗ trợ chuyển giao kiến thức.Việc hỗ trợ chuyển giao kiến thức góp phần làm giảm những thói quen canh tác tác động xấu đến chất lượng nông sản và gây ô nhiễm mội trường, ví dụ như bón phân hóa học…để chuyển đổi sang canh tác hữu cơ, đem lại an toàn cho chính người sản xuất và bảo vệ môi trường. Tiêu biểu nhất cho mô hình dịch vụ du lịch tại nông trại phải kể đến nông trại Chokchai nằm ở huyện Pak Chong thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima, cách Bangkok 159km.

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước của Thái Lan cho thấy việc xây dựng chính sách tập trung, thống nhất, bám sát thực tế là vô cùng quan trọng.. Chính phủ Thái Lan tập trung vào phát triển ngành công nghiệp chế biến – do xác định được vai trò thúc đẩy sản xuất và cung ứng sản phẩm cho thị trường cạnh tranh ngành công nghiệp này. Các chính sách thu hút và hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là công nghiệp chế biến được kết hợp thực hiện đồng thời. Bên cạnh đó là sự tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng, vừa hỗ trợ sản xuất vừa tăng khả năng thu hút đầu tư. Và cuối cùng là tập trung vào nguồn lực con người, các công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm, hỗ trợ. Trên thực tế, nguồn nhân lực chất lượng cao này đã đem lại hiệu quả thật cho nền nông nghiệp nhờ cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác.

Yếu tố quyết định đến hiệu quả của chính sách không chỉ phụ thuộc vào bản thân chính sách đó, mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự thống nhất trong thực hiện. Để tạo ra sự thống nhất đó, Chính phủ Thái Lan đã đặt ra các mục tiêu chung trong chất lượng sản phẩm – bằng việc đưa ra bộ tiêu chuẩn ThaiGAP, đa dạng hóa sản phẩm – phát động

phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” và những tiêu chí trong việc đưa công nghệ tiến bộ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở mọi nơi. Mỗi một chính sách đều có sự hỗ trợ nhiều mặt, đặc biệt là ngân sách để thực hiện chứ không chỉ dừng lại ở sự kêu gọi, vận động.

Một phần của tài liệu Nhà nước quản lý về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 66 - 71)