2.1. Các vấn đề chung về quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh vềphát triển nông nghiệp công nghệ cao phát triển nông nghiệp công nghệ cao
2.1.1. Nông nghiệp công nghệ cao và nội hàm của phát triển nông nghiệpcông nghệ cao công nghệ cao
Theo Từ điển Bách khoa nông nghiệp Việt Nam, nông nghiệp là hoạt động sản xuất của con người nhằm tạo ra cái ăn (lương thực, thực phẩm…), cái mặc (bông, sợi…), nhà ở (gỗ, lứa, lá…). Tùy theo các căn cứ khác nhau, nông nghiệp được phân loại khác nhau. Căn cứ theo lĩnh vực, nông nghiệp được chia thành các lĩnh vực (1) trồng trọt; (2) chăn nuôi; (3) Thủy sản. Theo phương thức sản xuất, nông nghiệp được chia thành (1) Nông nghiệp truyền thống hay nông nghiệp sinh nhai: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào rất hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, phục vụ chính cho gia đình của người nông dân, không có cơ giới hóa. (2) Nông nghiệp sản xuất hàng hóa: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa, hiện đại hóa trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp sản xuất hàng hóa có nguồn đầu vào sản xuất lớn và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp sản xuất hàng hóa có thể ứng dụng KHCN vào các khâu từ sản xuất, chế biến đến phân phối để tăng năng suất và giá trị của cây trồng/vật nuôi nhằm tạo ra nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ các hoạt động này cho nhà sản xuất.
Ngoài cách phân loại trên, trong những năm gần đây xuất hiện thuật ngữ nông nghiệp công nghệ cao. Theo quan niệm của các nước phát triển, nông nghiệp CNC là nền nông nghiệp tiên tiến, được hiện đại hóa và cơ giới hóa ở mức cao trên cơ sở vận dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, sinh thái và môi trường. Theo vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến trong các khâu của quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm: Cơ giới hóa các khâu của quá trình sản
xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến..., tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ nguyên liệu mới, công nghệ sinh học như các giống cây trồng, vật nuôi vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp để cho năng suất, chất lượng cao...hoặc áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ... cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất. Khác với nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp công nghệ cao có cần quy mô đủ lớn, có mức độ tập trung cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường cao hơn, đem lại lợi nhuận hơn cho người sản xuất, sử dụng nhiều máy móc, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cho năng suất lao động cao và hiệu quả hơn. Theo tác giả Huy Tú (2017), nông nghiệp CNC là nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại với sự tích hợp của nhiều ngành công nghệ hiện đại từ cơ khí, điện tử, tự động hóa, hóa học, CNTT, sinh học, khí tượng, tài chính, quản trị kinh doanh, chế biến, bảo quản… để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao. “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” (Luật Công nghệ cao, 2008). Theo đó, nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại hóa, cơ giới cao, trên cơ sở vận dụng những thành tựu công nghệ sinh học, sinh thái và môi trường; hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn; đảm bảo tạo ra nông sản với đủ số lượng và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và không làm thay đổi môi trường”. Ở Việt Nam, “Nông nghiệp công nghệ cao còn được định nghĩa là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ” (Vụ Khoa học Công nghệ
- Bộ NN & PTNT).
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của nông nghiệp CNC là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất, chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều song hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để sản xuất nông nghiệp tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả và chất lượng cao. Theo quan điểm của các chuyên gia, nông nghiệp CNC ở Việt Nam hiện nay bao gồm các nội dung sau đây: (1) Lựa chọn những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất về giống, canh tác, chăn nuôi, công nghệ tưới, sau thu hoạch - bảo quản - chế biến để ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng thương
hiệu, xúc tiến thị trường; (2) Sản phẩm nông nghiệp CNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, thổ nhưỡng khác nhau, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh cao, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá; (3) Sản xuất nông nghiệp CNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình, quy trình khép kín, trong sản xuất đảm bảo khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường; (4) nông nghiệp CNC được phát triển theo từng thời điểm, giai đoạn và mức độ khác nhau và tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải đạt được những đặc trưng cơ bản đó là tạo ra được hiệu quả lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường.
Nông nghiệp công nghệ cao có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, cụ thể là:
-Nông nghiệp CNC có năng suất cao, tạo ra một lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
Đồng thời, việc ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn giúp tiết kiệm các chi phí như: Nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và góp phần bảo vệ môi trường. Chính những lợi ích như vậy mà sản xuất nông nghiệp CNC đã và đang trở thành tất yếu, hình mẫu cho nền nông nghiệp thế kỷ XXI.
-Nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp người sản xuất chủ động trong sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng.
Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ, kỹ thuật vào các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại để không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã làm cho nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình, đồng thời khắc phục được tính mùa vụ nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp. Do việc không phụ thuộc mùa vụ, thời tiết nên nông dân có thể sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Mặt khác nông nghiệp công nghệ cao cũng tạo ra môi trường nhân tạo thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng cao hơn và chống chịu sâu bệnh lớn hơn. Đặc biệt rất phù hợp với các vùng đất không thuận với sản xuất nông nghiệp như: Vùng trung du, miền núi, vùng bị sa mạc hóa, và các vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thời tiết.
-Sản xuất nông nghiệp CNC giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, thương hiệu và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Áp dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên đất, nước do những đặc điểm vượt trội của các công nghệ, như: Công
nghệ kỹ thuật sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất. Sản xuất nông nghiệp CNC giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, do đó sản xuất rễ ràng đạt được hiệu quả theo quy mô và tạo ra nền sản xuất lớn với lượng sản phẩm đủ để phục vụ cho quá trình chế biến công nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cũng nhờ đó mà thương mại hóa được sản phẩm và tăng cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, các cơ quan chức năng đã đưa ra một số tiêu chí về nông nghiệp CNC trên một số khía cạnh như sau: (i) Về kỹ thuật: Đó là khi quá trình sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm làm tăng năng suất ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng; (ii) Về kinh tế: là sản phẩm ứng dụng CNC làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng; (iii) Nếu là doanh nghiệp nông nghiệp CNC phải tạo ra năng suất, hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần. Nếu là vùng nông nghiệp CNC tăng ít nhất 30%. Chúng ta có thể nói đến một số công nghệ đang áp dụng cũng có thể gọi là công nghệ cao như: che phủ nylon, do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có thể cho năng suất vượt trên 30% năng suất thông thường; công nghệ sử dụng ưu thế lai trong lai tạo giống, công nghệ sinh học giúp năng suất trên 30%; trong thuỷ sản như phương pháp sản xuất cá đơn tính; về kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, nhà màng…cũng là công nghệ cao.
Các loại hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam có thể chia thành như sau:
- Các khu nông nghiệp công nghệ cao: (i) Đối với các quốc gia phát triển, Khu nông nghiệp CNC với hai chức năng chủ yếu: Phát triển du lịch, phục vụ tham quan, thưởng thức cảnh quan, lan tỏa nâng cao sự hiểu biết của người dân và thay đổi phương thức nghỉ ngơi. (ii) Đối với các quốc gia đang phát triển: Mục tiêu chính của các khu nông nghiệp CNC là sản xuất, tại đây người ta trưng bày, trình diễn các loại nông sản có giá trị cao, các thiết bị sản xuất có khoa học kỹ thuật cao và thực hiện chức năng đào tạo và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Tại Việt Nam, khu nông nghiệp CNC là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp.
Khu nông nghiệp CNC là lãnh thổ xác định, không quá lớn về diện tích nhưng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nên cho năng suất và chất lượng nông sản cao, sức cạnh tranh lớn và hiệu quả kinh tế cao. Tóm lại, khu nông nghiệp CNC có những chức năng chủ yếu là điểm để trình diễn các sáng tạo khoa học công
nghệ; nơi hội tụ, thu hút nhân tài, đầu tư; địa điểm để đổi mới công nghệ, khu ươm tạo và đào tạo công nghệ.
Khu nông nghiệp CNC là khu vực khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản; là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mới; vai trò là hạt nhân của sự phát triển nông nghiệp theo hướng CNC, là mô hình tổ chức nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, hỗ trợ, dẫn dắt, định hướng cho nhà đầu tư, các hợp tác xã, nông hộ cá thể học tập và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào trong sản xuất.
-Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Những mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong nông nghiệp nhưng chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất. Đối với các mô hình này, thường ứng dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại như: Kỹ thuật trồng cây không cần đất, cung cấp giá đỡ nhân tạo cho cây, thay thế vai trò của đất, chủ động cung cấp thức ăn cho cây trồng thông qua dung dịch dinh dưỡng; phương pháp thủy canh; phương pháp khí canh; kỹ thuật trồng cây trên giá thể là kỹ thuật mà cây được gieo trồng trên các loại giá thể và chúng được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua dung dịch tưới lên giá thể.
-Các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ và kỹ thuật CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên các kết quả chọn tạo, nhân giống, gieo trồng cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt giá trị kinh tế, hiệu quả cao; là vùng sản xuất sử dụng các loại vật tư, máy móc, trang thiết bị hiện đại trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản và dịch vụ CNC trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra một lượng lớn nông sản hàng hóa và tập trung.
Vùng nông nghiệp CNC là hình thức sản xuất phổ biến và mang tính đại trà, có ý nghĩa thực tiễn tại các quốc gia có diện tích đất nông nghiệp rộng và đang phát triển như Việt Nam. Vùng sản xuất nông nghiệp CNC này phù hợp với các đối tượng cây con cần khoảng không gian lớn; tận dụng được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng (quy tụ được diện tích sản xuất lớn, thu hút được nguồn nhân lực khoa học) có thể áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác hiện đại với đối tượng cây con đặc trưng nên sẽ tạo được vùng sản xuất nông nghiệp lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp. Việc sản xuất theo hình thức này cũng gặp phải những hạn chế như: ứng dụng công nghệ thiếu tính đồng bộ nên chất lượng sản phẩm không cao,
không đáp ứng yêu cầu thị trường; thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định và hiệu quả kinh tế không cao.
-Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Dự án nông nghiệp ứng dụng CNC là dự án, phương án sản xuất kinh doanh phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí, cụ thể như sau: (i) Công nghệ ứng dụng trong dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng CNC trong nông nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 và Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; (ii) Sản phẩm sản xuất ra phù hợp tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng; (iii) Sản phẩm được cấp chứng nhận hoặc cam kết công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng CNC theo các tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, GAP, GMP hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương về quản lý chất lượng sản phẩm; (iv) Phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, do đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao chính là sự gia tăng về quy mô, sản lượng nông nghiệp có ứng dụng CNC nhằm đem tới sự thay đổi về năng suất, chất lượng, cơ cấu và giá trị sản phẩm