Điều kiện, đặc điểm của xuất khẩu hàng nông sản vào EU

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 29 - 31)

Đến tháng 9/2014, Liên minh Châu Âu có 28 nƣớc thành viên với dân số hơn 500 triệu ngƣời, là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn cho hàng nông sản Việt Nam. Đây là khối kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt 18.000 tỷ USD, chiếm 22% tổng GDP toàn cầu (Cục xúc tiến thƣơng mại, 2014). Trong đó, gần 490 triệu ngƣời tiêu dùng có thu nhập cao với tổng thu nhập quốc dân đạt trên 11.000 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ, chiếm, 1/3 tổng giá trị thƣơng mại thế giới (Đỗ Huyền, 2014).

EU có cấu trúc và thể chế của một nhà nƣớc kiểu liên bang nhƣng không phải là nhà nƣớc liên bang theo cơ chế tạm quyền phân lập. EU gồm cơ quan lập

19

pháp là Nghị viện châu Âu, cơ quan hành pháp là Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu, cơ quan tƣ pháp (gồm Toà án và Viện kiểm toán châu Âu), hệ thống ngân hàng và tài chính riêng (có đồng tiền chung Euro và Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu) và một cơ chế an ninh phòng thủ chung. Với ƣu thế của một thị trƣờng thống nhất, áp dụng chính sách kinh tế thƣơng mại chung và đồng tiền chung và với sức mạnh về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ hàng đầu, EU trở thành mục tiêu trong chiến lƣợc đối ngoại của nhiều nƣớc.

Tuy EU là thị trƣờng tƣơng đối thống nhất nhƣng thị trƣờng này có nhu cầu thị hiếu rất đa dạng về hàng hóa, chính sách thƣơng mại thông thoáng giữa các nƣớc thành viên trong khối. Thị trƣờng EU về cơ bản phân thành ba nhóm ngƣời tiêu dùng khác nhau: Nhóm 1 có khả năng thanh toán cao, chiếm khoảng 20% dân số EU, nhóm này dùng những mặt hàng có chất lƣợng tốt; Nhóm thứ hai có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm khoảng 68% dân số, nhóm này sử dụng loại hàng hóa chất lƣợng kém hơn nhóm 1, giá cả hàng hóa rẻ hơn; Nhóm 3 có khả năng thanh toán thấp, chiếm khoảng 10% dân số tiêu dùng hàng hóa chất lƣợng và giá cả thấp hơn nhóm 2. Nhƣ vậy, hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng bao gồm cả hàng hóa chất lƣợng cao và hàng hóa chất lƣợng trung bình cho phù hợp từng đối tƣợng.

Kênh phân phối trên thị trƣờng EU bao gồm cả mạng lƣới bán buôn và mạng lƣới bán lẻ, nhƣng hệ thống phân phối hàng hóa chủ yếu qua các siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập. Hệ thống phân phối của EU đã hình thành nên một tổ hợp chặt chẽ, việc tiếp cận đƣợc hệ thống này là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp.

EU là thị trƣờng mà quyền lợi ngƣời tiêu dùng đƣợc bảo vệ, nhất là hàng nông sản nhập khẩu vào thị trƣờng này. Ngoài những tiêu chuẩn về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam còn phải lƣu ý tới tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng và tiêu chuẩn về lao động, bởi các nhà nhập khẩu và ngƣời tiêu dùng châu Âu rất chú trọng vấn đề này. Để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra

20

các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua quy định về quyền bảo vệ con quyền lợi ngƣời tiêu dùng về an toàn chung của các sản phẩm đƣợc bán ra, các hợp đồng quảng cáo, nhãn hiệu, …

Chính sách thƣơng mại nội bộ khối: Tập trung vào vận hành và xây dựng thị trƣờng chung châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lƣu thông hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn.

Chính sách ngoại thƣơng: Tất cả các nƣớc EU đều áp dụng một chính sách ngoại thƣơng chung đối với các thành viên trong khối. Ủy ban châu Âu EC là ngƣời đại diện cho liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thƣơng mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Để cạnh tranh công bằng trong thƣơng mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để gây cản trở trong buôn bán với các nƣớc ngoài khối.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 29 - 31)