Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 41 - 44)

Trong những năm qua ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu từ đề tài nghiên cứu các cấp, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo, các bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành,… bàn về xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu nông sản trên một số thị trƣờng cụ thể.

Các nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, nền kinh tế Việt nam cũng nhƣ các ngành, doanh nghiệp thƣờng xuyên chịu áp lực về cạnh tranh có tính chất toàn cầu. Cũng vì lý do này, đã có không ít các công trình nghiên cứu về cạnh tranh trên phạm vi nền kinh tế quốc dân của Việt nam. Có nhiều đề tài, dự án của các Bộ, các trƣờng Đại học, các Viện nghiên cứu đã nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản nƣớc ta. Trong số đó, trƣớc hết phải kể đến công trình Dự án Hợp tác kỹ thuật TCP/VIE/8821 (2000) về “Khả năng cạnh tranh của ngành

31

nông nghiệp Việt Nam: Một sự phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập ASEAN

và AFTA” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc sự tài trợ của Tổ

chức Nông Lƣơng của Liên Hiệp Quốc (FAO). Dự án này bao gồm nhiều báo cáo đề cập đến khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam nhƣ gạo, đƣờng, hạt điều, thịt lợn, cà phê dƣới giác độ chi phí sản xuất và tiếp thị, năng suất, kim ngạch xuất khẩu, giá cả. Tuy nhiên, thời gian phân tích của các báo cáo này giới hạn đến năm 1999 nên sẽ không có nhiều ý nghĩa cho giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Báo cáo khoa học về “Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu

nông sản trong thời gian tới: cà phê, gạo, cao su, chè, điều”, của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, do Nguyễn Đình Long (2001) làm chủ nhiệm đề tài, đã đƣa ra những khái niệm cơ bản về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phân tích những đặc điểm và đƣa ra những chỉ tiêu về lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu (nhƣ gạo, cà phê, cao su, chè và điều), bao gồm các chỉ tiêu về định tính nhƣ chất lƣợng và độ an toàn trong sử dụng, quy mô và khối lƣợng, kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm, phù hợp của thị hiếu và tập quán tiêu dùng, giá thành v.v…và các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ: mức lợi thế so sánh (RCA) và chi phí nguồn lực nội địa (DRC).

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu

Một số sách tham khảo, đề án, đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu nhƣ: Đề án “Chiến lược phát triển nông nghiệp-nông

thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ 2001-2010” (2000) của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề tài về “Những giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào thị

trường khu vực và thế giới” (2000) của Viện Nghiên cứu Khoa học thị trƣờng

giá cả, sách tham khảo về “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2003) của Chu Văn Cấp (chủ biên).

Tuy nhiên, tất cả số liệu nghiên cứu chỉ mới dừng lại trƣớc năm 2003. Các giải pháp đƣa ra chỉ nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và

32

chủ yếu tập trung để phát triển sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu chung cho tất cả các loại hàng nông sản.

Báo cáo khoa học về “Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội

nhập AFTA” (2005), của Quỹ Nghiên cứu ICARD-MISPA, TOR số MISPA

A/2003/06 đã nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam bao gồm gạo, chè, tiêu, thịt lợn, gà và dứa trên thị trƣờng nội địa trong bối cảnh hội nhập AFTA. Đồng thời, báo cáo nghiên cứu ảnh hƣởng của việc Việt Nam gia nhập AFTA đối với một số mặt hàng nông sản trên đến năm 2004. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh mới chỉ đƣợc xem xét ở hàng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam nói chung, chƣa phản ánh đƣợc năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội.

Cuốn sách “Một số vấn đề về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở

Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005) hệ thống lại các văn bản pháp lý

của Đảng và nhà nƣớc ta nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan cạnh tranh trên thị trƣờng trong quá trình đổi mới đất nƣớc. Cuốn sách cũng nêu lên những tồn tại cần tháo gỡ trong cạnh tranh ở Việt Nam và các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó, sau đó đƣa ra các biện pháp cải thiện môi trƣờng cạnh tranh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuốn sách “Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công

nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” (Nguyễn Bích Đạt, 2007) đánh giá

hiện trạng một số yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của Việt Nam thời gian qua nhƣ cải cách thể chế, thƣơng mại, ổn định kinh tế vĩ mô và môi trƣờng cạnh tranh. Tác giả có đƣa ra một số giải pháp phù hợp với quy định của WTO mà Việt Nam cần thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế khi thực thi các cam kết gia nhập WTO. Vì các giải pháp đƣa ra chỉ mang tầm vĩ mô nên chúng có thể vẫn chƣa toàn diện đối với một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, luận văn thạc sĩ “Năng lực cạnh tranh một số hàng nông sản

33

Thị Bình, 2010) đã nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam so với các mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh; đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa đi chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu nông sản vào thị trƣờng EU.

Trên Bộ Công thƣơng Việt Nam (2014), bài viết về “Tổng quan về tình

hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản Việt Nam năm 2013” cho thấy

Việt Nam có số mặt hàng nông sản chiếm giữ vị thế cao trên thị trƣờng quốc tế nhƣ hạt điều, hạt tiêu (đứng thứ nhất); gạo, cà phê (đứng thứ hai); chè (đứng thứ sáu). Bài viết cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nhiều nƣớc xuất khẩu nông sản chủ lực trên thế giới đều muốn tăng thị phần trên khu vực đầy tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)