Đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 52 - 58)

của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội

Đối với Hapro, cạnh tranh giúp doanh nghiệp đánh giá, nhìn lại bản thân mình, phát huy đƣợc những ƣu điểm và khắc phục những khuyết điểm để vận dụng cơ hội vƣợt qua đƣợc khó khăn thử thách. Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU đƣợc tập trung vào việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm, dấu ấn thƣơng mại và nguồn hàng xuất khẩu.

Chất lượng sản phẩm

Tuy sản xuất và xuất khẩu nông sản của Hapro có xếp hạng trên thế giới nhƣng khả năng cạnh tranh và giá luôn thua Ấn Độ, Thái Lan và các nƣớc khác

42

trên thế giới do năng suất chế biến thấp, chi phí sản xuất cao, những công đoạn chính nhƣ bóc tách, phơi sấy vẫn làm thủ công. Tƣơng tự, với cà phê, Hapro đang dẫn đầu thế giới về cà phê robusta nhƣng hơn 70% lƣợng cà phê bị trả về trên thị trƣờng xuất khẩu là hàng Việt Nam. Với mặt hàng chè, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Hapro đạt 419,4 nghìn USD với giá 1,23 USD/kg, trong khi giá chè trung bình của thế giới là 2,43 USD/kg. Từ năm 1998 đến nay, giá chè của thế giới tăng 18%, còn giá chè của Việt Nam lại giảm 20%. Đó chỉ là một vài ví dụ về khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trƣờng EU. Quả thực đối mặt với hàng nông sản của các nƣớc khác trên thế giới, chúng ta đều thua kém về chất lƣợng và mẫu mã.

Thứ nhất, đối với hàng nông sản, hệ thống các quy định về môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng nhƣ hàng loạt các biện pháp và chế tài áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu vi phạm các quy định môi trƣờng của EU hết sức ngặt nghèo. Luật thực phẩm của EU nâng từ 10 chất kháng sinh bị cấm lên 26 chất vào năm 2005. Nhƣ vậy, việc thâm nhập thị trƣờng EU của các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Hiện nay, EU đang hoàn thiện Quy trình GAP (Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo) và xây dựng một nhãn hiệu duy nhất cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Chính vì vậy trong những năm tới, yêu cầu hàng nhập khẩu của thị trƣờng EU sẽ là hàng nông sản hữu cơ, tức là nông sản sạch (nông sản đƣợc sản xuất theo quy trình GAP). Hàng nông sản nhập khẩu vào thị trƣờng này phải có nhãn hiệu của thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. EU sẽ sử dụng GAP để kiểm soát dƣ lƣợng kháng sinh và thuốc trừ sâu có trong hàng nông sản. EU cho rằng sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP không chỉ bảo vệ môi trƣờng mà còn đáp ứng tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với rau, quả, hạt có dầu, v.v... xuất khẩu vào thị trƣờng EU, Hapro phải tuân thủ Quy định hàm lƣợng thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lƣợng và không đúng kỹ thuật đã gây tác động xấu tới môi trƣờng. Nếu chúng ta không có các biện pháp khắc phục và hƣớng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc

43

trừ sâu theo quy định của EU thì sẽ rất khó cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng này.

Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU đang đặt ra nhiều thách thức đối với Hapro trong sản xuất hàng nông sản xuất khẩu sang thị trƣờng này. Do đó, khía cạnh môi trƣờng của bao bì sản phẩm nhiều hơn và phải tuân thủ các quy định của EU trong thời gian tới cần phải đƣợc chú trọng.

Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống các quy định về môi trƣờng của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với các trƣờng hợp vi phạm sẽ ngày càng chặt chẽ và hà khắc hơn. Nhƣ vậy, để tránh tổn thất và đẩy mạnh đƣợc xuất khẩu sang EU, Hapro cần phải tuân thủ các quy định về môi trƣờng của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản. Hơn nữa, việc thực hiện các quy định này sẽ góp phần mang lại môi trƣờng sống lành mạnh cho chính chúng ta và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Thứ hai, nông sản là nhóm hàng nhạy cảm và đƣợc EU trợ cấp rất lớn. Mức trợ cấp tăng lên hàng năm để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp trong Liên minh. Bởi vậy, hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn khi thâm nhập vào thị trƣờng này. Ngoài việc phải cạnh tranh với các đối tác xuất khẩu khác có tiềm lực mạnh hơn, Hapro còn phải cạnh tranh với hàng nội địa đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi.

Thứ ba, ngoài nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng EU về nông sản thực phẩm thân thiện với môi trƣờng, yêu cầu của họ về chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm hàng này cũng ngày càng khắt khe hơn. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với Hapro trong chế biến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU.

Dấu ấn thương hiệu

Hapro đã dần có những sản phẩm đƣợc đóng gói với thƣơng hiệu riêng sang thị trƣờng EU. Việc tham gia trƣờng quốc tế bằng thƣơng hiệu riêng mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

44

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, ảnh hƣởng kép từ chính sách thắt chặt tín dụng nhƣng với thế và lực trên nền tảng của những thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Hapro đã và đang tiếp tục xây dựng thƣơng hiệu Hapro ngày càng phát triển, nhanh chóng khẳng định vị thế thƣơng hiệu mạnh trên trƣờng quốc tế. Với 33 công ty thành viên, 14 đơn vị trực thuộc và có thị phần tại hơn 60 nƣớc trên thế giới, từ đầu năm đến nay, tổng doanh thu của Hapro đã đạt 9.179 tỷ đồng, tƣơng ứng 100% kế hoạch năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 300 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nƣớc 229 tỷ đồng… Những con số trên đã phần nào phản ánh hiệu quả trong công tác quảng bá thƣơng hiệu Hapro đến với khách hàng trong và ngoài nƣớc.

Với lĩnh vực kinh doanh đa ngành lấy hoạt động xuất nhập khẩu làm mũi nhọn, Hapro luôn nhận thức vai trò quan trọng của thƣơng hiệu, coi đó nhƣ một công cụ quan trọng trong việc chinh phục thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Trong nhiều năm qua, Hapro đã ƣu tiên đầu tƣ cho các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhƣ tổ chức các đoàn nghiên cứu, tham quan khảo sát thị trƣờng, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc… tích cực thực hiện các hoạt động quảng bá thƣơng hiệu. Nhờ vậy, Hapro đã tạo dựng đƣợc thị trƣờng xuất khẩu rộng lớn trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, thƣơng hiệu Hapro cũng đƣợc bảo hộ tại 23 quốc gia, góp phần làm tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu, hàng năm đạt trên 50% tổng doanh thu.

Xác định việc xây dựng thƣơng hiệu đã khó, bảo vệ và phát triển thƣơng hiệu lại càng khó hơn, Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội đặc biệt quan tâm việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh cũng nhƣ mở rộng hệ thống kinh doanh. Lợi thế mang thƣơng hiệu Hapro của công ty mẹ đã mang lại ƣu thế cho thƣơng hiệu nhánh, cùng với sự đầu tƣ đúng đắn trong việc quảng bá thƣơng hiệu cũng nhƣ sự quan tâm chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của Hapro Mart, Hapro Food, Hapro Bốn Mùa… đã nhanh chóng thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng.

Mặc dù xét chung về mặt chất lƣợng và sự đa dạng của sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam chƣa có nhiều thƣơng hiệu nông sản khẳng

45

định đƣợc vị thế trên trƣờng quốc tế, có đến 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải mang thƣơng hiệu nƣớc ngoài. Thống kê của Hội Nông dân Việt Nam năm 2009 cho thấy, trong 173 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, mới có 36 doanh nghiệp đăng ký thƣơng hiệu trong nƣớc và 5 doanh nghiệp đăng ký thƣơng hiệu tại nƣớc ngoài. Tuy nhiên, Hapro đã khắc phục đƣợc điều này và tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có của mình trong công tác phát triển thị trƣờng, nâng cao vị thế bộ mặt thƣơng mại của Hapro trong giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Nguồn hàng cho xuất khẩu

Hàng nông sản phân tán nhỏ lẻ và phân bố không đồng đều ở khắp các vùng trong cả nƣớc, do đó việc thu gom hàng rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Thời gian đầu, công tác tạo nguồn hàng chƣa thực sự chủ động, hầu hết mua hàng theo phƣơng thức mua bán đoạn, chƣa tạo đƣợc mối quan hệ lâu dài. Do đó, nguồn hàng ảnh hƣởng đến giá cả, chất lƣợng nguồn hàng. Mặt khác, sự liên kết giữa các Công ty để khai thác nguồn hàng trong nội bộ Hapro cũng chƣa phát huy tối đa.

Hapro nhận thấy xây dựng hệ thống nguồn hàng ổn định là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của Hapro. Xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác thu mua tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu, Hapro đã thƣờng xuyên cử các cán bộ nghiệp vụ của các phòng đến các cơ sở sản xuất, đến các địa phƣơng sản xuất trong cả nƣớc để nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất thực tế, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng của từng cơ sở, để có đƣợc những đánh giá chính xác về cơ sở và từ đó lựa chọn cơ sở và tạo dựng mối liên kết. Nhờ vậy mà đến nay, Hapro đã xây dựng đƣợc hệ thống nguồn hàng ổn định trên khắp cả ba miền đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.

Tóm lại, xét về năng lực cạnh tranh hàng nông sản của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hapro nói riêng trong nhiều năm trở lại đây, năng lực cạnh tranh đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung còn tƣơng đối thấp do một số nguyên nhân nhƣ: Năng suất lao động chƣa cao, chất lƣợng và tính độc đáo của hàng

46

nông sản còn thấp, trình độ công nghệ và khả năng tiếp cận với công nghệ mới còn hạn chế, chi phí đầu vào để bảo quản, chế biến hàng nông sản còn nhiều bất cập làm cho hàng nông sản chƣa cạnh tranh đƣợc với hàng nông sản của các nƣớc khác trên thế giới. Chính những điều bất cập này đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng hàng nông sản của Hapro, làm cho thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm kém ổn định, ảnh hƣởng tới tâm lí ngƣời nông dân và ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trƣờng quốc tế.

Một số đánh giá khác

Với khoảng 75% dân số sống ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp và có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị, việc phát triển nông nghiệp đã sớm trở thành một chủ trƣơng lớn của chính phủ để phát triển kinh tế đất. Bởi vậy, đây là một lợi thế lớn nếu Hapro biết tận dụng, khai thác. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng bị ảnh hƣởng khá nặng nề từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nông sản Việt Nam nói chung và Hapro nói riêng có nguy cơ đối mặt với tình trạng càng xuất khẩu càng thua thiệt sẽ ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, nhìn ra thế giới, những nƣớc có điều kiện tự nhiên vô cùng kém thuận lợi so với Việt Nam lại có nền nông nghiệp rất phát triển nhƣ Nhật Bản, Israel. Do đó với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các mô hình nông nghiệp hàng đầu thế giới, và tiềm năng của Việt Nam, Hapro hoàn toàn có thể làm đƣợc nhiều hơn thế để trở thành nhà xuất khẩu nông sản lớn sang thị trƣờng EU. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lƣợng hạt giống ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng hàng nông sản của Hapro. Do vậy để hàng nông sản đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe của thị trƣờng EU thì khâu chọn giống là vô cùng quan trọng. Công tác lai tạo chọn lọc ra những giống nông sản mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trƣờng rất quan trọng để có nguồn kế thừa nhân lên liên tục. Giống có tốt thì hàng nông sản Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh đƣợc với các đối thủ tiềm năng trên thị trƣờng thế giới.

47

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 52 - 58)