Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 39 - 41)

Có nhiều công trình nghiên cứu về ngành nông sản, trong đó vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh ngành xuất khẩu nông sản luôn thu hút đƣợc sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà quản lý, các nhà khoa học quốc tế.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Francis J. Aguilar (1967) là ngƣời đầu tiên đã đề cập đến việc phân tích các yếu tố môi trƣờng Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Kỹ thuật (Political, Economic, Social, Technical) ảnh hƣởng đến việc kinh doanh và gọi đó là phân tích PEST. Phân tích PEST liệt kê các yếu tố về Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Kỹ thuật nhằm giúp doanh nghiệp xác định đƣợc các yếu tố bên ngoài có khả năng sẽ là cơ hội hoặc thách thức đối với hoạt động kinh doanh của mình và khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trƣờng.

Da Huo (2014) trong nghiên cứu "Impact of country-level factors on export

competitiveness of agriculture industry from emerging markets" chỉ ra các nhân tố

mang tầm quốc gia có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu nông sản ở những thị trƣờng mới nổi. Trong nền kinh tế chuyển đổi, xuất khẩu hàng hóa tăng lên, diện tích đất mở rộng, tỷ giá ổn định sẽ có lợi cho việc xuất

29

khẩu hàng nông sản. Trong khi đó, chi lƣơng tăng lên và tiêu dùng trong nƣớc tăng lên có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của thị trƣờng mới nổi. Điều đáng nói ở đây là, nghiên cứu chƣa làm rõ tại sao chi lƣơng tăng lên lại tỉ lệ nghịch với năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu

Trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và vai trò của EU (“The Competitiveness of Agricultural Products in World Trade and the

Role of the European Union”), M. Sassi (2003) có sự so sánh với các đối thủ

trong kim ngạch xuất nhập khẩu vào các thị trƣờng. Tuy nhiên, giải pháp đƣợc đƣa ra mới chỉ tập trung vấn đề thƣơng mại, chƣa đề cập tới tổ chức điều hành và quản lý của doanh nghiệp.

Mỗi nƣớc đều có những chính sách khác nhau trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản. Nghiên cứu “Agricultural Trade Policies Thailand”, Ruangrai Tokrisna (2010) đề xuất giải pháp liên quan đến chính sách cho từng mặt hàng nông sản. Hai công cụ chính sách đƣợc đƣa ra là chính sách thuế quan và chính sách phi thuế quan. Giống nhƣ nghiên cứu trên, giải pháp đƣợc đƣa ra mới chỉ tập trung vấn đề thƣơng mại, chƣa xem xét đến nội bộ đất nƣớc và bản thân doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu ở Mexico, William (2006) đã tiến hành phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản của những năm trƣớc đó, trong đó đặc biệt nhấn mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng Hoa Kỳ và thị trƣờng thế giới. Nghiên cứu đã có sự phân tích các yếu tố chính ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Mexico trong dài hạn, từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo William, một trong những chính sách đƣợc xem là hiệu quả nhất đối với Mexico là xóa bỏ những ràng buộc đang tồn tại nếu muốn thúc đẩy tăng trƣởng hiệu quả, mở rộng các thị trƣờng xuất khẩu. Trên thực tế, cần phải thực thi đồng bộ các chính sách nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

30

Ai Cập là một trong những nhà xuất khẩu nông sản lâu năm ở thị trƣờng EU. Neveen M et al. (2010) đã tiến hành phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Ai Cập ở thị trƣờng châu Âu trong giai đoạn 1998 - 2000. Một trong những vấn đề mà ngƣời nông dân ở Ai Cập phải đối mặt là vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực phẩm, bởi lẽ EU là một thị trƣờng khó tính, với nhiều quy định khắt khe, thậm chí đến mức ngặt nghèo, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm… Chính vì vậy, Ai Cập đang dần mất đi lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng này. Tuy vậy, giải pháp Ai Cập hƣớng đến là đa dạng hóa thƣơng mại, mở rộng xuất khẩu sang thị trƣờng khác thay vì nâng cao chất lƣợng hàng nông sản để khỏi bị loại ra khỏi thị trƣờng.

Khi nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng nông sản, Emmanual Asmah et al. (2011) chỉ ra rằng xóa bỏ hàng rào thƣơng mại và nâng cao chất lƣợng hàng hóa sẽ giúp châu Phi mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên, thiếu công nghệ, thiếu lao động có chất lƣợng và cơ sở hạ tầng kém vẫn đang là những thách thức mà châu Phi gặp phải.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 39 - 41)