Khoảng trống cần nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 44)

Số lƣợng bài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc khá phong phú. Điều này chứng tỏ vấn đề này thực sự hấp dẫn với nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên. chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và cập nhật về vấn đề năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Hơn nữa, các nghiên cứu đề cập trên thƣờng tập trung nói đến xuất khẩu hàng ngành nông sản ở Việt Nam nói chung, chƣa bám sát với trƣờng hợp của Hapro. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc sơ lƣợc sức cạnh tranh xuất khẩu của một số mặt hàng đơn lẻ.

Tổng quan đề tài liên quan đến đề tài cho thấy một số khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành nông sản xuất khẩu vào thị trƣờng EU của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội. Vì vậy, có thể nói đề tài đƣợc lựa chọn nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam mới gia nhập WTO. Tham khảo một số công trình tiêu biểu, từ đó bổ sung và

34

phát triển những vấn đề còn chƣa nghiên cứu sâu là mục tiêu của bài nghiên cứu. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản có tác dụng gợi mở hƣớng nghiên cứu và là cơ sở giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình.

35

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG EU CỦA TỔNG CÔNG TY

THƢƠNG MẠI HÀ NỘI 3.1. Giới thiệu về công ty

3.1.1. Cơ cấu tổ chức

Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về kinh doanh xuất khẩu nông sản ở Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội gồm trên 40 đơn vị thành viên – là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các công ty cổ phần và các công ty liên doanh liên kết. Hapro là một trong những doanh nghiệp của Việt Nam sớm mở thị trƣờng Trung Đông, Nam Mỹ, Hoa Kỳ, EU,… và đã thiết lập quan hệ thƣơng mại với khách hàng quốc tế ở 53 nƣớc, giao dịch với khách hàng thuộc 70 nƣớc trên thế giới.

Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Hapro bao gồm các Phòng, Ban, bộ phận, đơn vị trực thuộc Hapro, cùng phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Hình 2.1 thể hiện cơ cấu tổ chức của Hapro:

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Hapro

Nguồn : Hapro (2014)

Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền lực cao nhất. Hội đồng quản trị của Hapro bao gồm 3 thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám

36

đốc và chủ nhiệm Ban kiểm soát Hapro. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm: Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tƣ cho Hapro; Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty con mà Hapro đầu tƣ toàn bộ vốn điều lệ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành; Kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt Điều lệ và Điều lệ sửa đổi của Hapro; Quyết định dự án đầu tƣ vƣợt phân cấp cho Hội đồng quản trị và huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu của Hapro; Bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị của Hapro.

Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị, kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và chấp hành điều lệ của công ty mẹ. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị.

Đại diện cho Ban quản lý, Tổng giám đốc sẽ phụ trách chung, chịu trách nhiệm trƣớc Thành uỷ, Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng quản trị về mọi mặt điều hành của Hapro. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc là ngƣời trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác định hƣớng phát triển và công tác tài chính,

3.1.2. Hoạt động kinh doanh

Tổng Công ty Thƣơng mại Hà Nội hoạt động kinh doanh trong trong 02 lĩnh vực chính là kinh doanh Xuất nhập khẩu và Thƣơng mại nội địa. Bên cạnh đó, Hapro còn chú trọng tới lĩnh vực đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ; cung ứng các dịch vụ (Nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trung tâm miễn thuế nội thành); sản xuất, chế biến (Hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, may mặc).

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam nói chung và Hapro nói riêng. Hoạt động xuất nhập khẩu của Hapro đã thu đƣợc nhiều thành quả đáng khích lệ, thị

37

trƣờng xuất khẩu đã đƣợc mở rộng ra nhiều nƣớc trên thị trƣờng thế giới. Điều này đã đem lại nhiều cơ hội cho Hapro đƣợc hoạt động trên một thị trƣờng mang tính quốc tế và cạnh tranh cao. Doanh thu hàng năm của Hapro đạt gần 9.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 400 triệu USD.

Hình 3.2. Doanh thu của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội, 2007-2013

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu 5 - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010, 2012, 2013)

Biểu đồ trên cho thấy tổng doanh thu của Hapro tăng trƣởng tƣơng đối mạnh đối với doanh thu xuất khẩu và bền vững đối với doanh thu nội địa qua các năm. Có thể thấy trƣớc đây doanh thu nội địa luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn khá nhiều so với doanh thu nội địa. Song hiện nay, do có sự đầu tƣ thích đáng cho hoạt động xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu đã bắt đầu có sự tăng trƣởng đáng kể.

Sản phẩm của Hapro đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó bao gồm các khách hàng, thị trƣờng lớn, trọng điểm đến từ Nhật, Mỹ, châu Âu và châu Phi. Trong đó, EU đƣợc xem là một thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm. Các sản phẩm xuất khẩu sang EU chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, chè, ... Tiêu chuẩn kỹ thuật EU đƣa ra ngày càng nhiều và khắt khe hơn, song hàng hóa của Hapro xuất khẩu vào EU liên tục tăng cao, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng từ 10% (năm 2004) lên 49% (năm 2013).

38

3.1.3. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường EU

EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, có thể nói nó đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với mặt hàng nông sản, nhƣng lại là một thị trƣờng có khả năng thanh toán cao và lợi nhuận lớn.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Trong vài năm gần đây, Hapro đã thành công tƣơng đối trong việc chinh phục thị trƣờng khó tính này. Kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2004 chỉ có 3 triệu USD (chiếm 10%) nhƣng đến năm 2008 đã lên tới 19,65 triệu USD (chiếm 20%) và đến năm 2010 con số này là 22.54%. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hapro không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010 do ảnh hƣởng của suy thoái toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng giảm, kinh tế suy thoái chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu của Hapro cũng tăng trƣởng chậm. Năm 2010, kim ngạch tăng 16,64% so với năm 2009 trong khi kim ngạch năm 2009 tăng 30,28% so với năm 2006. Sau đó, nền kinh tế các nƣớc trong khu vực đã bắt đầu hồi phục, do đó cầu về nông sản trên thế giới bắt đầu tăng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty cũng đƣợc cải thiện dần qua các năm. Năm 2013, mặc dù thị trƣờng nông sản có nhiều biến động mạnh, giá một số mặt hàng nông sản giảm nhƣng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hapro vẫn đạt 6774720 USD, tăng 40,95%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào EU từ 2010-2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng KNXK (nghìn USD) 8,283 9,324 14,915 23,979 KN XKNS (nghìn USD) 4,128 5,436 9,875 17,265 Tỷ trọng XKNS (%) 49.8% 58.3% 66.2% 73.3% Tốc độ tăng KNXKNS (%) (so với 2010) - 17% 32.93% 47.19%

39

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Phòng xuất nhập khẩu 5 - Hapro (Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010, 2012, 2013)

Nhƣ vậy, có thể nói năm 2012 và 2013 đánh dấu bƣớc thành công vƣợt bậc của mặt hàng nông sản xuất khẩu của Hapro. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, đạt 9,875 nghìn USD năm 2012 và 17,265 nghìn USD năm 2013 với tốc độ tăng tƣơng ứng là 32.93% và 47.19%. Không chỉ kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hapro không ngừng tăng lên mà tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của Công ty cũng không ngừng tăng lên. Hàng nông sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực quan trọng của Hapro, đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nông sản luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro. Riêng năm 2010, giá trị xuất khẩu nông sản tuy vẫn tăng nhƣng tỷ trọng xuất khẩu nông sản lại giảm sút, chỉ đạt 40,44% tổng kim ngạch xuất khẩu do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Năm 2012 và 2013, hàng nông sản đã có ƣu thế trở lại trong cơ cấu xuất khẩu. Năm 2013, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm 65,98% tổng giá trị xuất khẩu của Hapro.

Trong những tháng đầu năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế trong nƣớc có nhiều biến động, giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng nhƣng kết quả kinh doanh mặt hàng nông sản 6 tháng đầu năm 2014 của Hapro vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng đáng kể, đây chính là một dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của Hapro.

Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào EU trong 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu 5 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm Đạt kế hoạch 2013 Biến động so với 2012 Tổng doanh thu (tỷ VND) 2900,25 3337,05 53% Tăng 27% Tổng kim ngạch XNK(triệu USD) 97,45 115,8 49%

40 Ngân sách (tỷ VND) 55,88 59,93 54% Lợi nhuận (tỷ VND) 53,48 55,95 70,1% Thu nhập bình quân ngƣời lao động Lao động kĩ thuật: 4.8tr/ngƣời/tháng Tăng 18%

Lao động giản đơn:

2.7tr/ngƣời/tháng Tăng 23%

Nguồn: Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro (2014)

Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 đạt 53% chỉ tiêu cả năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm trƣớc. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động cũng vì thế đƣợc cải thiện. Mức lƣơng đối với lao động kỹ thuật tăng 18 % trong khi lƣơng của lao động giản đơn tăng trung bình 23%.

41

Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu vào EU

Đơn vị tính: nghìn USD

Mặt hàng nông sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá

Lạc 1597,8 2.176,5 3.117,6 5.674,2 Chè 182,48 739,28 795 314,55 Tiêu 12.384,53 1.596,82 2.500,46 25.276,86 Gạo 9.288,4 616,88 709,88 1.876,35 Bột sắn 58,95 147,48 166,28 1.384,93 Dừa sấy 38,15 84,05 167,86 398,48 Quế 9,9 20,93 167,34 Nghệ 12,23 18,53 85,85 Khác 42,16 37,24 30,95 286,82

Nguồn: Phòng xuất khẩu 5 - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010, 2012, 2013)

Theo Bảng 2.3, Tiêu là mặt hàng nông sản mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2009-2013, đạt 12.384,53 USD năm 2009 lên tới 33.702,48 USD năm 2013. Hiện tại và trong thời gian tới, mặt hàng nông sản vẫn sẽ là mặt hàng chủ lực và chiến lƣợc của Hapro.

3.2. Đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội

Đối với Hapro, cạnh tranh giúp doanh nghiệp đánh giá, nhìn lại bản thân mình, phát huy đƣợc những ƣu điểm và khắc phục những khuyết điểm để vận dụng cơ hội vƣợt qua đƣợc khó khăn thử thách. Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU đƣợc tập trung vào việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm, dấu ấn thƣơng mại và nguồn hàng xuất khẩu.

Chất lượng sản phẩm

Tuy sản xuất và xuất khẩu nông sản của Hapro có xếp hạng trên thế giới nhƣng khả năng cạnh tranh và giá luôn thua Ấn Độ, Thái Lan và các nƣớc khác

42

trên thế giới do năng suất chế biến thấp, chi phí sản xuất cao, những công đoạn chính nhƣ bóc tách, phơi sấy vẫn làm thủ công. Tƣơng tự, với cà phê, Hapro đang dẫn đầu thế giới về cà phê robusta nhƣng hơn 70% lƣợng cà phê bị trả về trên thị trƣờng xuất khẩu là hàng Việt Nam. Với mặt hàng chè, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Hapro đạt 419,4 nghìn USD với giá 1,23 USD/kg, trong khi giá chè trung bình của thế giới là 2,43 USD/kg. Từ năm 1998 đến nay, giá chè của thế giới tăng 18%, còn giá chè của Việt Nam lại giảm 20%. Đó chỉ là một vài ví dụ về khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trƣờng EU. Quả thực đối mặt với hàng nông sản của các nƣớc khác trên thế giới, chúng ta đều thua kém về chất lƣợng và mẫu mã.

Thứ nhất, đối với hàng nông sản, hệ thống các quy định về môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng nhƣ hàng loạt các biện pháp và chế tài áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu vi phạm các quy định môi trƣờng của EU hết sức ngặt nghèo. Luật thực phẩm của EU nâng từ 10 chất kháng sinh bị cấm lên 26 chất vào năm 2005. Nhƣ vậy, việc thâm nhập thị trƣờng EU của các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Hiện nay, EU đang hoàn thiện Quy trình GAP (Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo) và xây dựng một nhãn hiệu duy nhất cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Chính vì vậy trong những năm tới, yêu cầu hàng nhập khẩu của thị trƣờng EU sẽ là hàng nông sản hữu cơ, tức là nông sản sạch (nông sản đƣợc sản xuất theo quy trình GAP). Hàng nông sản nhập khẩu vào thị trƣờng này phải có nhãn hiệu của thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. EU sẽ sử dụng GAP để kiểm soát dƣ lƣợng kháng sinh và thuốc trừ sâu có trong hàng nông sản. EU cho rằng sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP không chỉ bảo vệ môi trƣờng mà còn đáp ứng tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với rau, quả, hạt có dầu, v.v... xuất khẩu vào thị trƣờng EU, Hapro phải tuân thủ Quy định hàm lƣợng thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lƣợng và không đúng kỹ thuật đã gây tác động xấu tới môi trƣờng. Nếu chúng ta không có các biện pháp khắc phục và hƣớng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc

43

trừ sâu theo quy định của EU thì sẽ rất khó cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU đang đặt ra nhiều thách thức đối với Hapro trong sản xuất hàng nông sản xuất khẩu sang thị trƣờng này. Do đó, khía cạnh môi trƣờng của bao bì sản phẩm nhiều hơn và phải tuân thủ các quy định của EU trong thời gian tới cần phải đƣợc chú trọng.

Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống các quy định về môi trƣờng của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với các trƣờng hợp vi phạm sẽ ngày càng chặt chẽ và hà khắc hơn. Nhƣ vậy, để tránh tổn thất và đẩy mạnh đƣợc xuất khẩu sang EU, Hapro cần phải tuân thủ các quy định về môi trƣờng của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản. Hơn nữa, việc thực hiện các quy định này sẽ góp phần mang lại

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của tổng công ty thương mại hà nội (HAPRO) (Trang 44)