Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về môi trường

Một phần của tài liệu Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 30 - 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.5.4. Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về môi trường

Việc cho trẻ tiếp xúc với các bài hát dân ca góp phần rất lớn trong việc phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng. Đến với các bài hát dân ca khác nhau, trẻ sẽ hiểu được nội dung của bài hát đó, hiểu được những từ ngữ trong bài hát của các vùng miền khác nhau góp phần làm phong phú vốn từ cho trẻ. Ngoài ra, tiếp xúc với dân ca, trẻ sẽ mở rộng vốn hiểu biết của mình về môi trường xung quanh. Qua đó, hình thành ở trẻ thái độ, cách ứng xử phù hợp với mọi tình huống trong cuộc sống hằng ngày.

30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Âm nhạc dân gian như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần của trẻ thơ. Đối với trẻ em, âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên trẻ cũng chỉ yêu thích những gì phù hợp. Âm nhạc của trẻ thường gắn liền với trò chơi, được thể hiện rõ qua các bài hát dân ca. Trò chơi và âm nhạc, âm nhạc và trò chơi, hai loại hình này đã hòa quyện lại với nhau tạo cho trẻ một sự hứng thú và cũng thông qua hoạt động này đã góp phần hình thành những kỹ năng khéo léo, phát triển tư duy và nhân cách.

Việc đưa các làn điệu dân ca thuộc các vùng miền khác nhau vào các hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường Mầm Non không chỉ có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to lớn mà cha ông để lại mà còn mang lại cho các em sự thích thú khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình, của dân tộc mình.

31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC BÀI HÁT DÂN TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)