9. Cấu trúc luận văn
1.3.5.2. Hình thành và phát triển nhân cách dân tộc cho trẻ:
Âm nhạc như là một món ăn tinh thần đối với trẻ nhỏ, mà thiếu nó thì trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo. Những giai điệu trầm bổng, những tiết tấu nhịp nhàng của dân ca đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách thích thú và hấp dẫn. Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ của âm nhạc góp phần quan trọng vào việc phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ cho trẻ. Mà hầu như tất cả các nhà giáo dục trên thế giới đều khẳng định điều đó. Đại văn hào M. Go – rơ – ki thì nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng. Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý ở con người[10].
Chính vì vậy mà người lớn cần quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã từng nói dân ca nói chung và hát ru nói riêng là “Bài học vỡ lòng về văn hóa dân tộc”. Thật vậy, các bài hát dân ca không chỉ cung cấp
[9] Khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy, ThS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (Biên soạn), Giáo trình môn dân ca,
Bộ Văn Hóa Thông tin, tr. 43.
[10]Phạm Thị Hòa, Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ Mầm Non (dành cho hệ cao đẳng sư
29
cho trẻ những tri thức về giai điệu âm nhạc, về lời ca và nhịp điệu dân tộc, mà thông qua các bài hát, trẻ còn nhận ra được sự đùm bọc, chở che, nhận được tình cảm của bà, của mẹ, của mọi người với niềm tin cậy thật sự để rồi từ đó tạo cho trẻ sự cân bằng, yên ổn về tâm lý. Như vậy, trong lời bài hát dân ca chứa đựng muôn vàn điều tốt đẹp được lưu truyền từ bao đời sẽ đến với trẻ thông qua việc tiếp xúc với chúng [11].
Âm nhạc quan trọng thì âm nhạc cổ truyền, âm nhạc dân tộc lại càng quan trọng hơn đối với trẻ. Góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.