Gõ đệm minh họa:

Một phần của tài liệu Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 58 - 59)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.3.2. Gõ đệm minh họa:

Tùy thuộc vào tính chất, nhịp điệu âm nhạc của bài hát mà giáo viên có thể lựa chọn một trong sáu hình thức gõ đệm dưới đây để cho trẻ sử dụng trong các bài hát dân ca:

Gõ theo nhịp Gõ theo phách

Gõ theo tiết tấu lời ca Gõ theo tiết tấu chậm Gõ theo tiết tấu nhanh Gõ theo tiết tấu phối hợp. Ví dụ:

Với bài hát “Lý ngựa ô”có cấu trúc khá cân đối, cô cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay, gõ, hoạt động hình thể chân tay theo âm hình: gõ theo phách.

Bài hát “Tập làm vông”với giai điệu nhanh, vui tươi, sinh động, cô cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo âm hình: gõ theo tiết tấu phối hợp ( 1 nốt đen, 2 móc đơn, 1 nốt đen, 1 lặng đen).

q n q Q

Vỗ vỗ vỗ vỗ mở tay

Bài hát “Bèo dạt mây trôi” với giai điệu nhẹ nhàng, cô có thể cho trẻ vừa hát vừa vồ tay theo âm hình: gõ theo nhịp của bài hát ( chỉ gõ vào phách mạnh).

Bên cạnh đó, để dạng hóa các vận động để cho trẻ đỡ chán, giáo viên có thể kết hợp thêm các dụng cụ cho trẻ gõ: song loan, thanh tre, thanh nứa…Đồng thời, có thể mời trẻ lên chơi cùng với cô: trẻ vỗ tay – cô gõ trống, hay mỗi trẻ sử dụng một dụng cụ gõ khác nhau - cô vỗ tay…

q q q Q

58

Hay có thể thay đổi vận động bằng cách lắc tay 3 phách đầu, phách thứ 4 giơ hai tay lên cao và vỗ vào nhau:

q q q Q

Lắc lắc lắc vỗ tay

Hay dựa vào các trò chơi dân gian, có thể tổ chức cho 2 trẻ ngồi đối diện với nhau, 3 phách vỗ chéo tay với nhau, phách 4 tự vỗ hai tay của mình.

q q q Q

vỗ chéo tay vỗ chéo tay vỗ chéo tay tự vỗ hai tay

Trên đây là một số hình thức vận động theo bài nhạc mà giáo viên có thể cho trẻ làm quen. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với dân ca, trẻ cảm nhận, bộc lộ cảm xúc bằng các hoạt động hình thể một cách rất ngẫu hứng, tự nhiên nhưng không nhất thiết mọi trẻ phải giống nhau. Giáo viên không bắt buộc trẻ phải thể hiện theo giáo viên mà giáo viên sẽ là người gợi ý giúp trẻ cảm thụ tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc.

Do đặc điểm của trẻ là học thông qua bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần. Những động tác làm mẫu phải rõ ràng, phù hợp với tính chất âm nhạc. Trẻ bắt chước có thể hoàn toàn không như giáo viên nhưng tất cả những gì trẻ nghe, trẻ nhìn thấy qua làm mẫu sẽ khắc sâu ấn tượng, góp phần phát triển thẫm mĩ cho trẻ.

Một phần của tài liệu Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)