Lý ở vùng Trung Bộ

Một phần của tài liệu Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 26 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.4.1.2.Lý ở vùng Trung Bộ

Trung Bộ là vùng đất ven biển quanh năm chịu nhiều thiên tai, hạn hán, gió bão, lụt lội. Những lao động nghề biển là cội nguồn của nhiều làn điệu dân ca Trung Bộ. Ngữ điệu ở mỗi tỉnh có những đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung là:

Cách phát âm những nguyên âm đều có đặc điểm: âm “a” được phát âm gần như “e”, âm “ư” gần như “ươ”, nguyên âm ghép “oa”, “oai” phát âm như “o”…

Dấu thanh cũng được phát âm khác biệt so với các vùng khác: dấu hỏi, ngã không phân biệt. Các thanh ngang, sắc, huyền, nặng đôi khi được phát âm không phân biệt độ cao.

Hầu hết các làn điệu dân ca sử dụng cung hơi Nam. Tiết tấu linh hoạt, dí dỏm, đa số có phân nhịp. Nhịp độ từ vừa phải đến nhanh. Tính chất âm nhạc trong sáng, tự tin, yêu đời…Những thể loại dân ca Trung Bộ được sử dụng nhiều nhất trong sự phát triển âm nhạc cho trẻ Mầm Non là các điệu Lý.

Lý là thể loại phổ biến , phát triển mạnh về số lượng và chất lượng ở 3 tỉnh Nam Trung Bộ. Các điệu lý ở đây mang tính trữ tình, nội dung phản ánh đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân; quan niệm sống , giáo dục lối sống theo tiêu chuẩn “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” như: Lý con sáo, Lý vẽ rồng, Lý hoa thơm, Lý nước đứng… Phản ánh tình cảm, tình yêu, ước mơ đôi lứa…

26

Tính chất âm nhạc của các điệu lý Nam Trung Bộ nhìn chung duyên dáng, dí dỏm, vui tươi; ít chịu ảnh hưởng của tiết tấu và tính chất âm nhạc của động tác lao động; sử dụng thang âm ngũ cung và chịu ảnh hưởng ngữ điệu phương ngôn rõ rệt.

Một điểm khác là các điệu lý Nam Trung Bộ thường lấy các đề tài điệu lý ở Thừa Thiên Huế như: Lý chiều chiều, lý con sáo…nhưng có làn điệu hoàn toàn khác, tính chất âm nhạc mới mẻ, dí dỏm đậm nét Nam Trung Bộ[8].

Một phần của tài liệu Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 26 - 27)