9. Cấu trúc luận văn
3.1.4.1. Trò chơi rèn luyện thuộc tính âm nhạc
1. Trò chơi: “Chọn đúng nhạc cụ”
Mục đích: Giới thiệu cho trẻ biết tính năng của một số nhạc cụ dân tộc: tên nhạc cụ, hình dáng, cách sử dụng. Tập cho trẻ lắng nghe và nhận biết âm sắc và tên gọi của nhạc cụ.
Chuẩn bị: Tranh ảnh của một số lại nhạc cụ dân tộc: trống, song loan, sáo trúc, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, đàn cò, đàn ghi ta phím lõm, đàn tì bà. Đàn phím điện tử mô phỏng âm sắc của các loại nhạc cụ trên. Hoặc giáo viên có thể chuẩn bị trò chơi này trên Powerpoint để trẻ chơi.
60
Cách chơi: Cho trẻ xem xanh các loại nhạc cụ và giải thích cho trẻ biết cách diễn tấu của từng loại: thổi sáo, đánh trống, kéo đàn nhị, kéo đàn cò, gảy đàn tranh, gảy đàn bầu gảy đàn tì bà …Cho trẻ nhắc lại tên của từng loại nhạc cụ và nghe âm thanh mô phỏng từng loại nhạc cụ. Sau khi cho trẻ làm quen với hình ảnh, tên gọi và âm thanh đặc trưng của từng loại nhạc cụ, giáo viên sẽ chỉnh bất kì âm thanh của nhạc cụ nào thì trẻ sẽ nói tên, cách diễn tấu của nhạc cụ và chỉ đúng tranh nhạc cụ đó.
Ngoài ra, để rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ, giáo viên có thể để nhiều tranh với các loại nhạc cụ khác nhau cho trẻ thi đua chọn nhanh và đúng.
2. Trò chơi “ Âm thanh nhạc cụ gì?”
Mục đích: Trẻ phân biệt được âm thanh, đoán được tên của một số loại nhạc cụ dân tộc. Tập cho trẻ lắng nghe và nhận biết âm sắc của nhạc cụ trong trong một bài nhạc.
Chuẩn bị: Một số bài nhạc song tấu của 2 loại nhạc cụ: sáo và đàn tranh, đàn bầu và đàn tranh,…
Cách chơi: Cô cho trẻ nghe một đoạn song tấu của 2 loại nhạc cụ. Trẻ lắng nghe và cho cô biết trong đoạn nhạc đó đã sử dụng các nhạc cụ nào. Để làm được điều này thì trước đó giáo viên phải thường xuyên cho trẻ làm quen với âm thanh của các loại nhạc cụ dân tộc thì trẻ mới có thể làm đuợc.
3. Trò chơi “Tai ai thính?”
Mục đích: Rèn tai nghe cho trẻ, nghe và phân biệt âm sắc giọng hát của bạn và nhận ra các bài hát quen thuộc.
Chuẩn bị: Một số bài dân ca quen thuộc cho trẻ hát : Lý cây bông, Bà còng, Cò lả, Hoa trong vườn,Cô giáo miền xuôi….và khăn bịt mắt.
Cách chơi: Cô mời một trẻ đứng lên lấy khăn bịt mắt lại và chỉ một em khác hát một bài hát dân ca mà mình đã được học. Sau khi hát được một đoạn cô mở khăn ra và hỏi: Bạn nào hát? Hát bài gì?... Những lần chơi tiếp theo sau cô có thể thay đổi và hỏi thêm: Một hay nhiều bạn hát? Bài hát thuộc dân ca miền nào?
61