Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thể hiện nội dung của tài chính doanh nghiệp, cung cấp các thông tin tài chính trên nhiều phương diện khác nhau, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về phân tích tài chính cho nhiều đối tượng khác nhau. Do vậy, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính luôn là một trong những nội dung cơ bản khi nghiên cứu về tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.2.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nó phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ.
Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp phải đương đầu với các khoản công nợ kéo dài, nhiều doanh nghiệp có thể bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng của doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay hàng năm là chi phí cố định và cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Hệ số này phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi của doanh nghiệp hàng năm như thế nào? Nghĩa là, số vốn doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào? Mang lại lợi nhuận là bao nhiêu? Và có đủ bù đắp tiền vay hay không.
Hệ số lãi vay càng lớn ( thông thường lớn hơn 2) thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tích cực, và ngược lại sẽ không tốt.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Tỷ số này phản ánh một đồng nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản. Do vậy, nó cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp cũng càng lớn. Ngược lại, hệ số này càng nhỏ phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, mất dần khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản.
Khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm: Khoản nợ phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Khi tỷ số này giảm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, đó là dấu hiệu báo trước cho những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Ngược lại, nếu tỷ số tăng thì có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẳn sàng để thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao thì sẽ làm kém đi hiệu quả sử dụng vốn. nguyên nhân là do có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất do tồn động.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Sở dĩ không bao gồm hàng tồn kho là do nó là tài sản có tính lỏng không cao, nhất là đối với hàng tồn kho ứ động kém phẩm chất.
Thông thường, hệ số này là 0,5 thì hợp lý, nếu càng nhỏ thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp sẽ phải bán gấp sản phẩm, hàng hóa để lấy tiền thanh toán các khoản nợ. Mặt khác, nếu tỷ lệ này quá cao lại là không tốt, bởi nó thể hiện tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn không cao.
1.2.2.2. Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày. Đây là tỷ số đặc trưng cho tốc độ lưu chuyển hàng hóa, phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho và trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp và sự phù hợp của hàng hóa với nhu cầu của thị trường.
Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết DN sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi tặng lên, tốn kém chi phí lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hoặc thị trường kém đi, đó chính là nguyên nhân của giá trị vòng quay hàng tồn kho giảm.
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu phán ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ thì lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh và tốt, tránh tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, trường hợp số vòng quay quá lớn, các khoản phải thu quá cao, dẫn đến giảm sức cạnh tranh, giảm khoản phải thu.
Số vòng quay của tài sản
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nhằm đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản hoặc nguồn vốn
Số vòng quay của tài sản =
Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại.
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn bình quân (TSNH BQ) đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nhằm đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn =
Số vòng quay của tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản dài hạn bình quân (TSDH BQ) đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nhằm đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Số vòng quay của tài sản dài hạn =
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Chỉ tiêu này cho biết thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc biệt việc thu hồi vốn từ việc bán chịu hàng hóa, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả của việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình.
Tỷ số này cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Về nguyên tắc tỷ số này càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.