II. Chỉ tiêu phân tích 1 Hệ số khả năng thanh
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
3.2.2. Giải pháp về tổ chức phân tích tài chính
Doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính, để tìm ra điểm mạnh, yếu, nghiên cứu và đánh giá nguyên nhân, tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.2.1. Quy trình phân tích
Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích - Xác định mục tiêu phân tích - Lập kế hoạch phân tích - Thu thập, xử lý thông tin
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích Bước 2: Tiến hành phân tích
Bước 3: Lập báo cáo phân tích tài chính
3.2.2.2. Nhân sự và tổ chức
Qua thực trạng cho ta thấy công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH Thái Dương còn quá sơ sài và không được chú trọng vì vậy, công ty cần thành lập một bộ phận phân tích tài chính. Bộ phận này sẽ lập và tiến hành phân tích, đánh giá và có sự phối hợp với các bộ phận và các phòng ban của công ty để thực hiện có hiệu quả về công tác này. Để đảm bảo việc phân tích tài chính có hiệu quả thì đòi hỏi nhân viên phân tích tài chính công ty cần có những tiêu chuẩn nhất định như sau:
- Am hiểm về chuyên môn tài chính – kế toán. - Được đào tạo về kỹ thuật phân tích.
- Có kiến thức đặc điểm kinh doanh và mội trường kinh doanh của ngành cũng như kiến thức về pháp luật, tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công ty có thể mời một số chuyên gia phân tích ở các công ty tư vấn đào đạo chuyên môn nghiệp vụ phân tích. Hà n g năm công ty cần phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết cho nhân viên phân tích.
3.2.2.3. Thông tin để sử dụng phân tích
Các thông tin được sử dụng để phân tích là thông tin bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực trạng rất phổ biến hiện nay các công ty ở khâu hạch toán thường đối phó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp hoạch toán trên ba loại sổ sách khác nhau và đưa ra ba hoặc nhiều hơn các báo cáo tài chính cho các đối tượng khác nhau. Do đó các thông tin cung cấp cho quá trình phân tích không thiết thực sai lệch kết quả phân tích. Doanh nghiệp cần trung thực hơn trong quá trình cung cấp các báo cáo tài chính, đồng thời các chuyên viên phân tích luôn kịp thời nắm bắt thông tin một cách chính xác và kịp thời. Các thông tin cơ bản các chuyên viên cần theo dõi là:
Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất vì nó ảnh hưởng đến số lãi vay và nợ vay phải trả của doanh nghiệp, và đến các khoản đầu tư tài chính của công ty.
Theo dõi giá cả các yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh để kết hợp phân phân tích thị trường và có dự báo phù hợp.
Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh để có biện pháp kinh doanh phù hợp và linh hoạt.
Nắm bắt chủ trương pháp luật liên quan đến ngành và các chính sách của TP Hà Nội để nắm bắt cơ hội, phát triển kinh doanh.
Ngoài ra công ty cần thu thập tốt cả các số liệu kế toán cần thiết cho quá trình phân tích. Đảm báo tính chính xác các thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tài chính công ty.
3.2.2.4. Phương pháp phân tích
Công ty nên sử dụng các phương pháp sau để phục vụ cho quá trình phân tích đạt chất lượng cao nhất :
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp loại trừ
- Phương pháp chênh lệch sô
- Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp tài chính Dupont
- Phương pháp liên hệ cân đối
- Phương pháp đồ thị
3.2.2.5. Các nhóm chỉ tiêu dùng trong uqas trình phân tích
Trong quá trình phân tích tùy vào mục đích, yêu cầu của các chủ thể để công ty sử dụng các chỉ tiêu phù hợp trong quá trình phân tích. Tôi xin đưa ra các nhóm chỉ tiêu trong quá trình phân tích:
• Nhóm chỉ tiêu khái quát về tài sản và nguồn vốn • Nhóm chỉ tiêu phân tích về khả năng thanh toán • Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
• Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động