Giọng châm biếm, mỉa mai, hài hước

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 80 - 83)

Với cái nhìn hiện thực bộn bề, đa dạng, với trách nhiệm của người cầm bút chân chính, trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của mình, Ma Vă Kháng vừa đi sâu miêu tả dòng chảy trong trẻo giữa dòng sông cuộc sống trong - đục, vừa đi sâu phát hiện nhiều điều bất cập, bất ổn ấy, nhà văn đã lựa chọn một phương tiện thật hữu hiệu, đó là sử dụng giọng điệu mỉa mai.

Côi cút giữa cảnh đời ngoài việc miêu tả cuộc sống nhiều khó khăn chồng chất, nhiều oan khiên của ba bà cháu còm cõi bơ vơ, còn thể hiện rõ những nhố nhăng, ngang trái của xã hội. Ngoài giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng và giọng điệu triết lý suy tư, giọng điệu hài hước, mỉa mai cũng được Ma Văn Kháng sử dụng một cách triệt để.

Trước hết, giọng điệu hài hước mỉa mai xoáy sâu vào những nhân vật chủ chốt, những người cán bộ trong cơ quan, trường học. Thật buồn cười và phi lý khi cô nấu ăn lại được đưa lên dạy trẻ, một bác sĩ khám bệnh lạnh lùng và chỉ phát được mỗi một câu “hai trăm”. Nhưng nổi bật hơn cả là hình ảnh một ông chủ tịch phường dốt nát, mu muội nhưng lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây hiểu rộng biết nhiều. Đường đường là một chủ tịch phường mà lão lúc nào cũng tìm cách bắt nạt, chèn ép người khác, xem họ Đổng và họ Lã có nguồn gốc bên Tàu nên phải canh chừng phản động, và đáng cười thay khi lão tự cho mình là người hiểu biết, dương dương tự đắc to tiếng với mọi người rằng: “Các bà có biết Tây du ký

là chuyện gì không? Là câu chuyện Đặng Tiểư Bình du hí bên Tây, tức bên Mỹ, hiểu chưa?” [13; 50] vì lão cầm sách nhưng chưa bao giờ đọc đến. Chính vì sự kém cỏi từ trình độ chuyên môn cho đến sự mai một nhân cách của một con người như thế nên hậu quả để lại nhiều tủy hổ, đắng cay cho những người dân lương thiện. Cô giáo thì chỉ nghe lời người ác, đối xử bất công bằng với học sinh, luôn luôn quát tháo, dọa nạt và xúc phạm Duy chỉ vì em sinh ra trong gia đình có bố là họ Lã còn mẹ lại mang họ Đổng. Còn chủ tịch thì chỉ nhăm nhăm cơ hội để vu khống, trù dập gia đình bà cụ Lã vì nghi ngờ gia đình cụ là gián điệp và gây không biết bao nhiêu đau khổ cho ba bà cháu Duy. Với người bà thì lão nay ghi sổ đen mai ghi sổ đỏ, khi thì gán tội này lúc lại gán tội kia. Còn với Duy và bé Thảm thì lão tìm mọi cách để không cho chúng hòa nhập chung vào xã hội. Duy đến trường luôn bị cô ghen ghét và đám bạn bè chọc ghẹo còn Thảm thì lão không công nhận quyền công dân, quyền sống của em. Chính lão đã đẩy cuộc sống của ba bà cháu nhiều lúc rơi vào bế tắc tuyệt vọng và có lúc tưởng như ngạt thở.

Giọng điệu hài hước mỉa mai trong tác phẩm còn được Ma Văn Kháng sử dụng để phơi bày những thói tật còn tiềm ẩn sâu xa trong mỗi con người. Ta hãy quan sát chủ tịch Luông, một người được xem là có bằng cấp, học vấn, công tác 30 năm ở ngành ngoại giao, trong đó gần 20 năm làm công việc hành chính sứ quán Việt Nam tại các nước Tây Đức, Pháp, Ôxtrơlia… lại là một kẻ “ăn của đút

như thần” và “hóa ra, lão Luông này lý lịch có sạch sẽ gì. Cũng vì tham ô, hủ hóa, ăn cắp, ăn trộm nên bị người ta đẩy ra khỏi ngành ngoại giao đấy chứ. Làm chủ tịch mà giám mở mồm nói: tôi là người nắm công tắc điện, cho ai sáng người ấy sáng…” [13; 254].

Và ngay cả khi miêu tả ngoại hình nhân vật, tác giả cũng sử dụng giọng điệu này. Qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật với hàm ý mỉa mai, châm biếm, hàng loạt chân dung thô tục, kệch cỡm của nhân vật hiện lên rõ nét. Đó là chân dung một lão Hứng thoáng nhìn qua đã thấy xấu xí và độc ác, là lão Luông như một cái bồ thủng, còn nhân tình và đám bạn của Hứng thì lại hiện lên như bức tranh biếm họa đa màu đa sắc. Nhờ sắc thái giọng điệu này mà Ma Văn Kháng đã thể hiện được bản chất của những kẻ lòng dạ bất chính, âm mưu gian ác và đồng thời thể hiện được rõ thái độ cười nhạo, khinh bỉ của tác giả đối với lũ người nham hiểm, xảo quyệt đó.

Bên cạnh tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, giọng điệu mỉa mai, phê phán của Ma Văn Kháng còn được thể hiện rõ trong Chuyện của Lý. Khi đọc đến chân dung bí thư Văn Quyền, thì người đọc chắc chắn gây cảm giác ngay lập tức với loại người này: “Ngoại bốn mươi. Râu quai nón. Mặt hổ. Mũi khoằm. Quai hàm bành bạnh. Tướng dữ còn hiển hiện ở bộ trang phục rằn ri vải bạt lồng phồng túi to túi nhỏ”… Cái “gương mặt bừ bự, hàm râu đen sì, hai con mắt ốc nhồi, tiếng cười khề khề, thô lỗ và sặc sụa mùi hôi nách” [17; 100].

Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, ta thấy sắc thái giọng điệu mỉa mai, hài hước là một trong những sắc thái được ông sử dụng có hiệu quả, nhất là trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Cũng nhờ sắc thái giọng điệu này mà những gam màu lạ trong dòng chảy của cuộc sống hôm nay được tác giả soi chiếu một cách thật tinh tế, nhiều chiều và dễ dàng đưa lên trang sách. Sau tiếng cười đó là sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước những điều bất ổn, bất cập của cuộc sống hôm nay.Với việc sử dụng giọng điệu mỉa mai, phê phán trong sáng tác của mình, Ma Văn Kháng muốn khơi dậy lòng căm ghét cái ác một cách toàn diện. Với loại nhân vật này, họ đều giống nhau ở chỗ là lừa đảo, đục khoét, ngu

dốt và vô văn hoá… Ma Văn Kháng căm ghét tột độ cái xấu xa, nguyền rủa sâu cay kẻ ác. Ông dám vạch mặt, chỉ tên loại lãnh đạo “rởm”, tri thức “rởm”. Hơn nữa, ông còn thẳng thừng phê phán thực trạng xã hội “nham hiểm” hiện nay với biết bao tệ nạn và những kẻ cầm quyền tha hóa đủ các cấp độ, những kẻ đã ngăn chặn sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội luôn tụt lùi lại phía sau.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w