Khái niệm tiểu thuyết viết cho thiếu nh

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 28 - 37)

Đầu tiên, ta phải hiểu văn học cho thiếu nhi là gì. “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi chủ biên (Nxb Giáo dục – 1992) đã viết: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi” [4; 353]. Tuy vậy trên thực tế, khái niệm văn học thiếu nhi không bó hẹp như vậy, nó còn bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi như: Đôn Kihôtê của M. Xecvantex, Roobinxơn Cruxô của Đêphô, Gulivơ du ký của Gi. Xuypt, Xpactac của R. Goovahihôli,

Túp lều bác Tôm của Bichơ Xtâu v.v…

Khoảng thế kỷ XIV – XVI tại châu Âu, đã có một bộ phận sáng tác văn học dành riêng cho thiếu nhi, những cuốn sách đầu tiên thuộc loại này là những cuốn sách có nội dung giáo khoa và đạo lí thường là sách học vần, sách bách khoa, sách về các quy tắc ứng xử trong xã hội. Tính giáo huấn được người ta coi là những đặc điểm quan trọng của văn học thiếu nhi bởi vậy cho đến giữa thế kỷ XIX những tác phẩm viết dành riêng cho thiếu nhi vẫn nằm ngoài phạm vi của văn học. Trong khi đó những tác phẩm văn học viết cho người lớn lại đi vào

phạm vi đọc của trẻ em nhất là thể loại truyện cổ tích hoặc một số tiểu thuyết thuộc thể loại phiêu lưu.

Tới thế kỷ XX, văn học thiếu nhi phát triển khá đa dạng và pha tạp. Ở nhiều nước phát triển, nó ít nhiều còn bị chi phối bởi xu hướng thương mại, bị pha trộn với sự bành trướng của văn học đại chúng.

Ở Việt Nam, tới thế kỷ XX mới xuất hiện văn học thiếu nhi. Cho tới nay đã có sự phát triển phân nhánh. Văn xuôi cho thiếu nhi đã hình thành các loại như: Truyện sinh hoạt, truyện cổ tích, sáng tác hiện đại theo lối cổ tích, truyện lịch sử, truyện loài vật. Thơ cho thiếu nhi cũng thường viết theo các loại như: sinh hoạt, dựa vào đồng dao, cổ tích, lịch sử, loài vật mà sáng tạo.

Như vậy, tiểu thuyết viết cho thiếu nhi là những tác phẩm tự sự viết bằng văn xuôi với dung lượng lớn với đối tượng hướng đến là trẻ em. Trẻ em không chỉ là đối tượng miêu tả mà còn là đối tượng tiếp nhận. Hình ảnh cuộc sống, cốt truyện, nhân vật, chi tiết,...trong tác phẩm dù phong phú mấy cũng phải hướng tới bồi đắp cho tâm hồn trẻ. Có những tác phẩm xuất hiên nhân vật trẻ em nhưng tư tưởng truyện lại không hướng tới giáo dục trẻ, không coi trẻ là đối tượng tác động thì cũng không gọi là tiểu thuyết cho thiếu nhi.

Ngoài ra, cũng cần phân biệt cụm từ “viết cho thiếu nhi” và “viết về thiếu nhi”. “Viết cho” là chuyển tác phẩm thuộc sở hữu của nhà văn sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả. Chính vì thế cụm từ “Viết cho thiếu nhi” đối tượng nhắm đến là thiếu nhi, chịu tác động là thiếu nhi, ảnh hưởng của tác phẩm cũng là thiếu nhi. Còn cụm từ “viết về thiếu nhi” phạm vi của nó là thiếu nhi, trong nội hàm của phạm vi vẫn bao gồm đối tượng chịu sự tác động và ảnh hưởng.

Tiểu thuyết cho thiếu nhi cũng giống như tác phẩm văn xuôi cho thiếu nhi nói chung. Nó phải chú ý tới tâm sinh lí của các em. Lứa tuổi nhỏ có những đề tài, cách hiểu và diễn đạt khác người lớn. Phong Lê cho rằng: “Rõ ràng, không phải một sáng tác hay nào cho người lớn, các em cũng ham đọc; nhưng bất kì sáng tác nào hay cho trẻ em cũng đều nhanh chóng trở thành của chung cho mỗi

người...là vì trong những câu chuyện trẻ em kia hàm chứa biết bao điều lớn lao mà bất cứ ai đều quan tâm.” [20; 29]. Đó chính là cách ứng xử trong tình bạn, thầy cô, trong quan hệ cha mẹ và con cái, trong ảnh hưởng của môi trường với trẻ nhỏ,...Tác phẩm hấp dẫn là tác phẩm thể hiện chân thực nhất tính cách, tâm hồn các em mà vẫn đảm bảo tính giáo dục, tinh thần nhân bản. Ngôn từ phải trong sáng, dễ hiểu. Kết cấu tác phẩm rõ ràng, không mang tính đánh đố như các tiểu thuyết đương đại.

Tuy nhiên, điều này không phải thời điểm nào trong lịch sử văn học Việt Nam cũng được thể hiện đầy đủ. Tuy tiểu thuyết cho thiếu nhi cũng đã được quan tâm từ xưa, song nhìn chung đề tài, nội dung còn khô cứng, chưa phong phú. Trước 1975, tiểu thuyết chủ yếu xoay quanh tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng. Điều đó là dễ hiểu do ảnh hưởng của tình hình đất nước, song thực tế, nó không phản ánh được đúng đắn, chân thực sự ngây thơ, hồn nhiên của tuổi các em. Trong khoảng 10 năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiểu thuyết cho thiếu nhi tuy có dấu hiệu mới nhưng chưa tạo được biến chuyển rõ rệt. Môi trường hoạt động của trẻ được phản ánh trong tác phẩm chưa rộng rãi. Chủ yếu vẫn chỉ trong đời sống cách mạng, chiến đấu và gắn với các vấn đề đạo lí xã hội. Một số tác phẩm có đổi mới như “Hành trình ngày thơ ấu” của Dương Thu Hương lập tức bị công kích. Từ năm 1986, văn học nói chung và tiểu thuyết cho thiếu nhi mới có sự đổi mới thực sự với sự mở rộng đề tài phù hợp với trẻ em; đổi mới cách tiếp cận đời sống và tăng cường sự khám phá tâm lí trẻ thơ.

1.4.2. Nhìn chung về tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc dành cho người lớn nhưng ít ai biết đến ông còn rất thành công khi viết về thế giới trẻ em. Tiểu thuyết viết cho thiếu nhi là một trong những mảng rất thành công của Ma Văn Kháng.

Khi viết về thiếu nhi, nhà văn luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng nhất. Ngoài phản ánh về cuộc sống với những lo toan bộn bề của người lớn ông còn quan tâm đến những số phận trẻ em trong cuộc sống đầy ngổn

ngang biến động. Ma Văn Kháng tâm sự rằng : “Viết cho thiếu nhi quan trọng không chỉ là viết cái gì ? mà là viết như thế nào? Mà viết như thế nào lại quan hệ đến tân hồn người viết. Tôi ao ước ngoài cái duyên với chữ nghĩa và con trẻ ra, tâm hồn mình lúc nào cũng tươi mát, trong sáng và dào dạt tình yêu với cuộc đời với con người” [14; 9]. Khi viết về trẻ em ông luôn dành cho nhân vật của mình sự quan tâm sâu sắc, sự chia sẻ và tình cảm yêu thương trân trọng nhất. Với một tâm sự như thế ông đã có những tác phẩm đặc sắc viết về thiếu nhi. Trong thể loại tiểu thuyết có thể kể đến: Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi - đời lưu lạc, Chuyện của Lý.

Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời - tác phẩm mà nhà văn tâm đắc nhất kể về ba bà cháu của cậu bé Duy. Truyện được kể dưới cái nhìn của Duy khi cậu 15 tuổi. Cậu tự nhìn lại 10 năm tuổi thơ của mình. Ngây thơ, bé bỏng, vụng dại mà trí tuệ thông minh sắc sảo với một bản năng tự nhiên hướng về cái thiện mà trường đời là Thầy. Và trường đời đối với bé Duy lại là những khổ đau, bất công và đắng cay. Nhưng cái thiện ở Duy không nảy sinh ngẫu nhiên mà nó có sự ươm mầm ở những phía khác. Đó là bà nội - như một nhân vật cổ tích; là đứa em còi cọc, đáng thương như một đòi hỏi che chở. Và không ít gương mặt khác trong cuộc sống như là một điểm tựa cho con người. Duy cho ta hình ảnh một sự chống chọi vượt lên bao đau khổ, oan khiên mà không quá tầm với tuổi lên 10 mà không cường điệu giả tạo. Từ bé Duy một câu hỏi đặt ra cho xã hội: bối cảnh nào, đất đai nào đã gieo trồng được những mầm cây ấy? Dứt khoát không phải là tiền bạc, sự giàu có, dư dật, sức mạnh quyền lực, thói ăn trên ngồi trốc, sự móc ngoặc và những liên minh ma quỷ. Và một chọn lựa cho số đông các bậc cha mẹ, hạnh phúc lớn nhất cho mỗi đơn vị gia đình, không thể là sự giàu sang, tiền tài mà là những đứa con nên người, những đứa con như sự tiếp tục giữa cuộc đời. Côi cút giữa cảnh đời vừa mang dáng dấp của một cuốn tự truyện vừa có dấu ấn của truyện cổ tích. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phân thành hai tuyến tốt - xấu và mang dáng dấp của nhân vật chức năng. Đặc biệt là nhân vật người bà được tác giả xây dựng như một nhân vật cổ tích, người bà ở đây như là

Bụt, là Tiên xuất hiện để cưu mang, nâng đỡ hai đứa trẻ côi cút, bơ vơ giữa dòng đời nghiệt ngã, nhiều ngang trái. Và kết thúc của tiểu thuyết là kết thúc có hậu, người đọc không cầm nổi nước mắt. Cuốn sách hướng về một cuộc sống diễn ra quanh ta với lôgich tự nhiên của nó và với sự tiếp nhận tự nhiên của từng người. Trên cả vấn đề hiện thực cuộc sống, trên cả những bất hạnh, khổ đau của hai anh em Duy và Thảm là tình yêu thương, sự gắn bó chia sẻ giữa những con người với nhau. Tác giả một lần nữa bộc lộ quan điểm, thái độ, tư tưởng của mình về cuộc sống, con người theo hướng mới, hướng tích cực. Trong Côi cút giữa cảnh đời, ta thấy Ma Văn Kháng không lên giọng khuyên nhủ hoặc răn dạy nhưng cũng không tỏ thái độ thờ ơ, khách quan, ông đứng giữa hai cực ấy để người đọc tự cảm nhận và chính vì thế tác phẩm mang một tiếng nói mới so với những sáng tác khác của ông kể cả những sáng tác trước và sau này. Với cốt truyện dễ hiểu, cách kể chuyện truyền thống, tự nhiên xen kẽ các vai kể chuyện một cách linh hoạt, cuốn sách đã thực để lại xúc động mạnh và ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả cũng như giới phê bình nghiên cứu. Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện Văn và Người - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin (1990) cho rằng: "Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu tốt lành. Có thể nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả thanh lọc này vốn dành cho nghệ thuật và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm nổi" [19; 11]…Hay trong bài viết “Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời, Phong Lê cũng nhận thấy: “ Cuốn sách chất đầy những đau khổ, oan khiên lên thân phận ba bà cháu còm cõi, bơ vơ”...” Cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta vào giữa dòng sống hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật với sự bất bình và khát vọng dân chủ, cũng đồng thời cho ta sự gắn nối với văn mạch truyền thống là chủ nghĩa nhân văn và tình yêu thương con người”. Trong bài viết “Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, tác giả Vũ Thị Oanh đã cho rằng: "Côi cút giữa cảnh đời - cuốn sách viết theo đề nghị cho lứa tuổi sắp vào đời, không đề cương, không hợp đồng, được xuất bản bởi sự hợp tác của Nhà xuất bản Kim Đồng và

Nhà xuất bản Văn học là một cuốn sách tiêu biểu… viết cho lứa tuổi sắp vào đời nhưng tác giả không hề né tránh cái xấu, cái ác; những yếu tố tồn tại khách quan làm rõ thêm bức tranh cuộc sống với những cuộc đấu tranh thể hiện ở nhiều bình diện, sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác... Tất cả được thể hiện bằng ngòi bút mềm mại, uyển chuyển, ngôn ngữ hóm hỉnh, phong phú sắc màu: kết cấu có hậu kiểu truyện cổ dân gian của tác giả Ma Văn Kháng.” [29; 17].

Tiểu thuyết Chó Bi – đời lưu lạc lại kể về gia đình bé Toản với những trắc trở như bám theo từng thành viên; mỗi người là một số phận đau khổ. Gia đình hợp tan theo số phận đưa đẩy từng người. Đến cuối truyện, cái khát khao sum họp ấy vẫn là kết mở trong tương lai. Nhân vật dặc biệt trong truyện đi theo số phận lênh đênh của gia đình này là chú chó Bi – một chú chó khôn ngoan, kiên cường. Nó lưu lạc theo các thành viên rồi vô tình đi theo ông bố của gia đình như định mệnh. Chính nó nói lên nghị lực của các thành viên cũng như sự kết nối kì diệu của họ. Lê Thị Bắc Lý trong bài viết “Đọc sách Chó Bi – đời lưu lạc” đăng trên tạp chí Tác phẩm mới số 6, năm 1997 nhận xét: “ Cuốn sách tạo nên sự kỳ thú cho văn học thiếu nhi bởi sức thu hút tự thân của nó”. Người đọc có thể nhận ra “Chó Bi không chỉ là sự lắp ghép thêm thắt vào gia đình mà chính thức đã hòa nhập, cùng đồng hành chia sẻ với hoàn cảnh éo le, cô đơn của gia đình bé Toản” [23;11].

Chuyện của Lý là tác phẩm mới nhất của Ma Văn Kháng vừa được xuất bản bản vào tháng 6/2013. Chuyện của Lý dường như là những gì lắng đọng, chắt chiu của Ma Văn Kháng về đề tài thiếu nhi. Truyện kể về cô bé Lý. Mở đầu, tác giả cho Lý xuất hiện như một biểu tượng của sự sống. Cái Lý lúc đó là em bé vài tháng tuổi, còn nằm trong cái nôi mây đan vành quết dầu nâu óng. Khuôn mặt em tròn trịa trắng hồn, hai bàn chân mũm mĩm. Tác phẩm thông qua sự lớn lên của Lý mà kể những câu chuyện cuộc đời. Truyện khép lại khi Lý 17 tuổi, đẹp rạng rỡ như trăng rằm. Những lời văn đẹp thể hiện một cái kết có hậu: “Em là Lý đây. Em đã được sống trong lòng cuộc sống của Phong Sa với đủ cả các

cung bậc buồn vui, đau khổ và sung sướng. Em là con đẻ của cuộc đời. Là con của người đời, em đang can đảm bước vào đời đây" [17; 397]. Nhân vật Lý trong truyện được nhà văn xây dựng như cái mầm sống hồn nhiên tràn đầy sinh lực. Lý giống như là đứa con của đời, của cuộc sống. Thông qua nhân vật Lý, Ma Văn Kháng đưa ra nhân chứng cho nhận định về nhân sinh: Con người là cái lý do sâu xa nhất của cuộc đời.

Ba tiểu thuyết trên đã thể hiện sự quan tâm tới thiếu nhi qua nhiều phương diện đời sống: đời sống thiếu nhi trong gia đình, đời sống thiếu nhi trong học đường nhà trường và trong các mối quan hệ xã hội khác. Các đề tài viết về đời sống thiếu nhi qua các tiểu thuyết được Ma Văn Kháng phản ánh toàn diện, đề cập đến tất cả các khía cạnh trong đời sống tâm hồn của các em.

Đời sống thiếu nhi trong gia đình là đề tài quen thuộc, bởi gia đình có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách con người. Khi viết truyện cho thiếu nhi, Ma Văn Kháng đặc biệt quan tâm đến tình cảm gia đình. Gia đình hạnh phúc chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em. Ở trong các sáng tác của Ma Văn Kháng viết cho thiếu nhi, ta thấy đời sống thiếu nhi trong gia đình hiện lên khá rõ nét. Đó là đời sống thiếu nhi trong các gia đình khá giả, giàu có và đời sống thiếu nhi trong các gia đình nghèo khổ. Đại diện cho lớp thiếu nhi sống ở trong các gia đình nghèo khổ nhưng lại chăm ngoan, hiếu học, giàu tình cảm là Duy, Thảm (Côi cút giữa cảnh đời) và Lý (Chuyện của Lý). Song cũng có đứa trẻ giàu có song lại ăn chơi, hống hách, dễ nhiễm phải những tính xấu của người lớn xung quanh như Vàng Anh,... Học đường là trường học lớn, học sinh như anh em phải thương yêu nhau, và muốn giáo dục được các em có tình thương yêu chân thành, thì trong nhà

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w