Thợ thủ công

Một phần của tài liệu Người thanh hóa ở thăng long thời lê trịnh ( thế kỷ XVII XVIII ) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 51 - 55)

* Thợ rèn

Tại làng rèn Thị Hòe (còn gọi là làng Canh), huyện Từ Liêm, Hà Nội còn lưu giữ tấm bia đá khắc năm Khải Định thứ 9 (1923) khắc nội dung của

“Đắc tộc đại tôn lập phả”. Tấm bia này hiện được dựng tại nhà thờ họ Nguyễn Đắc. Theo đó, cụ tổ nghề vốn quê gốc ở xã Cổ Định, huyện Nông Cống, Thanh Hóa, di cư ra Thị Hòe đem theo nghề rèn truyền đạt cho dân làng. Theo văn bia, đời thứ 12 của họ Nguyễn Đắc là cụ Nguyễn Đắc Thời có 4 người con trai, người con thứ 2 là Nguyễn Đắc Danh đỗ Hương cống được bổ làm Tri phủ Thanh Hoa. Người con út là Nguyễn Đắc Tài theo anh đến Thanh Hóa học được nghề rèn liền trở về làng mở lò và truyền dạy nghề cho dân làng, Vì thế phường rèn Thị Hòe về sau đã lập nhà thờ tôn Nguyễn Đắc Tài làm tổ nghề, sau chuyển về cúng tế tại nhà thờ họ Nguyễn Đắc. Hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 5 Âm lịch, dân làng Thị Hòe lại tổ chức ngày giỗ tổ nghề, đọc bài văn tế tổ có câu mở đầu: “Thanh Hoa tiên sinh tự Đắc Tài…”,

cũng chứng tỏ phần nào gốc gác Thanh Hóa của vị tổ nghề nơi đây. Nguồn tài liệu này cũng cho biết, cụ tổ nghề rèn làng Thị Hòe di cư ra đây vào khoảng đời Lê trung hưng.

Đặc biệt, dân làng Thị Hòe đã di cư ra Thăng Long, lập nên phố hàng Bừa (sau là phố Lò Rèn). Phố này trước nằm trên đất thôn Tân Khai, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hầu hết thợ rèn ở phố này đều di cư từ Thị Hòe ra.

* Người làm gốm

Dân làng Bát Tràng còn tương truyền về nguồn gốc của những người đầu tiên đem nghề làm gốm truyền dạy cho dân làng là người gốc Thanh Hóa. Đó chính là những người thợ thuộc họ Nguyễn Ninh Tràng (Trường) từ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) – Nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử.

Tương truyền rằng, dòng họ Nguyễn Ninh Tràng cùng với 5 dòng họ khác ở làng Bồ Bát (Bồ Xuyên, Bạch Bát, Ninh Bình) lập thành phường sản xuất gốm, gọi là Bạch Thổ phường.

Vai trò của 5 dòng họ này, đặc biệt là dòng họ Nguyễn Ninh Tràng được thể hiện trong hội làng. Trong hội này, các dòng họ được rước tổ họ của mình ra đình phối hưởng. Các họ khác khi rước bát hương thờ tổ thì che lọng xanh và đi né sang bên, còn họ Nguyễn Ninh Tràng vì là họ đầu tiên chuyển cư ra Bát Tràng nên được quyền rước bát hương che lọng vàng và đi vào cửa giữa.

* Nghề khắc bia đá

Những khảo sát về văn bia xứ Kinh Bắc nói riêng [69] và văn bia thời Lê – Trịnh nói chung cho biết, thợ đá đến từ xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa cùng với thợ đá đến từ xã Kính Chủ, huyện Hiệp Sơn, Hải Dương đã đóng vai trò chủ chốt trong việc san khắc bia đá ở thế kỷ XVII, XVIII. Qua cách ghi tên những người thợ khắc bia trên các bia cũng cho biết, những người thợ đá chuyên nghiệp của Nhà nước làm việc ở cục Ngọc Thạch, cục

Thạch Tượng thường là người của các vùng quê như: xã Kính Chủ, huyện Hiệp Sơn, xã Gia Đức, huyện Thủy Đường, xã Đại Bái, huyện Gia Định và xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.

Chằng hạn như bia Phụng sự sinh từ bi ký, tạo năm Vĩnh Thịnh 16 (1719) tại thôn Xuân Mai, xã Xuân Hy, huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, do Tín Nghĩa chức Thị nội điện nhưng phiên, người xã An Hoạch, huyện Đông Sơn khắc ghi. Ngoài ra, trong tổng số bia Kinh Bắc được khảo sát, có tới 9 bia đá do phường thợ xã An Hoạch huyện Đông Sơn, Thanh Hóa khắc.

Dưới đây là bảng thống kê của chúng tôi về số bia ở Thăng Long thời Lê – Trịnh do thợ đá Thanh Hóa khắc:

Bảng 2.4: Số bia ở Thăng Long do thợ đá Thanh Hóa khắc

Stt Tên bia Vị trí đặt bia Quê quán thợ khắc bia

Nguồn

1. Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 (1763)

Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám

Lê Văn Lộc, người thôn Nhuệ, xã An Hoạch, huyện Đông Sơn là thợ ở sở làm đồ đá. Tuyển tập văn bia Hà nội, t1. Nxb KHXH, HN, 1978 2. Tân tạo Quỳnh Lôi đình Bia đình xã Quỳnh Lôi, huyện Thanh Trì (nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Lê Xứng, Lê Nghênh người xã An Hoạch, huyện Đông Sơn khắc bia Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, HN, 1992 3. Trấn Quý Thị Lưu Trạch bi Bia xứ Đồng Châu, xã Trung Mầu, huyện Tiên Du, tình

Tín Nghĩa, người xã An Hoạch, huyện Đông Sơn,

Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb

Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Thanh Hóa khắc bia KHXH, HN, 1992 4. Thiên Đài thạch trụ

Bia chùa Ban Linh, làng Đại Hành, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội)

Thợ đá Lê Quang Điểm, người làng An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa khắc bia Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, HN, 1992 5. Vĩnh Hựu ngũ niên Kỷ Mùi khoa Tiến sĩ đề danh ký (1739)

Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

Lê Nguyễn Diệu, Sinh đồ người xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa khắc bia Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, HN, 1992 6. Cảnh Hưng tứ niên Quý Hợi khoa Tiến sĩ đề danh ký (1743)

Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

Lê Nguyễn Diệu, Sinh đồ người xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa khắc bia Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, HN, 1992 7. Hậu thần bi ký

Bia điếm thôn Hoàng, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Cổ Nhuế, Hà Nội)

Lê Thụ Tăng, thợ đá thôn Nhuệ, xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa khắc bia Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, HN, 1992

Với con số ít ỏi trên (7 bia) có thể chưa nói lên được tất cả về tình hình thợ đá người Thanh Hóa ở Thăng Long nhưng chúng cũng cho chúng ta biết được nhiều điều. Trước hết, trong số 7 bia trên, tất cả thợ đá đều là người của thôn Nhuệ (làng An Hoạch), xã An Hoạch, huyện Đông Sơn. Đây là một làng nghề chế tác đá cổ truyền của đất Thanh Hóa, có truyền thống làm nghề đá lâu đời, nổi tiếng cả nước. Làng nghề này có nguồn đá mà Đại Nam nhất thống chí đã viết: “núi An Hoạch (hay núi Khế, lại có tên là Nhuệ sơn) ở cách huyện Đông Sơn bốn dặm về phía Tây Nam, sắc đá trắng mịn, tiếng đá vang trong, có thể dùng làm khí dụng như chiêng, khánh, bia, kệ…” [44, tr.223]. Và trong lịch sử, cũng đã có những ghi chép về các thợ đá làng An Hoạch đi làm nghề ở nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt là ở kinh thành Thăng Long và kinh thành Phú Xuân thời Nguyễn sau này.

Ngoài ra, bảng thống kê cũng cho thấy một điều đặc biệt, trong số ít những bia đề tên người khắc (chủ yếu là những bia trong dân gian) là người Thanh Hóa, có 3 bia Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong 3 bia đó, có 1 bia khắc bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 (1763)do thợ đá Lê Văn Lộc, người thôn Nhuệ, xã An Hoạch, huyện Đông Sơn là thợ ở sở làm đồ đá. Nghĩa là cũng có những người thợ đá của làng An Hoạch được làm trong cơ quan của nhà nước về chế tác đá. Ngoài ra còn có 2 bia: Vĩnh Hựu ngũ niên Kỷ Mùi khoa Tiến sĩ đề danh ký (1739) và Cảnh Hưng tứ niên Quý Hợi khoa Tiến sĩ đề danh ký (1743) đều do Sinh đồ Lê Nguyễn Diệu, người xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa khắc. Như vậy, có thể thấy những người thợ đá làng An Hoạch, Thanh Hóa không chỉ khắc bia trong dân gian mà còn được mời khắc các bia quan trọng của nhà nước như các bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Một phần của tài liệu Người thanh hóa ở thăng long thời lê trịnh ( thế kỷ XVII XVIII ) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 51 - 55)