Một số nhân vật tiêu biểu

Một phần của tài liệu Người thanh hóa ở thăng long thời lê trịnh ( thế kỷ XVII XVIII ) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 46 - 51)

*Hoàng Đình Ái (1527-1608): Ông là người Biện Thượng, huyện

Vĩnh Lộc, mạnh khỏe, quả cảm, có mưu lược. Ông có công trong việc đánh phá quân Mạc ở sông Mã và cửa biển Nghệ An nên được phong Vinh quận công. Lúc Mạc Kính Điển vượt biển vào cướp Thanh Hóa, ông chia quân chống đánh, chém được rất nhiều quân Mạc, do đấy nhà Mạc không dám dòm

ngó đến mặt tây nữa, được tiến phong Thái tể. Thọ 81 tuổi. Sau khi mất được tặng Mậu nghĩa công.

*Nguyễn Mậu Tuyên (?-1599): người xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi

Dương, nay thuộc huyện Thọ Xuân. Ông thường được dự bàn mưu kế đánh dẹp nhà Mạc và đã lập được nhiều công lao. Sau khi dẹp được nhà Mạc, ông được thăng Thượng thư bộ Lại, tước Quỳnh quận công. Thọ 82 tuổi. Sau khi mất được tặng Thiếu sư.

* Hà Thọ Lộc (?-1599): người huyện Cẩm Thủy. Ông sinh ra trong gia

đình có truyền thống binh nghiệp, thường theo đi đánh dẹp có nhiều cong lao, được phong Lân quận công. Năm 1570, khi Trịnh Cối gây biến động, ông cùng Hoàng Đình Ái dẹp yên, được thăng Phó tướng dinh Hữu quân. Sau có công đánh phá được quân Mạc ở Cao Bằng, được thăng Thiếu úy. Sau khi mất được tặng Thái úy.

*Lưu Đình Chất (1566-1627): Ông là người làng Đông Khê, xã Quỳ

Chử, nay thuộc xã Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa. Năm 42 tuổi (1607), ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Đình nguyên (Hoàng giáp). Sau đó được bổ dụng là Đô cấp sự trung. Năm 1613, ông được thăng Tự khanh, tước Nhân lĩnh bá và được cử làm Chánh sứ sang cống triều đình nhà Minh. Sau khi về nước (1616) được thăng Hữu thị lang bộ Lại, tước hầu. Năm 1623, Trịnh Xuân làm loạn, ông có công cứu thoát Trịnh Tráng, được thăng Đô ngự sử, rồi thăng Tá lý công thần, Thượng thư bộ Hộ, Tham tụng, Thiếu bảo tước Phúc Quận công. Ông mất năm Đinh Mão (1627), thọ 62 tuổi, được truy tặng Thiếu sư.

*Nguyễn Quán Nho (1638-1709): người xã Vãn Hà, huyện Thụy

Nguyên, nay thuộc xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa. 30 tuổi đỗ Đình nguyên đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi niên hiệu Cảnh Trị 5 (1667) đời vua Lê Huyền Tông. Ông từng được cử đi sứ nhà Minh năm 1681.

Làm quan đến Thượng thư bộ Binh, rồi Thượng thư bộ Hình, cùng vào Chính phủ với Lê Hy. Lê Hy là người đố kỵ, hà khắc, trong khi đó, Nguyễn Quán Nho là người khoan hồng, đại độ, nhân dân được nhờ. Vì thế dân gian lúc ấy có câu ca: “Thượng thư Lê Hy thiên hạ sầu bi, Tham tụng Vãn Hà, trăm họ âu ca”. Năm 70 tuổi ông xin hưu trí, hai năm sau thì mất, được truy tặng Lại bộ Thượng thư, hàm Thiếu bảo, tước Quận công.

*Hà Tông Huân (1697-1766): người xã Kim Vực, nay là thôn Kim

Vực, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định. Lúc bé thông minh lạ thường. Năm 28 tuổi ông đỗ Đình nguyên, Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông. Ông từng 3 lần giữ chức Tham tụng kiêm Hiệp trấn Thống lĩnh, thăng Tham tụng, Thượng thư bộ Binh, tước Huy Xuyên hầu. Năm 1761, ông 65 tuổi xin về trí sĩ, được phong Thiếu bảo, tước Huy quận công. Sau đó 1 năm lại được khởi phục, giữ công việc ở Quốc Tử Giám, được tôn là 1 trong 5 vị nguyên lão đại thần, đước đặc cách mời tham dự nghị bàn triều chính. Ông mất năm 1766, thọ 70 tuổi.

*Nguyễn Quỳnh (1677-1784): người làng Bột Thượng, nay thuộc xã

Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa. Năm 1718, ông đỗ hạng ưu trong kỳ thi sĩ vọng, được thăng Tri phủ Thái Bình, sau về Thăng Long giữ chức Viên ngoại lang bộ Lễ. Đương thời, ông nổi tiếng về văn chương. Trong dân gian vẫn truyền khẩu câu: “Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam” hoặc xưng tụng “Tràng An tứ hổ” “Nhất Quỳnh, nhì Nham, tam Hoàn, tứ Tuấn”. Ông sở trường về thơ Nôm và có khiếu hài hước.

*Nguyễn Hiệu (1674-1735): (còn có những tên khác như: Phan

Công Sứ, Nguyễn Sử, Nguyễn Hữu Tự, Nguyễn Giai) người làng Đức Trạch, huyện Thượng Phúc, đạo Sơn Nam, quê gốc tại làng Lan Khê, huyện Nông Cống, nay là thôn Lan Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu

Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1700, Nguyễn Hiệu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Sau khi đỗ Tiến sĩ, Nguyễn Hiệu được bổ làm Giám sát ngự sử đạo Kinh Bắc. Sau Nguyễn Hiệu được thăng làm Hồng lô Tự khanh, sau thăng lên Bồi tụng. Năm 1717, chúa cho con là Trịnh Giang mở phủ riêng, vời Nguyễn Hiệu vào làm Tả tư giảng, kiêm Tả thị lang bộ Hình, Nguyễn Quý Ân là Hữu tư giảng. Năm 1720, do có nhiều công lao, nên Nguyễn Hiệu được thăng làm Tả Thị lang bộ Lại, được đặc cách dự tước Nông Lĩnh hầu. Năm 1730, Thuận Vương Trịnh Giang lên cầm quyền, nghĩ ông giảng dạy cho mình từ thời còn tiềm để, nên thăng Nguyễn Hiệu làm Thượng thư bộ Binh, gia hàm Thiếu bảo. Sau đó đổi sang bộ Lễ, gia phong hàm Thiếu phó, vào phủ chúa giữ chức Tham tụng, thăng Tá lý công thần. Năm 1735, Nông Quận công Nguyễn Hiệu mất.

*Nguyễn Hoàn (1713-1792): (âm Hán Việt cũng đọc là Hoản hay

Hoãn). Ông thuộc dòng dõi họ Hà ở xã Hương Khê, tổng Yên Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đến đời cha (tức Nguyễn Hiệu), vì sang làm con nuôi họ Nguyễn ở xã Lan Khê cùng tổng, nên mới đổi thành họ Nguyễn. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Hoàn nổi tiếng thông minh, hiếu học, nhiều thầy dạy khen ông là kỳ tài. Trong khoa thi Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4 (1743) Nguyễn Hoàn đậu Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Sau khi đỗ Tiến sĩ, Nguyễn Hoàn được bổ chức Cấp sự trung bộ Hộ (đúng ra, phải là Cấp sự trung Hộ khoa). Năm 1745, Nguyễn Hoàn được bổ làm Tư giảng cho thế tử Trịnh Sâm. Năm 1758, Giảng quan là Nguyễn Hoàn làm Thập châm (mười bài châm) dâng lên. Chúa Trịnh Sâm khen và nhận lấy. Năm 1761, Nguyễn Hoàn được thăng làm Phủ doãn Phụng Thiên, rồi Đông các Đại học sĩ. Vì mới nhiếp chính, nên mọi việc quốc gia đại sự, chúa Trịnh Sâm đều tham khảo, hỏi han, xin ý kiến của ông. Năm 1767, chúa Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm vào hầu hạ ở cung Lạng Âm (nơi cư tang) nên đã giao cho ông giữ Quốc phủ. Đến tháng 5, theo định lệ khảo khóa, xét bàn và trao chức tước cho

trăm quan, Nguyễn Hoàn được thăng làm Tả thị lang bộ Công, tước Thụy Trạch hầu. Sau đó, chúa cho vời Nguyễn Hoàn vào phủ làm Bồi tụng. Năm 1768, Trịnh Sâm phong Nguyễn Hoàn làm Quốc sư. Năm 1770, cho Nguyễn Hoàn làm Đô ngự sử, sau lại tiếp tục thăng chức cho Nguyễn Hoàn lên làm Thượng thư bộ Công, sau thăng Thượng thư bộ Hình, rồi Thượng thư bộ Lại, gia hàm Thiếu phó. Tháng 6, năm 1775, Trịnh Sâm hồi kinh và xét thưởng cho các quan lưu kinh, đã ban cho Nguyễn Hoàn tước Hoàn Quận công. Đầu năm 1776, Nguyễn Hoàn được thăng lên hành Tham tụng ở phủ chúa. Năm 1776, Nguyễn Hoàn được phong chức Thái tử Thái bảo. Năm 1777, Tham tụng Nguyễn Hoàn đã 65 tuổi, xin về trí sĩ. Chúa Trịnh Sâm nghĩ ông là người kỳ cựu, nên đã bút phê rằng: Tạm hứa cẩm toàn, trùng đăng hoàng các, nghĩa là, tạm cho mặc áo gấm về làng, rồi lại ra làm Tể tướng. Ngay sau đó, chúa lại cho người triệu Nguyễn Hoàn vào kinh, cho làm Phụng thị ngũ lão (Năm vị nguyên lão đại thần). Năm Kỷ Hợi (1779), vì người con cả là Nguyễn Trạch mất, nên Nguyễn Hoàn xin chúa cho nghỉ trí sĩ, đề cử Bồi tụng Phan Trọng Phiên làm Tham tụng và được Trịnh Sâm chấp nhận. Nhân đó, chúa vinh phong ông làm Phụ quốc công thần. Năm Bính Ngọ (1786), khi Trịnh Tông bị bắt, Nguyễn Hoàn cáo quan về trí sĩ ở làng Đa Sĩ, huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây (nay là xã Kiến Hưng, thành phố Hà Đông). Năm Kỷ Dậu (1789), sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung vào kinh thành Thăng Long và ra chiếu "chiêu hiền đãi sĩ" nhằm tập hợp và trọng dụng các sĩ phu Bắc Hà. Từ Đa Sĩ, Nguyễn Hoàn ra Thăng Long tiếp kiến, nhưng lấy lý do tuổi cao sức yếu, ông xin được trở về và được vua Quang Trung chấp thuận. Ngày mồng Một tháng 5 năm, Nhâm Tý, niên hiệu Quang Trung thứ 5 (1792), Nguyễn Hoàn mất tại làng Đa Sĩ, thọ 80 tuổi.

*Nguyễn Phan (1711-1784): Ông người làng Hà Dương, huyện Hoằng Hóa, nay là làng Hạ Vũ (Xuân Lôi), xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa.

thống tướng đánh giặc. Khoản những năm 1741  1742, ông nhiều lần lập chiến công, được thăng Đốc tướng Sơn Tây, tước Phan Phái hầu. Năm Ông lập được nhiều công trạng trong việc đánh dẹp Tây Sơn của nhà Lê – Trịnh, được thăng lên Thiếu phó, làm Án trấn Thanh Hoa. Ông có công lớn trong việc đánh dẹp nghĩa quân Lê Duy Mật, được thăng lên chức Thái tể, tước quận công. Năm 1774, ông 65 tuổi về hưu. Năm 1775, ông lại được gọi ra làm Đốc lĩnh hai đạo quân Hưng Hóa, Thanh Hoa, đánh giặc Lào ở động Mãnh Thiên. Năm 1782, Đoan vương Trịnh Tông lên, quân ba phủ ngang ngạnh khó chế ngự, sai ông làm Chánh đề lĩnh ở Kinh thành. Tháng 7 năm 1784, Nguyễn Phan mất, thọ 74 tuổi, được phong làm phúc thần. Hiện nay, quê hương ông – làng Hạ Vũ, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa còn đền thờ ông, các triều vua về sau đều ban sắc phong.

Một phần của tài liệu Người thanh hóa ở thăng long thời lê trịnh ( thế kỷ XVII XVIII ) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)