Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần in hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 6 (Trang 64 - 71)

a. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung

Biểu 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Số

TT Chỉ tiêu Ký hiệu

Năm

58 1 Tổng nguồn vốn kinh doanh bình quân (triệu đồng) VKD 39.228 44.720 42.887 48.438 2 Vốn tự có (triệu đồng) VTC 14.079 14.079 14.248 19.721 3 Vốn vay (triệu đồng) VV 25.149 30.641 28.639 28.717 4 Doanh thu thuần (triệu đồng) DT 26.935,0 30.384.0 35.023,0 45.420.1 5 Lợi nhuận thuần (triệu đồng) LN 340 281 812,3 1590,65 6 Hiệu suất sử dụng vốn DT/VKD 0,69 0,68 0,82 0,94 7 Doanh lợi vốn kinh

doanh LN/VKD 0,009 0,006 0,019 0,033

8 Doanh lợi vốn tự có LN/VTC 0,024 0,020 0,057 0,081 9 Doanh lợi vốn vay LN/VV 0,014 0,009 0,028 0,055

Nguồn: trích và tính toán theo Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh từ năm 2003 - 2006

 Hiệu suất sử dụng vốn

Năm 2003 hiệu suất sử dụng vốn là 0,69 (tức một đồng vốn tạo ra 0,69 đồng doanh thu) năm 2004 là 0,68 giảm 1,45%. Nguyên nhân giảm là do tình trạng lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất, sản xuất ra sản phẩm hỏng nhiều làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên 0,82 tăng 20,6% và năm 2006 là 0,94, tăng 14,6%.

 Doanh lợi vốn kinh doanh

Năm 2003, một đồng vốn kinh doanh mang lại 0,009 đồng lợi nhuận, năm 2004, 2005 và năm 2006 các chỉ tiêu này lần lượt là 0,006; 0,019 và 0,033. Ta thấy rằng chỉ tiêu này tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2005

59

và năm 2006. Điều này cho thấy sau khi cổ phần hoá công ty đã chú trọng hơn trong việc quản lý điều hành sản xuất làm tăng hiệu quả kinh doanh.

 Doanh lới vốn tự có

Qua tính toán cho thấy năm 2003 một đồng vốn tự có tạo ra 0,024 đồng lợi nhuận, năm 2004 là 0,020 đồng, năm 2005 là 0,057 đồng và năm 2006 là 0,081 đồng. Chỉ có năm 2004 chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có là giảm còn lại hệ số doanh lợi của vốn tự có của các năm nhìn chung đều tăng. Sự tăng lên chủ yếu là do lợi nhuận của Công ty tăng trong khi vốn tự có tăng không đáng kể.

 Doanh lợi vốn vay:

Cũng như doanh lợi vốn tự có, doanh lợi vốn vay tại Công ty cũng tăng dần qua các năm từ năm 2003, 2004, 2005 và 2006 lần lượt là 0,014; 0,009; 0,28 và 0,055. Nếu so sánh doanh lợi vốn tự có và doanh lợi vốn vay, ta thấy sử dụng vốn tự có là cao hơn tức sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Do vậy Công ty nên bổ sung vốn tự có và hạn chế vốn vay vào nguồn vốn kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Các chỉ tiêu này nhìn chung đều tăng nhưng quy mô quá nhỏ, điều đó cho thấy tuy Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng hiệu quả hoạt động thì còn rất nhiều hạn chế. Do vậy để dành thắng lợi trong canh tranh khi nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập thì Công ty cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.

b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Biểu 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

60 T

T

2003 2004 2005 2006

1 Vốn cố định bình quân (triệu đồng) VCĐ 21.372 25.246 24.674 32.240

2 Doanh thu thuần (triệu đồng) DT 26.935.0 30.384,0 35.023,0 45.420,1

3 Lợi nhuận tuần (triệu đồng) LN 340 281 812,3 1590,65

4 Doanh lợi VCĐ LN/VCĐ 0,016 0,011 0,033 0,049 5 Suất hao phí VCĐ VCĐ/DT 0,79 0,83 0,70 0,71

6 Hiệu suất sử dụng vốn cố định DT/VCĐ 1,260 1,204 1,419 1,409

Nguồn: trích và tính toán theo Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh từ năm 2003 - 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Doanh lợi vốn cố định:

Năm 2003, trung bình cứ một đồng vốn cố định tạo ra 0,016 đồng lợi nhuận, năm 2004 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,11 và sau đó tăng dần qua các năm 2005 và 2006 lần lượt là 0,033 và 0,049. Chỉ tiêu này tăng khá lớn trong 2 năm 2005 và 2006 cho thấy vốn cố định sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy vậy, mức doanh lợi này vẫn còn rất nhỏ. Nguyên nhân là do việc quản lý và khai thác vốn cố định chưa có hiệu quả làm thất thoát, hư hỏng nhiều sản phẩm làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.

61

Qua biểu 2.13 ta thấy chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định của Công ty là tương đối lớn trong các năm. Năm 2003, để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,79 đồng vốn cố định, năm 2004 chỉ tiêu nay tăng lên là 0,83 (tăng 5,06%). Năm 2005, Công ty đã quan tâm hơn đến việc sử dụng vốn và tài sản nên chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 0,7 (giảm 15,66%), và đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng lên 0,71 (tăng 1,4%). Điều này cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn cố định chưa hiệu quả, Công ty chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị.

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Năm 2003 trung bình cứ 1 đồng vốn cố định cố định bỏ vào kinh doanh thì mang lại 1,260 đồng doanh thu; năm 2004, 2005, 2006 con số tương ứng là 1.204; 1,419 và 1,409. Việc sử dụng vốn cố định chưa đạt hiệu quả cao, nhất là đến năm 2004 hiệu suất sử dụng vốn cố định lại giảm đi đáng kể. Nguyên nhân của việc tăng giảm này có thể nhận thấy như sau:

- Năm 2003, tiến độ sản xuất trên hệ thống các máy in offset, máy in Flexo cũ, dây chuyền sản xuất khăn giấy thơm, dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh vẫn tiến hành bình thường và đạt hiệu quả cao theo tốc độ tăng trưởng như dự kiến. Doanh thu đã đạt được theo kế hoạch Sở Văn hoá Thông tin Hà Tĩnh giao.

- Năm 2004 Công ty bắt đầu cho triển khai đưa vào vận hành và khai thác hệ thống dây chuyền sản xuất mới, dây chuyền in Flexo 7 màu. Đây là hoàn toàn là một dây chuyền sản xuất hiện đại, điều khiển tự động. Trình độ tiếp nhận và sử dụng công nghệ của công nhân còn nhiều hạn chế nên để xảy ra quá nhiều sản phẩm hỏng, gây lãng phí vật tư, nhân công và cả hao mòn thiết bị. Sai hỏng nhiều nhất là in vé cầu có gắn băng từ mã hoá. Tỷ lệ sai hỏng lên đến gần 10%, chất lượng và số lượng in chưa ổn định,

62

chưa đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Đó là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định chưa cao.

c. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty:

Biểu 2.14: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Số

TT Chỉ tiêu Ký hiệu

Năm

2003 2004 2005 2006

1 Vốn lưu động bình quân (triệu đồng) VLĐ 17.856 19.474 18.213 16.198

2 Doanh thu thuần (triệu đồng) DT 26.935,0 30.384,0 35.023,0 45.420,1

3 Lợi nhuận thuần (triệu đồng) LN 340 281 812,3 1.590,65 4 Hệ số doanh lợi VLĐ LN/VLĐ 0,019 0,014 0,045 0,098 5 Số vòng quay VLĐ DT/VLĐ 1,508 1,560 1,923 2,804

6 Số ngày bình quân một vòng quay VLĐ T/Vvlđ 241,969 233,939 189,811 130,169

7 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 1/Vvlđ 0,663 0,641 0,520 0,357

Nguồn: trích và tính toán theo Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh từ năm 2003 - 2006

 Hệ số doanh lợi vốn lưu động

Năm 2003 nếu bỏ ra một đồng vốn lưu động thì công ty sẽ thu về 0,019 đồng lợi nhuận, năm 2004 chỉ tiêu này lại giảm xuồng là 0,014, giảm 35,7%. Nguyên nhân giảm là do Công ty chưa làm chủ được công nghệ mới nên tỷ lệ hao hụt và hư hỏng quá lớn làm cho lợi nhuận Công ty giảm xuống. Năm

63

2005, 2006 sau khi Cổ phần hóa và việc sử dụng, vận hành máy móc thiết bị đã tốt hơn nên chỉ tiêu này đã tăng lên rất nhanh chóng, năm 2005 so với năm 2004 tăng 221,4% và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 117,8%. Tuy nhiên chỉ tiêu này còn rất nhỏ.

 Số vòng quay vốn lưu động

Qua biểu 2.14 ta thấy số vòng quay vốn lưu động trong các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 tương ứng là 1,508; 1,56; 1,923 và 2,804.

Số vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng dần từng năm. Cá biệt năm 2006 quay được 2,804 vòng / năm. Điều này được lý giải bởi việc cổ phần hóa, Công ty đã chú trọng hơn trong việc sử dụng và tăng vòng quay vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty lên.

 Số ngày bình quân một vòng quay vốn lưu động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự tăng số vòng quay vốn lưu động thì số ngày bình quân một vòng quay vốn lưu động được rút ngắn lại. Năm 2003 số ngày bình quân một vòng quay vồn lưu động là 241,969 ngày, năm 2004 giảm 3,4% so với năm 2003, năm 2005 so với năm 2004 giảm 23,2% và đến năm 2006 số ngày bình quân một vòng quay chỉ còn 130,169 ngày giảm so với năm 2005 là 45,8%.

 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Mức đảm nhiệm vốn lưu động là chỉ tiêu cho biết để đạt được một đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Qua tính toán cho thấy chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, tương ứng với các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 là 0,663 0,641; 0,520; 0,357. Trong 3 năm đầu 2003, 2004, 2005 mức độ giảm không đáng kể, năm 2006 mức độ giảm đã rõ rệt hơn. Tuy nhiên, mức đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty Cổ phần in Hà

64

Tĩnh là mức tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành in. Sự giảm chỉ tiêu này cho thấy Công ty đã có nhiều sự cố gắng trong việc sử dụng đồng vốn, mặc dù kết quả và hiệu quả đạt được cho tương xứng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần in hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 6 (Trang 64 - 71)