Môi trường vi mô (môi trường ngành).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần in hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 6 (Trang 39 - 42)

33

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Có 5 yếu tố cơ bản của môi trường vi mô như sau:

a. Các đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, mức độ canh tranh tuỳ thuộc và số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường, mức độ tăng trưởng của ngành, mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Cạnh tranh sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, uy tín, giảm chi phí và giá cả. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp không thắng nổi trong cuộc cạnh tranh đã phải trả giá bằng cách phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp. Mặt khác, cạnh tranh cũng là động lực cho ra đời những sản phẩm thay thế và sẽ thu hút một bộ phận khách hàng vào sử dụng sản phẩm mới làm thị phần của các doanh nghiệp hiện tại giảm sút. Phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Do vậy các doanh nghiệp cần phải phân tích từng đối thủ canh tranh để nắm bắt và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể đưa ra, đồng thời cần chú trọng vận dụng công nghệ mới vào chế tạo sản phẩm thay thế trong chiến lược kinh doanh cảu mình.

b. Khách hàng

Khách hàng là bộ phận không tách rời đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi họ là những người tiệu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là tài sản vô giá mà doanh nghiệp có được. Sự tín nhiệm đó đạt được do doanh nghiệp biết tìm cách thoã mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh, do vậy doanh nghiệp phải luôn tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, phân loại khách hàng để có biện pháp hoạch định chính các sách giá cả, sản phẩm cũng như phân phối của mình một cách phù hợp.

34

c. Nhà cung ứng

Nhà cung ứng là những nhà cung cấp các nguồn lực cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhà cung ứng bao gồm:

 Người cung ứng vật tư, thiết bị

Các nhà cung cấp vật tư thiết bị có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hoặc dịch vụ, cung cấp số lượng không đủ, không kịp thời, không có sản phẩm thay thế,... Do vậy doanh nghiệp cần lựa cho mình nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị đáng tin cậy, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên tục.

 Người cung cấp vốn

Các doanh nghiệp, kể cả các d o a nh n g h i ệ p là m ăn có lãi đều phải huy động vốn từ các nguồn tài trợ thông qua vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, người lao động,... Nguồn tiền vốn có thể nhận được bằng cách vay ngắn hạn, dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu,... Mỗi hình thức huy động có một mức chi phí khác nhau. Do vậy, khi huy động vốn các doanh nghiệp cần xem xét lựa chọn các hình thức vay, nhà cung cấp, thời hạn vay để đảm bảo tiết kiệm chi phí huy động, cơ cấu hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế.

 Nguồn lao động

Nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Khả

năng thu hút và giữ được đội ngũ lao động có năng lực là tiền đề để đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xem xét tính chất đặc

35

thù của ngành nghề kinh doanh, những nét đặc trưng của nguồn lao động, từ đó có các chính sách để thu hút giữ nhân tài làm việc cho mình.

d. Đối thủ tiềm ẩn mới

Đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mục tiêu là giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Đây là là nguy cơ mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt, bới các đối thủ cạnh tranh mới có thể nhảy vào ngành bất cứ lúc nào. Do vậy các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh và đề phòng và đối phó với sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới.

Tóm lại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề rất quan trọng mà bất kỳ doanh gnhiệp nào cũng quan tâm. Việc hiểu rõ các vấn đề lý luận, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh hợp lý cũng như nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

CHƢƠNG 2:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần in hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 6 (Trang 39 - 42)