Giáo trình được chia làm 6 chương
Chương 1: Một số vấn đề về nội dung chương trình
Chương 2: Dạy học các tập hợp số
Chương 3: Dạy học các phép biến đổi đồng nhất
Chương 4: Dạy học giải phương trình - bất phương trình
Chương 5: Dạy học khái niệm hàm ở trường phổ thơng
Chương 6: Dạy học mạch tốn ứng dụng
Bài 1: Một số vấn đề về nội dung – chương trình Bài 2: Một số vấn đề về phương pháp dạy học 2.1 Một số yếu tố của phương pháp số 2.2 Một số yếu tố của lý thuyết tối ưu
2.3 Dạy học tuyến thuật tốn ở trường phổ thơng
2.4 Dạy học một số yếu tố của TK, xác suất
Ởđây, các nội dung dạy học liên quan đến TK xuất hiện trong mục “Dạy học một số yếu tố của thống kê, xác suất” của chương 6 - “Dạy học mạch tốn ứng dụng”. Phần trình bày của [M2] cĩ thểđược chia làm ba nội dung chính:
1) Giới thiệu các chuẩn kiến thức, kĩ năng liên quan đến TK cần đạt đến qua các năm học (theo chuẩn yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cụ thể, mức độ cần đạt đến khi dạy học đồ thị TK được [M2] trình bày như sau:
Về kiến thức:
Hiểu các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt và đường gấp khúc tần số, tần suất.
Về kĩ năng:
Vẽđược biểu đồ tần số. tần suất hình cột.
Vẽđược đường gấp khúc tần số, tần suất. [M2, tr 64]
Như vậy, [M2] khơng đề cập đến yêu cầu rèn luyện tư duy TK cho HS mà chỉ quan tâm đến các chuẩn (kiến thức, kĩ năng) do chương trình quy định. Điều này dễ làm cho việc dạy học TK đối với SVSP chỉ cịn là việc truyền đạt các cơng thức, vẽ biểu đồ mà khơng tiến hành khai thác các tri thức này để qua đĩ phát triển tư duy TK, giúp HS chuẩn bị cho cuộc sống sau này.
2) Giới thiệu sơ bộ chương trình
Cách triển khai nội dung TK qua các năm học trong chương trình phân ban: Việc dạy học một số yếu tố TK mơ tảđược triển khai qua nhiều năm, từ các lớp của bậc tiểu học đến các lớp của trường trung học phân ban. Các kiến thức về TK mơ tả đưa vào như là sự phát triển trực tiếp về mặt ứng dụng của những kiến thức tốn học và được lặp đi lặp lại theo kiểu đồng tâm và nâng cao dần qua các lớp. Chương TK ở
lớp 10 được xem như tổng kết và khái quát hố tồn bộ các kiến thức TK mơ tảđược
đưa vào qua các lớp tiểu học và trung học cơ sở. [M2, tr 68]
3) Mang lại một cái nhìn tổng quan về khoa học thống kê – xác suất - Mối quan hệ giữa TK mơ tả và TK suy diễn
TK tốn cĩ hai bộ phận là TK mơ tả và TK suy đốn. TK mơ tả nghiên cứu các phương pháp thu thập, sắp xếp, trình bày số liệu thu thập được. Thơng qua quan sát hay các phép thử, bước đầu xác định một sốđặc trưng của TK. Nhờ TK mơ tả, người ta nắm được tình hình phân phối thực nghiệm của hiện tượng. Tuy nhiên, các phần tử điều tra thường chỉ là một bộ phận (mẫu TK) của một tập hợp tổng thể các phần tử
mang dấu hiệu cần nghiên cứu. Chính vì vậy, tính quy luật của hiện tượng chưa được thể hiện đầy đủ. Vấn đềđặt ra là từ các tính quy luật của thực nghiệm phải khái quát hố, hệ thống hố, phát hiện các quy luật cĩ tính lý thuyết hợp lý về tổng thể. Nhiệm vụđĩ thuộc về TK suy đốn. [M2, tr 68]
- Mối quan hệ giữa TK và xác suất
Chính ởđây, lý thuyết xác suất tạo ra những cơ sở lý luận cần thiết của TK tốn. Lý thuyết xác suất sẽ cung cấp các phương tiện tính tốn cần thiết để nghiên cứu các tính quy luật thực nghiệm một cách hồn thiện hơn, hiệu quả hơn, giúp cho TK tốn cĩ khả
năng phân tích, dự đốn các quy luật cĩ tính lý thuyết về thực nghiệm nghiên cứu, khảo sát.
Ngược lại, TK mơ tả cũng cần thiết cho việc nghiên cứu lý thuyết xác suất. Theo quan
điểm TK, để tìm xác suất của một biến cố, cần phải tiến hành một sốđủ lớn các phép thử, lập bảng số liệu, tính tần suất xuất hiện của biến cốđĩ. [M2, tr 68]
Nội dung các đoạn trích cho thấy [M2] cũng khơng trình bày cụ thể những vấn đề đặc thù liên quan đến tri thức đồ thị TK mà GV cần hiểu rõ, ví dụ: Các tình huống dẫn đến sự xuất hiện của các dạng đồ thị TK khác nhau? Các qui tắc tốn học đặc trưng cho từng dạng đồ thị TK?