- Chuyên môn, nghiệp vụ
2, Thu hút nhân tà
2.3.2 Những thách thức, tồn tại và nguyên nhân.
Thứ nhất, Chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu hụt so với nhu cầu, đội ngũ lao động của tỉnh vẫn còn yếu cả về thể lực và trình độ, kỹ năng so với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc CNH-HĐH của tỉnh, nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh vừa thiếu vừa yếu. Số lao động chưa qua đào tạo còn cao (lao động chưa qua đào tạo chung chiếm 58%, chưa qua đào tạo nghề chiếm 70%) . Riêng khu vực nông thôn, đại bộ phận là lao động phổ thông, chưa có chuyên môn kỹ thuật (chiếm tới 81,52%). Chưa có giải pháp hữu hiệu để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có những chuyên gia đầu ngành và những cán bộ kỹ thuật giỏi, có tâm huyết, nhiệt tình đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Thứ hai, Sự chuyển dịch cơ cấu lao động các ngành đòi hỏi lao động kỹ thuật cao chậm hơn nhiều so với cơ cế ngành nên tạo ra một lượng lao động dư thừa ngành này, thiếu ngành khác nên việc làm trái nghề không qua đào tạo lại làm hạn chế hiệu quả sản xuất và lãng phí ngân sách nhà nước và xã hội. Thị trường lao động chưa thật sự phát triển, nên tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao.
Thứ ba, so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, dân số Nam Định tương đối đông, sự phát triển kinh tế của Nam Định cùng với tiến trình đô thị hóa, nhiều ngành nghề phi nông nghiệp như dịch vụ, du lịch, công nghiệp ngày càng phát triển. Chính phủ đã có quyết định số 87/2008/QĐ-CP ngày 3/7/2008 phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 1/12/2006 của Tỉnh ủy Nam Định về xây dựng thành phố Nam Định trở thành Trung tâm kinh tế - văn hoá vùng Nam đồng bằng sông Hồng, đòi hỏi lực lượng lao động có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật...
Thứ tư, quy mô ngành nghề và chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của tỉnh. Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề còn chồng chéo và trùng lắp, đào tạo chưa gắn bó với nhu cầu của thị trường sức lao động, nên hiệu quả chưa cao. Thực tế đó đặt ra câu hỏi,
cần có quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng kịp theo nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh, nhằm tiến kịp với các tỉnh bạn trong khu vực và trong cả nước.
Thứ năm, sự phân bố đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực KHCN còn chưa hợp lý giữa các ngành và thành phần kinh tế dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực vừa thừa, vừa thiếu và không ổn định (tỉnh Nam Định có 65,07% dân số làm nông nghiệp nhưng tỷ lệ người có trình độ từ đại học trở lên trong nông, lâm, thuỷ sản chỉ có 7,39%). Số lượng lao động có trình độ cao, kỹ thuật cao chủ yếu tập trung trong khu vực quốc doanh, công nghiệp, hành chính còn số lượng lao động chất lượng cao ở khu vực ngoài quốc doanh, dịch vụ, nông nghiệp còn thấp. Hơn nữa, số người tốt nghiệp đại học nhiều nhưng chưa phát huy được hiệu quả, tập trung nhiều vào khu vực hành chính, đoàn thể. Tỷ lệ học sinh học nghề còn thấp, một phần còn do tâm lý của học sinh phổ thông đa số không muốn học nghề mà chỉ muốn thi vào đại học. Việc “chảy máu chất xám” cũng cần được quan tâm giải quyết
2.3.2.1 Nguyên nhân của tồn tại.
Một là, Quy mô ngành nghề và chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của tỉnh. Cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý giữa các bậc, ngành đào tạo. Hệ thống định hướng nghề nghiệp, đào tạo và đào tạo lại chưa theo kịp với những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, chi ngân sách đầu tư cho giáo dục, dạy nghề, khoa học công nghệ chưa tương xứng trước yêu cầu phát triển.
Ba là, điều kiện phát triển KTXH của tỉnh còn khó khăn; chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài vẫn còn bất hợp lý; môi trường làm việc chưa thuân lợi để phát huy hết năng lực, khả năng sáng tạo của người lao động... nên chưa khuyến khích được người lao động hăng say làm việc và khó thu hút được lao động có trình độ cao về làm việc tại tỉnh.
Bốn là, sự yếu kém trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa có sự phân cấp rõ ràng mỗi ngành, mỗi bộ phận quản lý riêng mà chưa có ngành nắm chung toàn bộ nguồn nhân lực từ đó đề xuất phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp.
Năm là, việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và kế hoạch, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như gắn chặt với sự phát triển KTXH của tỉnh.
Chương 3