- Chuyên môn, nghiệp vụ
2, Thu hút nhân tà
3.1.2 Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Người Việt Nam nói chung và người Nam Định nói riêng trong độ tuổi lao động hiện nay có chiều cao và trọng lượng cơ thể vào loại trung bình thấp của thế giới. Sự tăng trưởng thể lực của người lao động hiện vẫn đang là một vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Vì vậy, nâng cao thể lực nguồn nhân lực (với các chỉ tiêu về chiều cao và trọng lượng cơ thể, chỉ số Pignet và chỉ số QVC tương đương với mức trung bình khá của thế giới) là một trong các yêu cầu chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3.1.2.2 Mục tiêu nâng cao trình độ văn hoá, CMKT của nguồn nhân lực
Muốn có nguồn nhân lực với trình độ cao, có thể so sánh được với các tỉnh khác trong vùng và cả nước, trước hết phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ học vấn của người dân, nâng tỷ trọng nhân lực được qua đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực. Cụ thể, đến năm 2020, Nam Định phải đạt được những chỉ tiêu như sau:
- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về trường chuẩn quốc gia ở từng cấp học.
- Từ năm 2011 đến 2015 mỗi năm tăng thêm 4% số lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc. Từ năm 2016 đến 2020 mỗi năm tăng thêm 2% số lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc. Đến năm 2020 số lao động qua đào tạo chiếm trên 75%.
- Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và kỹ năng cho người lao động. Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho khâu dạy nghề.Tăng cường chất lượng giáo viên, trường dạy nghề để đạt chất lượng dạy nghề cao.
- Từng bước hợp lý hoá cấu trúc của đội ngũ lao động được đào tạo theo các bậc học theo cơ cấu đại học, cao đẳng 1 - trung học chuyên nghiệp 3 - công nhân kỹ thuật 15 đối với các doanh nghiệp, và 5-2-3 trong ngành Văn hoá - Y tế - Giáo dục vào năm 2020.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên, công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ các nhà quản trị kinh doanh giỏi, có bản lĩnh và tinh thần dân tộc, có kiến thức chuyên môn vững vàng và có chí hướng vươn lên không ngừng.
- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động cũng như việc đào tạo lại, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho người lao động để phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế.
- Tăng nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước hình thành nguồn nhân lực tinh hoa. Đặc biệt coi trọng phát triển và trọng dụng những nhân tài trên mọi lĩnh vực khoa học, văn hoá, xã hội và quản lý, các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực, các nghệ nhân, đội ngũ sinh viên tài năng và đội ngũ học sinh thông minh có năng khiếu, có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, có khả năng cạnh tranh quốc tế.
3.1.2.3 Mục tiêu giải quyết việc làm:
Đến năm 2020 giải quyết việc làm cho người lao động bình quân mỗi năm 45.000 - 50.000 người. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ổn định từ 3-4% tổng số lao động trong độ tuổi giai đoạn đến năm 2020.
Từng bước đảm bảo đủ việc làm cho người lao động. Nâng cao tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động khu vực nông thôn.