Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân" của học viên Chỉ huy Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phụ thuộc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 34 - 46)

viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phụ thuộc vào nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo

Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức cách mạng nói riêng bao gồm nhiều nội dung, nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú. Biện chứng giữa nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục chính là sự phối hợp một cách đồng bộ và đồng thuận giữa các yếu tố đó, các cơ quan, đơn vị trong quá trình giáo dục, đào tạo để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 là sự tác động qua lại giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục. Trong đó, chủ thể giáo dục căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, chương trình, kế hoạch đào tạo của Nhà trường để sử dụng các phương pháp, phương tiện và các hình thức định hướng các nội dung tác động vào nhận thức và hành động của mỗi học viên.

Với phương châm “cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu”, Nhà trường luôn xác định phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng cho học viên; phải trang bị một cách cơ bản, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, có chuyên sâu, có chuyên ngành cho từng đối tượng; trên cơ sở đó đào tạo ra những sĩ quan chỉ huy có tri thức tổng hợp, cần thiết cho hoạt động chỉ huy (cả tri thức khoa học và tri kinh nghiệm). Thực hiện yêu cầu của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về: “đào tạo cán bộ cấp phân đội có phẩm chất chính trị vững vàng và đạo đức cách mạng trong sáng; có mặt bằng kiến thức trình độ đại học theo các nhóm ngành tương ứng của Nhà nước; có kiến thức quân sự chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học, năng lực tư duy và hoàn thành nhiệm vụ ban đầu, có khả năng phát triển” [13, tr.14 - 15]. Trong những năm qua Nhà trường đã tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, trong đó chú trọng đến nội

dung, phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng theo hướng phù hợp với sự vận động, phát triển chung của đất nước, có chú ý đến tính đặc thù của quân đội. Theo đó, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”, học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ngoài việc trang bị hệ thống tri thức một cách toàn diện, các chủ thể giáo dục luôn quan tâm giáo dục học viên nhận thức, phát huy, phát triển những chuẩn mực đạo đức truyền thống, những phẩm chất đạo đức cách mạng, làm cơ sở để phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân.

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, mọi cán bộ, học viên, công nhân viên, chiến sĩ Nhà trường luôn phát huy tốt truyền thống đạo đức cách mạng của quân đội, nhà trường, đồng thời góp phần làm sâu sắc, phong phú thêm truyền thống đạo đức đó bằng những nét đặc trưng riêng: “Trung - hiếu, tiên phong, mẫu mực, quyết thắng”. Họ thực sự là những chiến sĩ tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, thực sự là những người con yêu quí của Đảng, của nhân dân. Thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, mỗi học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân luôn xây dựng được cho mình tình cảm thiêng liêng, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, trên cơ sở đó tạo nên sự thôi thúc nội tâm mạnh mẽ để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm là học tập và rèn luyện tại trường. Vì vậy, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phải giáo dục cho họ những nội dung thiết thực, phù hợp với năng lực nhận thức, ý chí, tình cảm và niềm tin của họ. Kết hợp nội dung giáo dục phù hợp với phương pháp gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nói đi đôi với làm; nói ít làm nhiều; xây đi đôi với chống và tự tu dưỡng, tự giáo dục đạo đức là chính, nêu gương đạo đức; các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng (tuyên truyền, đối thoại, diễn đàn thanh

niên, giao lưu...) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên, tạo động lực phát huy truyền thống, cống hiến tài năng.

1.2.3. Phát triển phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" của họcviên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phụ viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phụ thuộc vào vai trò nhân tố chủ quan của học viên

Về sự phát triển, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” [21, tr. 119], là quá trình “tự thân” của mọi sự vật, hiện tượng, quá trình. Theo đó, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 là quá trình “tự thân”, “tự phát triển”. Quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan, trong đó vai trò nhân tố chủ quan là rất quan trọng.

Từ phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, vận dụng xem xét cụ thể các đối tượng học viên trong quá trình đào tạo sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cho thấy: nhân tố chủ quan của học viên trong phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” là tổng hợp tất cả các yếu tố đặc trưng, tạo lập năng lực nhận thức, năng lực tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện của mỗi học viên được huy động vào các hoạt động cụ thể dưới sự chi phối, thúc đẩy của các động lực nội tại, tạo nên tính năng động, sáng tạo nhằm chuyển hoá hệ thống tri thức, cải biến các điều kiện học tập, rèn luyện, các quan hệ xã hội do từng học viên đề ra.

Khoa học triết học trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã chứng minh rằng: không một sự tự nhận thức nào lại không trên cơ sở của sự lĩnh hội, học tập kinh nghiệm của loài người và không có sự lĩnh hội, học tập nào lại không kèm theo quá trình tự tìm kiếm, tự sáng tạo ở một mức độ nào đó “con người không phải là một bộ máy chấp nhận (từ bên ngoài), mà điều quan trọng là cần được tự do phát triển từ bên trong (nhu cầu nội tại)” [18, tr. 37]. Do vậy, mỗi học viên trong quá trình học tập, rèn luyện để phát triển phẩm

chất “trung với nước, hiếu với dân” cần phát huy hết vai trò năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan để biến đổi, phát triển hệ thống các nhân tố khách quan từ “cái tự nó” sang “cái cho ta”.

Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 được biểu hiện ở khả năng nhận thức của mỗi học viên thực hiện bước chuyển hoá thứ nhất từ hiện thực vào tư duy; biến đổi hệ thống thông tin lĩnh hội từ quá trình học tập, rèn luyện, từ môi trường giáo dục trong nhà trường hay môi trường xã hội, hình thành tri thức các nội dung của phẩm chất đó để học viên tiến hành xử lý. Bước chuyển hoá này được quan niệm là quá trình chủ quan hoá khách

quan, tức là sử dụng hệ thống phẩm chất, năng lực chủ quan của học viên để

lĩnh hội toàn bộ những nội dung thông tin từ quá trình đào tạo vào trong tư duy. Đây là quá trình mà mỗi học viên không ngừng tích luỹ, chiếm lĩnh những tri thức từ các môn học, những kinh nghiệm thực tiễn để khái quát hoá thành những tri thức của chính bản thân mình. Độ sâu sắc của tri thức, hiệu quả của phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” phụ thuộc vào nội dung trang bị trong các bài giảng, phương pháp dạy học, cách thức quản lý của đội ngũ cán bộ. Đặc biệt, phụ thuộc rất lớn vào tính mục đích, thái độ định hướng nhận thức, vào khả năng huy động các phẩm chất tâm lý, ý thức tích cực và phương pháp học tập của mỗi học viên.

Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” phụ thuộc rất lớn vào sức sáng tạo của tư duy. Khi trí thông minh và lòng nhiệt tình của học viên được phát huy cao độ đến mức say mê sẽ tạo ra khả năng chuyển hoá hiệu quả cao. Nhờ có sự sáng tạo mà học viên có thể tạo nên những biểu tượng về phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” làm tiền đề chủ quan cho

bước chuyển hoá thứ hai, chuyển hoá từ những dự định, những ý tưởng chủ

huy, quản lý, huấn luyện... theo mục đích đã được xác định. Sức sáng tạo của năng lực chủ quan là hình thái biểu hiện cụ thể năng lực sáng tạo của từng học viên trong quá trình học tập và rèn luyện. Như thế, bước chuyển từ nhận thức, tư duy về phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” sang hiện thực bằng các hành động, việc làm cụ thể được gọi là bước khách quan hoá chủ quan, là bước chuyển quan trọng nhất, quyết định nhất trong phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên. Bước chuyển hoá này khẳng định sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng một cách khoa học, sáng tạo. Bởi, theo Hồ Chí Minh: Học thì phải hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy. Vai trò nhân tố chủ quan của người học được xem xét trên cơ sở hiệu quả về chất lượng của quá trình đào tạo và tự đào tạo do khả năng huy động và nghệ thuật sử dụng, liên kết các yếu tố khác nhau trong ý muốn chủ quan của học viên. Khả năng liên kết, sắp xếp, tổ chức xử lý thông tin để biến đổi các hoạt động trong thực tế học tập và rèn luyện. Nếu các thao tác đó được thực hiện lôgíc, có sự kiểm soát chặt chẽ của giảng viên và cán bộ quản lý sẽ tạo ra hợp lực tác động cùng chiều.

Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phụ thuộc vào khả năng phân tích, đánh giá các khuynh hướng vận động phức tạp, đan xen trong môi trường đào tạo, môi trường xã hội, khuynh hướng vận động chủ đạo có tác tác động chi phối các khuynh hướng khác. Trên cơ sở đó, người học lựa chọn các phương pháp, biện pháp thích hợp để khai thác, tạo ra các yếu tố, điều kiện mới thuận lợi cho quá trình phát triển, đồng thời ngăn ngừa, kìm hãm những yếu tố bất lợi của quá trình ấy. Khi các yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan của học viên ngày càng được hoàn thiện, mà trước hết là năng lực nhận thức ngày càng tăng, những tiềm năng được thức tỉnh, khơi dậy, năng

lực hoạt động thực tiễn cũng không ngừng được hoàn thiện. Tính tự giác, tích cực trong học tập của học viên có ý nghĩa quyết định sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của chính họ. Thực tế cho thấy, giáo dục dù có toàn diện đến đâu cũng chỉ có ý nghĩa vạch ra đường hướng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" của người học. Còn bản thân người họ có phát triển theo định hướng đó hay phát triển đến mức độ nào thì giáo dục không thể quyết định được. Vì vậy, tự giáo dục có ý nghĩa quyết định trong nhận thức, chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1. Đó chính là sự nỗ lực, tự nguyện, tự giác của họ hướng vào bản thân mình nhằm phát triển, hoàn thiện nhân cách, phẩm chất đạo đức của bản thân, loại trừ những khuyết điểm, thói hư, tật xấu không phù hợp với yêu cầu sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng quân đội, nhà trường trong tình hình mới.

1.2.4. Phát triển phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" của họcviên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phụ viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phụ thuộc vào môi trường đào tạo của Nhà trường

Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn xem con người là những thực thể xã hội hiện thực, họ được đào tạo và phát triển trong một môi trường xác định. Môi trường xã hội là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người, tổng hợp những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá cùng các quan hệ xã hội ... tạo nên một hoàn cảnh thường xuyên quyết định bản chất quá trình hình thành phẩm chất người cán bộ, sĩ quan thông qua quá trình đào tạo.

Tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể mà người ta phân chia thành môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, môi trường dân sự, quân sự... về quy mô có thể phân chia thành môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường đào

lượng đào tạo và đối tượng đào tạo, là nơi dung chứa và hình thành nên những mối liên hệ, xác lập phương thức tác động đến quá trình phát triển phẩm chất, nhân cách học viên.

Phân tích mối quan hệ cơ bản từ sự vận động, phát triển của các nhân tố của môi trường có tác động trực tiếp đến sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” cho phép chúng ta nhận biết và hình dung một cách chính xác sự phụ thuộc của sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân vào môi trường đào tạo của nó.

Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân phụ thuộc vào sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của môi trường đào tạo nhà trường.

Xem xét trên cơ sở về lý luận giá trị thì thực chất của sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên là sự gia tăng có chất lượng hệ giá trị trong nhân cách của người học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân. Bởi, lịch sử sinh thành, phát triển của Trường Sĩ quan Lục quân 1 luôn gắn với một hệ giá trị nhất định, trong đó giá trị đạo đức cao nhất của người quân nhân cách mạng nói chung, học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân nói riêng đã được Hồ Chí Minh xác định là: Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Ngày nay, trước sự vận động, phát triển của tình hình thế giới và trong nước, chuẩn mực giá trị đó vẫn không hề thay đổi, nó được gìn giữ, củng cố, mở rộng, giá trị về “trung, hiếu” của người cán bộ cách mạng nói chung, học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 nói riêng được thể hiện ở quá trình học tập, rèn luyện, mạnh dạn, tháo vát, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết cách thu nhận và xử lý thông tin, giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội, xác định lý tưởng và mục đích sống

thiết thực hơn ... Những biểu hiện mới đó phản ánh sự phát triển các mặt đời sống xã hội - quân sự đang thúc đẩy mạnh mẽ cả lực lượng đào tạo và đối

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w