Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của học viên trong nhận thức, chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 78 - 82)

thức, chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”

Theo quan điểm của giáo dục học hiện đại, người học vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể tích cực của quá trình giáo dục. Do đó, phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 không tự hình thành và phát triển, sự phát triển phẩm chất đó thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, biểu hiện cụ thể trong mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đào tạo với tự đào tạo làm chuyển hoá các giá trị phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” thành những giá trị bền vững trong nhân cách mỗi học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân, làm chuyển hoá nhận thức chính trị thành tình cảm cách mạng và biểu hiện ra hành vi, lối sống, ý chí quyết tâm cống hiến, hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, của nhân dân.

Phát triển các nhân tố chủ quan của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 thực chất là hoạt động thúc đẩy nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tích cực, tự giác, chủ động của mỗi người để hình

thành và phát triển phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, cách mạng với thực tiễn xây dựng quân đội, xây dựng nhà trường. Đó là quá trình người học tự nhận thức về chính mình, tự đánh giá về năng lực, ý thức, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, lợi ích của chính mình. Trên cơ sở đó, đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu đào tạo người học sẽ nhận thức đầy đủ hơn về những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục trong quá trình hoàn thiện đạo đức và nhân cách của mình.

Phát triển các nhân tố chủ quan của học viên là một trong những giải pháp cơ bản để phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1. Bởi, trong phát triển phẩm chất đạo đức nói chung, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên nói riêng, điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Trong đó, điều kiện khách quan là tiền đề cơ bản, cung cấp những yếu tố cần thiết cho việc cá nhân hoạch định sự phát triển của mình. Một khi, những điều kiện khách quan đã được hội tụ đầy đủ thì nhân tố chủ quan lại trở thành nhân tố đóng vai trò quyết định trong phát triển phẩm chất đạo đức của học viên. Thông qua hoạt động tự giác, tích cực của người học mà chuyển hoá những giá trị, chuẩn mực chung thành nhu cầu, tình cảm, động cơ bên trong. Để phát huy vai trò nhân tố chủ quan của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:

Một là, nâng cao tính tích cực, tự giác của học viên trong tự giáo dục

chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã nêu lên quan điểm xem hoạt động tự giáo dục như là yếu tố rất quan trọng để đào luyện kiểu người chiến sĩ cách mạng của giai cấp vô sản. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của vấn đề tự giáo dục của mọi người, nhất là

đối với thế hệ trẻ, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [10, tr. 203 - 204]. Quan điểm trên cho thấy, vấn đề tự giáo dục nhằm chuyển hoá tri thức, phẩm chất đạo đức có vai trò quyết định đến phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Tự giáo dục chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân thực chất là sự nỗ lực, tự nguyện, tự giác của người học hướng vào bản thân mình nhằm phát triển và hoàn thiện phẩm chất đạo đức của bản thân loại trừ những thói hư, tật xấu không phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng quân đội, xây dựng nhà trường. Hoạt động tự giáo dục phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân mang tính chủ thể rất cao, là biểu hiện nổi bật của sự tự hoàn thiện bản thân. Để tự giáo dục đạo đức đạt kết quả, người học viên trước hết phải được giáo dục, bảo đảm tự giáo dục đạo đức đúng định hướng, có cơ sở khoa học. Vì vậy, thúc đẩy tự giáo dục phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 phải tăng cường giáo dục họ với nhiều biện pháp, nội dung.

Phải xây dựng cho học viên có động cơ đúng đắn, có tinh thần tự nguyện, tự giác cao, có thái độ kiên trì, say sưa học tập, nghiên cứu, sáng tạo, biết tận dụng mọi thời gian, tạo điều kiện để học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình trở thành người sĩ quan chỉ huy tương lai ưu tú, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bởi, tính tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người học viên chỉ có thể phát huy tốt khi các tổ chức đảng, tổ chức quản lý giáo dục tạo được cơ hội thuận lợi, có cơ hội cho họ phấn đấu đạt được ước mơ,

hoài bão. Đây là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tính tích cực tu dưỡng, rèn luyện, chuyển hoá phẩm chất đạo đức của người học viên, nó sẽ tạo động lực thúc đẩy học viên phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó, việc đánh giá đúng học viên có vai trò rất quan trọng, trên cơ sở đó sẽ tạo cho họ một niềm tin, phấn khởi, kích thích sự phấn đấu vươn lên. Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ, giảng viên đánh giá không đúng về học viên sẽ dẫn đến sự tự ti, chán nản, bi quan, thậm chí dẫn đến những ức chế tâm lý, từ đó học viên sẽ không còn hứng thú học tập, rèn luyện. Đồng thời, bản thân cán bộ, giảng viên trong nhà trường cũng phải thực sự nêu gương về đạo đức, nghị lực, lối sống trong sạch, lành mạnh... Đây là những tấm gương trực tiếp trong môi trường gần gũi có tác động sâu sắc đến tự giáo dục của học viên.

Bên cạnh đó, mỗi học viên cũng cần có nhận thức đúng đắn về yêu cầu của xã hội, quân đội, nhà trường để tự giáo dục và rèn luyện hàng ngày. Nêu cao tinh thần tự tu dưỡng về đạo đức, lối sống, chấp hành nghiêm túc Điều lệ Đảng, Pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, gương mẫu giữ gìn phẩm chất của người quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam, biến sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” thành hoạt động tự giác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Hai là, tăng cường, phát huy những hành động có ý thức của học viên

trong chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”, tập trung chú ý vào những chức năng, nhiệm vụ đặc thù của đơn vị, nhà trường, quân đội.

Học viên trường Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được phân công. Đó là các hoạt động học tập, rèn luyện, các quan hệ chính trị - xã hội, sẵn sàng chiến đấu, công tác và sản xuất. Lao động quân sự là một loại lao động đặc biệt và phức tạp, đòi hỏi phải huy động toàn bộ sức mạnh

của trí lực và thể lực để vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Đặc trưng cao nhất của hoạt động chiến đấu là sự xả thân quên mình vì mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, ngay cả trong điều kiện thời bình mục tiêu đó cũng không hề thay đổi. Đối với học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay, hoạt động quân sự luôn đòi hỏi cao các tố chất về thể chất và tinh thần để học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, hội thao, dã ngoại, sinh hoạt chính trị, tham gia công tác vận động quần chúng, lao động sản xuất và các phong trào cách mạng của tuổi trẻ. Chính thông qua những hoạt động cụ thể này làm cho họ không ngừng củng cố kiến thức, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của mình, đồng thời thấy rõ những thiếu hụt, bất cập về chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, tâm lý và thể lực để phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình hoạt động thực tiễn phát triển các nhân tố chủ quan của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 chính là sự khẳng định chất lượng chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”. Bởi, nếu không thông qua hoạt động thực tiễn và không bằng thực tiễn thì không thể đánh giá một cách chính xác, đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ của người học.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w