Xây dựng và phát huy vai trò môi trường đào tạo thuận lợi cho sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 82 - 95)

cho sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự tồn tại và phát triển của con người bao giờ cũng gắn với một môi trường nhất định và bản thân con người với môi trường xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người mức ấy.

Môi trường đào tạo của nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1. Chủ động xây

dựng, phát huy môi trường đào tạo chính là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên, tạo ra bức tường thành vững chắc ngăn chặn sự tác động tiêu cực từ mặt trái của đời sống kinh tế - xã hội, những tư tưởng đạo đức, lối sống không phù hợp với bản chất của họ. Xuất phát từ môi trường đào tạo nhà trường và từ yêu cầu khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của những tư tưởng đạo đức cũ, đạo đức tư sản đến phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 là tạo lập những điều kiện vật chất, tinh thần nhằm tác động tích cực, thúc đẩy phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên, đồng thời khắc phục những tư tưởng đạo đức tiêu cực làm cản trở sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của họ.

Để xây dựng, phát huy môi trường đào tạo nhà trường trong sạch, lành mạnh phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cần tập trung vào những nội dung sau:

Một là, chủ động xây dựng môi trường đào tạo trong sạch, lành mạnh,

trước hết tập trung vào việc tăng cường giáo dục chính trị - đạo đức và các giá trị tinh thần cho học viên.

Trước thực trạng suy thoái về phẩm chất chính trị - đạo đức, các giá trị tinh thần của một bộ phận học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay, việc tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức và các giá trị tinh thần là rất cần thiết đối với họ. Để xây dựng và tạo điều kiện thực hiện mục tiêu lý tưởng đạo đức cách mạng cho học viên, vấn đề quan trọng hàng đầu là đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải xây dựng cho họ lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức sâu sắc mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng quân đội, nhà trường và đơn vị vững mạnh toàn diện. Trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành chức trách, nhiệm vụ

của mỗi đơn vị, mỗi học viên, để mỗi người tích cực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Để đạt được những kết quả như ý muốn, nhà trường cần phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng thống trị trong đời sống tinh thần của mỗi học viên.

Tăng cường giáo dục học viên phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống đạo đức tốt đẹp, những giá trị tinh thần mà dân tộc, quân đội, nhà trường đã xây đắp trong lịch sử. Trong đó, cần chú ý giáo dục truyền thống “trung, hiếu”, yêu nước, thương nòi, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, lối sống nhân nghĩa, thuỷ chung, thông minh, hiếu học, đề cao nhân phẩm, quý trọng tình người... là những nét đặc sắc đã được lưu giữ và phát huy, phát triển trở thành phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp cần được nâng niu, gìn giữ và lưu truyền cho mọi thế hệ người Việt Nam. Làm cho những giá trị đạo đức tốt đẹp dần “ăn sâu, bám rễ” vào tâm thức của mỗi học viên, trở thành nhân tố quan trọng trong định hướng nhận thức và hành động, trong lối sống, trong phong cách học tập, rèn luyện, công tác và trong mỗi hành vi ứng xử hàng ngày của họ. Khơi dậy lòng tự hào được học tập trong một nhà trường có truyền thống anh hùng, lòng tự hào vì mang trên mình màu xanh áo lính, trở thành anh “Bộ độ Cụ Hồ”, tự hào là người được phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân từ đó họ sẽ nguyện đem hết tinh thần, trách nhiệm để cống hiến vì tình yêu quê hương, đất nước, vì mọi người dân, đồng chí, đồng đội. Trong tình hình hiện nay đẩy mạnh cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nhà trường có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Hai là, xây dựng môi trường đào tạo nhà trường phải gắn việc mở

Dân chủ và kỷ luật là hai phạm trù khác nhau nhưng lại nằm trong một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau. Quá trình mở rộng dân chủ cũng chính là quá trình thực thi kỷ luật. Vì vậy, mở rộng dân chủ nhất thiết phải đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, đảm bảo cho quá trình dân chủ hoá diễn ra trong một trật tự ổn định, không bị dân chủ “quá trớn”, dân chủ “hình thức”.

Với tính chất đặc thù của môi trường quân đội, môi trường đào tạo ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay, việc mở rộng dân chủ trong nhà trường là rất cần thiết, nó đảm bảo quyền lợi cho mọi cán bộ, học viên, chiến sĩ trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá... nhằm tạo động lực tinh thần phát huy tính tích cực của học viên trong học tập, rèn luyện, xây dựng đơn vị, xây dựng tình đoàn kết quân - dân, giúp học viên giải quyết các mối quan hệ xã hội - đạo đức đúng đắn. Tuy nhiên, dân chủ phải được thực hiện gắn với pháp luật của Nhà nước, kỷ luật nghiêm minh của quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: Quân đội ta là quân đội dân chủ, nhưng dân chủ không phải là không có mệnh lệnh. Mỗi mệnh lệnh đưa xuống cấp trên đã thảo luận, cân nhắc kỹ càng nên cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng và kiên quyết chấp hành, nhất là lúc tác chiến. Do đó, để mở rộng dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội trong nhà trường hiện nay cần tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, kỷ luật, đồng thời xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định nhà trường. Đối với những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật, có biểu hiện “suy thoái” về phẩm chất chính trị - đạo đức như hiện tượng tham ô, tham nhũng, quân phiệt, vi phạm dân chủ, trù dập cấp dưới, đè đầu cưỡi cổ nhân dân... cần có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc để tránh tình trạng lặp lại. Cần có quan điểm khách quan, toàn diện, cụ thể trong xem xét, đánh giá, tránh nâng quan điểm, quy chụp, nhưng cũng không được chủ quan, xem nhẹ, giản đơn trong giải quyết vấn đề dẫn đến buông lỏng kỷ luật. Làm tốt những nội dung trên là biện pháp có ý nghĩa

quan trọng nhằm tạo ra môi trường đạo đức trong sạch, lành mạnh xây dựng đạo đức mới, đạo đức cộng sản, dần loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức cũ, đạo đức tư sản.

Ba là, xây dựng môi trường đào tạo Nhà trường phù hợp với đặc điểm

tâm lý, nhận thức, yêu cầu, nhiệm vụ của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Xây dựng môi trường đào tạo Nhà trường trong sạch, lành mạnh là rất quan trọng trong phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên. Tuy nhiên, hiệu quả của sự phát triển đó sẽ được phát huy cao độ trong một môi trường đào tạo được xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, nhận thức, yêu cầu, nhiệm vụ của người học. Do đó, khi xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phải phù hợp với khả năng, bám sát tình hình đối tượng học viên, tình hình cụ thể của đơn vị. Học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 là những thanh niên có tuổi đời, tuổi quân còn rất trẻ, họ đa số là những học sinh phổ thông thi đỗ vào trường. Do đó, ở họ chưa có nhiều kinh nghiệm, thử thách trong cuộc sống nên việc giáo dục phát triển phẩm chất đạo đức phải sát với trình độ nhận thức và tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ. Nội dung giáo dục đạo đức phải gắn với những hoạt động học tập, rèn luyện hàng ngày của chính họ, chứ không phải đi “giảng đạo”, giảng những thứ lý thuyết cao xa, xa rời thực tiễn học tập, công tác của học viên sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Trong tập thể học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 cũng có học viên đến từ nhiều vùng miền, mang những đặc điểm tâm lý, văn hoá, truyền thống khác nhau. Do đó, cần phải có những nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp với từng đối tượng, đồng thời phải biết kết hợp cả tính phổ biến và tính đặc thù, cái chung và cái riêng đối với mỗi đối tượng học viên để từ đó phát huy những bản sắc cá nhân của từng học viên.

Bốn là, tăng cường xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các tổ chức với

cá nhân học viên, giữa các cá nhân với nhau hướng vào phát triển phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân".

Xây dựng môi trường đào tạo ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay thực chất là xây dựng các mối liên hệ, quan hệ giữa các cá nhân trong nhà trường với nhau, giữa cá nhân với tập thể. Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh ý thức, hành vi đạo đức của học viên, hướng họ vào phát triển phẩm chất đạo đức, những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, quân đội, nhà trường theo tiêu chuẩn của những giá trị chân, thiện, mỹ. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà mọi người sống theo lối sống cục bộ, cá nhân chủ nghĩa, biệt lập, bè phái... thì sẽ dễ tạo điều kiện cho những tác động tiêu cực của đạo đức thâm nhập vào một cách nhanh chóng.

Vì vậy, trong môi trường đào tạo của nhà trường hiện nay, cần phải xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể học viên, xây dựng tình cảm đồng chí, đồng đội yêu thương, chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ lẫn nhau. Xây dựng mối quan hệ cấp trên, cấp dưới có kỷ cương, kỷ luật nhưng không cứng nhắc, tách rời mà phải thể hiện được mối quan hệ anh em, đồng chí, người bạn thân thiết với nhau. Cần có sự liên hệ mật thiết giữa tổ chức và cá nhân, thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của tổ chức đối với cá nhân và cá nhân biết gắn mình vào tổ chức, tôn trọng, có trách nhiệm trong xây dựng tổ chức. Trong mối quan hệ đó, cũng cần phải công tâm, phân biệt đúng sai rõ ràng, tránh tình trạng cậy quyền, cậy thế, đè đầu, cưỡi cổ cấp dưới, hạ thấp vị trí, vai trò và lợi ích của cấp dưới, ngược lại cũng phải có yêu cầu cao, tránh thái độ hạ thấp yêu cầu đối với học viên, thể hiện tình thương không đúng lúc, đúng chỗ để bỏ qua những hạn chế, khuyết điểm, những hành vi “lệch chuẩn” của học viên một

cách vô nguyên tắc thì hiệu quả của giáo dục nói chung, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” nói riêng sẽ bị hạn chế.

Học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường sĩ quan Lục quân có nhiều mối quan hệ khác nhau, trong đó mối quan hệ giữa học viên và học viên được coi là một trong những mối quan hệ quan trọng. Vì thế, để cho mối quan hệ đó được tốt đẹp, trong sạch thì vai trò định hướng dư luận tập thể quân nhân là rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể hoạt động điều chỉnh hành vi dựa vào hai cơ chế chủ yếu là sức mạnh của sự tự giác, của niềm tin và sức mạnh của dư luận xã hội. Dư luận tập thể học viên có thể điều hoà các mối quan hệ đạo đức, có tác dụng định hướng, điều chỉnh nhận thức, hành vi đạo đức của học viên phù hợp với lợi ích của tập thể thông qua sự đánh giá khen, chê, thậm chí lên án, xử phạt. Chỉ khi nào mức độ tích cực hoá dư luận càng cao thì tác dụng đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực, sai trái càng đem lại hiệu quả thiết thực.

Dư luận tập thể học viên gắn liền với nhu cầu, lợi ích của chính họ thể hiện quan điểm, tình cảm, ý chí của tập thể, của một nhóm người. Vì vậy, nó luôn có sức mạnh to lớn trong điều hoà các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi đạo đức của học viên cho phù hợp với lợi ích của tập thể, của đơn vị, đồng thời nó còn có khả năng kiểm soát, giám sát các hoạt động của các tổ chức thông qua sự đánh giá khen chê. Vì vậy, để định hướng dư luận xã hội trong tập thể học viên, đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chỉ huy các cấp phải nhạy bén trước dư luận, nhanh chóng tìm hiểu, nắm bắt bản chất của sự kiện phát sinh dư luận, mức độ “lan toả” và mức độ tác động đến tư tưởng, tình cảm và hành vi của từng học viên. Từ đó, có thái độ khách quan, khoa học trong xem xét đánh giá, phát huy dư luận xã hội tích cực, tạo động lực cho học viên phát huy những khả năng vốn có của mình.

Năm là, xây dựng môi trường đào tạo trong nhà trường kết hợp chặt

Một vấn đề luôn được mọi người quan tâm trong đào tạo học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 là phải xây dựng cho họ có phẩm chất chính trị - đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, nhưng vấn đề “xây” không thôi chưa đủ, mà “xây phải đi đôi với chống” - đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là nội dung, biện pháp quan trọng để xây dựng môi trường đào tạo nhà trường trong sạch, lành mạnh nhằm ngăn chặn, hạn chế, loại trừ từng bước những ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức sai trái đến phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên.

Xây dựng môi trường đào tạo trong sạch, lành mạnh ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay đòi hỏi nhà trường phải tiến hành đồng bộ, trên nhiều mặt, nhiều nội dung có liên quan đến mỗi cá nhân, tổ chức. Xây dựng môi trường đào tạo ở nhà trường là xây những nhân tố mới, những nhân tố phù hợp với sự phát triển của chức năng, nhiệm vụ mới của quân đội, với tình hình thực tiễn của đất nước, đồng thời phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quân đội, nhà trường nhằm khơi dậy ở học viên lòng tự hào dân tộc, tự hào với truyền thống anh “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội Lục quân” tạo động lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong khi lấy “xây” làm chủ đạo,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w