Những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân trong phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 47 - 67)

triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay

* Ưu điểm

Một là, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học

viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 được diễn ra theo quy trình chặt chẽ, thống nhất của tất cả các lực lượng, các mặt hoạt động trong quá trình giáo dục, đào tạo.

Giáo dục, đào tạo được xác định là nhiệm vụ chính trị trung tâm của nhà trường, trong những năm gần đây Nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục, đào tạo học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cả về phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức. Quy trình, kế hoạch đào tạo học viên được xác định rõ ràng trên cơ sở chương trình của Cục Nhà trường và theo chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

Quy trình đào tạo được xác định rõ ràng từ phát triển năng lực nhận thức, tư tưởng đến rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tác phong công tác của học viên kể từ khi vào trường cho đến khi ra trường. Đặc biệt, từ khi nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân từ năm năm xuống bốn năm, nhà trường đã tích cực, chủ động trong công tác lập kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình phù hợp với quy trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội và Đảng giao phó. Trong đó, vấn đề được nhà trường đặc biệt quan tâm là quy trình đào tạo phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết gắn với thực hành, nhà trường gắn với thao trường. Cụ thể, năm thứ nhất, học viên chủ yếu học các môn khoa học cơ bản, các môn khoa học xã hội và nhân văn,

mà trọng tâm là các môn khoa học Mác - Lênin, nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, khoa học để học viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào trong hoạt động thực tiễn học tập và công tác. Năm thứ hai, thứ ba, học viên tập trung vào học các môn học chuyên ngành, công tác đảng, công tác chính trị phục vụ cho quá trình thực tập, diễn tập cuối khoá. Có thể thấy, với quy trình đào tạo như vậy đã mang lại chất lượng và hiệu quả cao, giúp học viên hình thành kỹ năng, kỹ xảo, bản lĩnh chính trị trong công tác sau này của mình. Không những vậy, thực tập, diễn tập là điều kiện thuận lợi để mỗi học viên tự bộc lộ khả năng vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình. Cũng chính trong quá trình này đã cho thấy nhiều học viên có khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong nhiều tình huống khó khăn, phức tạp, sát với chiến tranh thực tế.

Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên còn có sự tham gia của tất cả các lực lượng, các bộ phận trong nhà trường, từ cán bộ, giảng viên, công nhân viên, chiến sĩ đều tích cực, chủ động hoà mình vào sự phát triển chung của nhà trường. Từng cơ quan, bộ phận, từng người trên từng lĩnh vực khác nhau đã tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy sự học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, tất cả vì “học viên thân yêu”. Từ đó, đã tạo ra sự đồng bộ trên tất cả các lực lượng, tạo động lực quan trọng để học viên tích cực phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.

Cùng với đó là sự toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của học viên như: học tập, rèn luyện, chấp hành chế độ quy định; tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, các phong trào quần chúng; tăng cường mối quan hệ quân - dân. Tất cả các hoạt động đó đều được thực hiện một cách đồng thuận, thống nhất trong tất cả các đơn vị. Đây chính là mắt khâu quan trọng trong phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên. Bởi, nếu thờ ơ, coi thường, xem nhẹ một vấn đề nào đó

trong quá trình đào tạo hoặc hoạt động có tính chất thời vụ thì sẽ bị trả giá cho vấn đề đó. Sự toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt, các hoạt động thể hiện ý thức tự giác, tích cực, chủ động của học viên trong việc xác định nghề nghiệp tương lai và hoàn thiện nhân cách của mình.

Hai là, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phát triển phẩm

chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 luôn được xác định rõ ràng, thống nhất, thường xuyên cập nhật, đổi mới.

Nhận thức đúng vị trí, vai trò của nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo nói chung, giáo dục phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” nói riêng, những năm gần đây nhà trường đã chủ động xây dựng nội dung, đổi mới phương pháp phù hợp với sự vận động của thực tiễn và trình độ nhận thức của học viên.

Về nội dung: Nhà trường đã chủ động xây dựng các môn học phù hợp với yêu cầu phát triển chung về nội dung, thời gian, định lượng của Bộ giáo dục và đào tạo, đồng thời chú trọng đến tính đặc thù của nhà trường. Chú trọng giáo dục các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, của Đảng, Pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội. Bên cạnh đó, các nội dung giáo dục đạo đức truyền thống như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa cộng sản, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội Lục quân” cũng đã được “lồng ghép” trong các bài giảng không chỉ đối với các môn khoa học xã hội nhân văn, khoa học Mác - Lênin mà nó còn chứa đựng sâu sắc trong các bài giảng ở các môn học quân sự đã thực sự khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” bất khuất, kiên trung một lòng vì nước, vì dân... tạo động lực thúc đẩy tính tích cực nhận thức và hành động của mỗi học viên.

Về phương pháp: Trên cơ sở nội dung đã xác định, nhà trường đã chủ động đổi mới phương pháp giáo dục, dần “loại bỏ” những phương pháp không phù hợp

với trình độ nhận thức của học viên và sự phát triển chung của đất nước. Việc áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của người học đã mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy năng lực nhận thức và hứng thú học tập của họ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội như: giao lưu nhân ngày lễ lớn của đất nước, quân đội, nhà trường; thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, diễn đàn thanh niên, với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng về anh hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống quân đội, đất nước, vai trò của thanh niên trong thời đại mới... đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tiếp thêm sức mạnh để học viên học tập, rèn luyện, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, một lòng, một dạ “trung với Đảng, hiếu với dân”. Nhà trường cũng thường xuyên nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin, những nội dung, thông tin giáo dục có tính khoa học định hướng kịp thời cho học viên nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong giáo dục, đào tạo.

Ba là, học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục

quân 1 hiện nay luôn có ý thức tự giác, chủ động, tích cực trong rèn luyện bản lĩnh chính trị, giải quyết hài hoà các mối quan hệ thúc đẩy sự phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.

Đại đa số học viên hiện nay có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhận thức đúng đắn về mục đích, lý tưởng chiến đấu của quân đội trong tình hình mới. Do đó, họ đã xác định tốt mục đích, động cơ, thái độ và trách nhiệm phục vụ lâu dài trong quân đội, phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Qua điều tra xã hội học ở 3 khoá học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân (khoá 73, 74, 75) cho thấy, 95% số học viên được hỏi: lý do học tập trở thành sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân phục vụ lâu dài trong quân đội là có điều kiện để hoàn thiện, phát triển nhân cách [phụ lục 4]. Có 87 % số học viên được hỏi xác định phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của người cán bộ Chỉ huy - Tham mưu Lục quân là rất quan trọng. Đại đa số học viên khi được học tập trong Nhà trường đã chủ động làm chủ tri thức của mình, tích cực tìm hiểu truyền thống

của quân đội, nhà trường, phát huy tốt những thành quả tốt đẹp mà quân đội, nhà trường đã đạt được trong 65 năm qua. Do vậy, trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 học viên phấn đấu trở thành đảng viên ngày một gia tăng qua các năm học [phụ lục 1].

Chất lượng đạo đức, lối sống và ý thức chấp hành kỷ luật của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân có chiều hướng phát triển tốt. Trong những năm qua tình hình chấp hành kỷ luật quân đội, Nhà trường của họ có nhiều chuyển biến tích cực. Qua tiếp xúc với cán bộ, học viên ở các đơn vị đào tạo học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân (khoá 75, 76) ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 thì 100% cán bộ, học viên cho rằng việc chấp hành kỷ luật của học viên là khá và tốt, 95% cho rằng tình hình kỷ luật là tốt [phụ lục 4]. Tính trung thực được học viên rất đề cao và đang được họ rèn luyện, nâng cao trong các mối quan hệ cụ thể như quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, quan hệ thầy - trò, với đồng chí, đồng đội, với chính bản thân mình và những tác động từ bên ngoài. Bởi vậy, họ dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, lên án và phê phán những hiện tượng sai trái, vi phạm đạo đức trong cuộc sống như: đề cao đồng tiền, bất chấp đạo lý con người, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, tham ô, tham nhũng... Đối với đồng chí, đồng đội họ luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống hàng ngày.

Trong mối quan hệ với nhân dân, học viên đã phát huy tốt truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội Lục quân”, thể hiện tình cảm quân dân thắm thiết, lòng kính trọng, yêu mến nhân dân, tin tưởng và tích cực giúp đỡ nhân dân. Nhìn chung, học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân đều ý thức rõ được bản chất quân đội là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Từ đó, họ xác định mục tiêu học tập của mình là phục vụ nhân dân, bảo vệ nhân dân. Mỗi khi có yêu cầu cần giúp đỡ nhân dân địa phương họ tích cực tham gia có ý thức và trách nhiệm cao.

* Khuyết điểm

Một là, quy trình đào tạo có lúc còn hình thức dẫn đến quá trình thực

hiện của các lực lượng thiếu tính sáng tạo, máy móc, giáo điều.

Mặc dù đã được xác định rõ ràng về quy trình đào tạo, tuy nhiên, ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay việc sắp xếp và thực hiện kế hoạch có lúc chưa khoa học, đang có tình trạng trong một thời điểm các môn học bị chồng chéo, có lúc thì rời rạc, lý thuyết chưa gắn với thực hành, không tuân thủ con đường biện chứng của quá trình nhận thức. Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên mặc dù đã thu hút được sự tham gia của tất cả các lực lượng, nhưng chất lượng lại chưa đồng đều, chưa có sự thống nhất cao độ giữa các lực lượng. Với tính chất của môi trường đào tạo, các lực lượng tham gia có vị trí, vai trò, phẩm chất, năng lực nhận thức khác nhau, tuy nhiên nhà trường cũng chưa có biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng. Do đó sự dàn trải, rời rạc giữa các lực lượng là không thể tránh khỏi. Vì vậy hiệu quả mang lại trong những thời điểm khác nhau là chưa đồng đều.

Hai là, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên tính đồng bộ chưa cao.

Trên thực tế, trong những năm qua, Nhà trường đã cố gắng đổi mới cả về nội dung, phương pháp, hình thức cho phù hợp với xu thế phát triển chung của tình hình đất nước, phù hợp với khả năng, năng lực nhận thức của học viên và đã ít nhiều mang lại kết quả. Tuy nhiên, lộ trình của sự đổi mới đó chưa có sự thống nhất chặt chẽ giữa các mặt của quy trình đào tạo, trong những thời điểm cụ thể thì chỉ tập trung được một mặt, một nội dung. Chẳng hạn, trong lúc nhà trường tích cực đổi mới, cập nhật nội dung cho phù hợp thì về phương pháp lại chưa được chú ý, khi nội dung về cơ bản đã được hoàn thiện mới tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức thì có nội dung lại không còn phù hợp nữa... cứ như thế dẫn đến cứng nhắc, rời rạc, hiệu quả mang lại chưa cao. Tính thực tiễn, tính định hướng, tính đảng trong

một số bài giảng cũng ít được đề cập. Chính vì vậy, mọi sự cố gắng đổi mới của nhà trường cũng mới chỉ diễn ra ở tầm vĩ mô, chưa thực hiện triệt để ở tầm vi mô.

Ba là, năng lực và phương thức nhận thức, chuyển hoá hệ thống tri thức của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn ở mức độ nhất định.

Những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của học viên chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ thừa nhận, chưa đạt đến độ sâu cần thiết, đặc biệt là hiểu bản chất cách mạng, khoa học của các nguyên lý lý luận còn hạn chế. Một bộ phận học viên nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về chức năng, nhiệm vụ quân đội trong thời kỳ quá độ chưa thật đầy đủ, rõ ràng; Qua tiếp xúc trực tiếp với học viên đại đội 26, Tiểu đoàn 9, khi được hỏi: Nhận thức của đồng chí về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội mà đảng và nhân dân ta lựa chọn trong tình hình hiện nay xuất phát từ những điều kiện nào, một số đồng chí tỏ ra lúng túng, không trả lời được; nhận thức về âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc còn giản đơn, có biểu hiện chủ quan, thiếu cảnh giác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nhận thức, chuyển hoá các nhân tố của phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" ở học viên chưa thật sự vững chắc, dễ bị tác động của những yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội, những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới. Trong khi ở nước ta hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, đặc biệt là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng đang diễn ra hết sức gay go, quyết liệt, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã và đang ra sức đẩy mạnh cuộc phản kích nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, “phi chính trị hoá” quân đội thì một bộ phận học viên

tỏ ra băn khoăn, lo lắng, hoài nghi về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn thể hiện các nhân tố của phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" đôi khi còn cảm tính, thiếu "nhìn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 47 - 67)