Phát huy vai trò của các lực lượng giáo dục, đào tạo trong phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 67 - 72)

hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay

2.2.1. Phát huy vai trò của các lực lượng giáo dục, đào tạo trongphát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên

Quá trình đào tạo là một quá trình xã hội diễn ra trong một môi trường cụ thể bao gồm các lực lượng với hệ thống vật liệu, công cụ, phương tiện đặc trưng nhằm cung cấp cho mỗi đối tượng nhất định những tiền đề cần thiết để họ phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, hình thành nên một kiểu nhân cách tương ứng với nguồn nhân lực của một hoạt động thực tiễn nhất định.

Để phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 đòi hỏi nhà trường phải đổi mới toàn diện, đồng bộ các nhân tố của quá trình đào tạo, trong đó, tập trung vào đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và các lực lượng đào tạo khác. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề đó, nhà trường cần tập trung vào các biện pháp sau:

Một là, nâng cao chất lượng các lực lượng đào tạo, trước hết là đội

ngũ giảng viên trong Nhà trường.

Các lực lượng đào tạo, trước hết và chủ yếu nhất là đội ngũ giảng viên- nhân tố quyết định chất lượng đào tạo sĩ quan trong giai đoạn hiện nay.

Do đó, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân trước hết phải bắt đầu từ đội ngũ giảng viên. Sự vận động, biến đổi các chức năng xã hội của giáo dục, đào tạo, trong đó có đào tạo sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân càng đòi hỏi những chất lượng mới của người giảng viên. Từ chỗ là người tác động, truyền thụ tri thức là chủ yếu, người giảng viên hiện nay phải là người biết tổ chức, định hướng, chỉ đạo phát triển các phẩm chất nhân cách sĩ quan đối với học viên, thông qua việc đưa họ vào mọi hình thức học tập, rèn luyện, tham gia các quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động thực tiễn một cách tự giác, có tổ chức, có hệ thống, giúp người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, cách thức hoạt động mới, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để học viên chuyển hoá những tri thức khoa học thành tri thức của riêng mình, chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của người cán bộ quân đội thành phẩm chất đặc trưng của mỗi học viên.

Phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên đòi hỏi đội ngũ giảng viên trong nhà trường phải có những phẩm chất, năng lực tương ứng. Chỉ có người thầy giỏi mới có học trò giỏi, người thầy có phẩm chất đạo đức tốt sẽ là tấm gương sáng để học viên học tập và noi theo. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo kịp trình độ chung của đất nước, sự phát triển tình hình quốc tế là công việc cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả đào tạo nói chung, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” nói riêng của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân.

Hoạt động quân sự là một hoạt động đặc biệt, do đó, lao động quân sự cũng là một loại lao động đặc biệt, tạo ra sản phẩm đặc biệt là nhân cách người cán bộ, sĩ quan quân đội. Vì thế, yêu cầu xã hội của quân đội đối với lĩnh vực lao động này sẽ cao hơn đối với các lĩnh vực lao động khác. Phẩm chất, năng lực của người thầy cũng sẽ mang lại giá trị to lớn khi có sức cảm

hoá đối với học viên. Do đó, sự sáng tạo trong hoạt động sư phạm quân sự cũng là một yêu cầu rất lớn đối với đội ngũ giảng viên Trường Sĩ quan Lục quân 1. Nếu như người giảng viên tạo ra sản phẩm hoàn toàn giống nhau thì thực chất đó là một thất bại nghề nghiệp. Sức sáng tạo của người thầy giáo là phải giúp cho học viên phát triển phẩm chất, nhân cách theo bản sắc riêng của mình để mỗi người thể hiện trong công việc của mình bằng tài năng, tâm hồn, kiểu tư duy theo phong cách riêng, độc đáo nhưng mang lại hiệu quả cao trong công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Sự khác biệt được thể hiện trong một chu trình thống nhất với mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Để xây dựng được đội ngũ giảng viên tương xứng thúc đẩy phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” cần chú ý các nội dung sau:

Làm tốt công tác chọn nguồn, bổ sung, phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên khoa học xã hội - nhân văn trong Nhà trường.

Việc lựa chọn đội ngũ cán bộ, sĩ quan bổ sung cho các khoa cần phải được cân nhắc, chọn lọc một cách kỹ lưỡng. Phải lựa chọn những giảng viên có tư duy sáng tạo, năng khiếu sư phạm, tâm huyết với nghề nghiệp từ các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. Sự lựa chọn này phải thực sự dân chủ tuân theo những quy định của công tác cán bộ trong nhà trường và nhất thiết phải được tuyển chọn trên cơ sở ý kiến của những cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học có trình độ, kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cần phải chấm dứt ngay hiện tượng đưa vào các khoa những người không đủ phẩm chất, năng lực trong hoạt động sư phạm quân sự làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục, đào tạo cũng như các quan hệ trong hoạt động của học viên. Nhà trường cũng phải chú trọng xây dựng đội ngũ những nhà khoa học đầu đàn, đội ngũ giảng viên chủ chốt làm hạt nhân khoa học, làm điểm tựa, tạo sức bật trong giáo dục, đào tạo nói chung, phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên nói riêng.

Đối với các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhà trường cần tập trung chú ý tới những học viên có năng khiếu lý luận, đặc biệt là những học viên được phát hiện trong các cuộc thi Ôlympic các môn khoa học Mác - Lênin, bồi dưỡng, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực. Bởi, trên thực tế, có nhiều đồng chí cán bộ, giáo viên có năng khiếu lý luận nhưng lại được bố trí công tác ở các khoa quân sự, vì thế họ không phát huy được hết khả năng vốn có, tính sáng tạo và lòng yêu nghề của mình.

Chú trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên trong nhà trường.

Cần phải nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên bằng nhiều phương thức đào tạo khác nhau cả trong và ngoài quân đội, trong nước và gửi đi nước ngoài. Nhà trường cần phải có tư duy chiến lược trong công tác cán bộ để lựa chọn cán bộ đào tạo sau đại học, trong đó cần tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, sĩ quan trẻ có triển vọng để đáp ứng tình hình phát triển chung của công tác giáo dục, đào tạo. Ngoài ra, nhà trường cũng cần có các biện pháp phù hợp để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giảng viên trong mỗi bài giảng. Tránh tình trạng “được chăng hay chớ”, lên lớp cho xong nhiệm vụ, nội dung nghèo nàn, phương pháp xơ cứng sẽ không thúc đẩy được động cơ học tập của người học, tính năng động, sáng tạo bị giảm sút. Đổi mới, nâng cao các hoạt động bồi dưỡng giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ mới vào nghề như: thục luyện, thông qua bài, giảng thử, giảng mẫu, học tập tại chức, tập huấn...

Cùng với yêu cầu về chuyên môn, trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, nghĩa vụ thì lợi ích cũng là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức đối với đội ngũ nhà giáo. Cần phải phối hợp, xin ý kiến Bộ giáo dục- đào tạo ban hành các quy định về tiêu chuẩn, chức danh của giảng viên nhà trường với những tiêu chí cụ thể để thúc đẩy động cơ, mục đích nghề nghiệp

của họ. Phải có nhiều phương pháp khích lệ tinh thần, thái độ, sự say mê, hứng thú với nghề nghiệp, biến tinh thần bắt buộc thành tinh thần tự giác của mỗi giảng viên.

Hai là, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của

đội ngũ cán bộ quản lý học viên hiện nay.

Thực hiện sự kết hợp đồng bộ trong mọi hoạt động tác động đến phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay, không thể không nói đến vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý học viên. Người cán bộ quản lý có vai trò, trách nhiệm rất lớn trong việc hướng dẫn, tổ chức, định hướng cho sự vận động, phát triển của phẩm chất, nhân cách người học viên.

Có thể nói, cán bộ quản lý học viên là người tiêu biểu, mẫu mực cho một nhân cách tổng hợp từ nhiều mặt hoạt động. Đó là người chỉ huy các đơn vị học viên, có chức năng quản lý hành chính đối với đơn vị. Vì thế, ngoài công tác chuyên môn họ còn là một nhà giáo dục theo nghĩa toàn diện và sâu sắc nhất. Họ là những nhà giáo dục có mặt thường xuyên trong mọi hoạt động học tập, rèn luyện của học viên, có khả năng tổ chức ra môi trường đào tạo cụ thể ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý học viên cần phải được tuyển chọn, giáo dục, đào tạo một cách chu đáo với một quy trình đào tạo có chất lượng cao.

Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, năng lực lãnh đạo, chỉ huy và năng lực cảm hoá con người của đội ngũ cán bộ quản lý học viên để họ thực sự là người chỉ huy, đồng thời là người đồng chí, đồng đội, người anh, người chị, người bạn của chiến sĩ như lời dạy của Bác Hồ.

Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý học viên, nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ các cơ quan tham mưu, phục vụ trong việc định

hướng học viên vào phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”. Hoạt động của lực lượng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc sẽ kìm hãm rất lớn đến nhận thức, chuyển hoá phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay.

Như vậy, việc tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong phát triển phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” của học viên Chỉ huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay phải bắt đầu từ chủ thể giáo dục, đào tạo. Gia tăng hệ thống phẩm chất, năng lực hoạt động của họ là khởi nguồn của một lộ trình rộng lớn để có kết quả trong quá trình đào tạo sĩ quan.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển phẩm chất trung với nước hiếu với dân của học viên chỉ huy tham mưu lục quân ở trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w