điện thoại di động, laptop, xe máy và mì gói.
• Theo Philip Kotler, một sản phẩm thường có 4 cấp độ:
• Sản phẩm cốt lõi: công dụng, chức năng của sản phẩm có thể thỏa mãn mong muốn của khách hàng.
• Sản phẩm hiện thực: tất cả các thuộc tính của sản phẩm, không chỉ là chức năng thực tiễn mà còn là những giá trị về tâm lý xã hội, thẩm mỹ, cấu tạo nên chất lượng sản phẩm; gồm: nhãn hiệu, bao bì,...
• Sản phẩm bổ sung: gồm các yếu tố về chế độ hậu mãi, dịch vụ khách hàng, bảo hành và thanh toán,... có thể bổ sung và nâng cao giá trị sản phẩm hoặc chỉ làm gia tăng cảm nhận hài lòng của khách hàng về sản phẩm.
• Sản phẩm tiềm năng: cấp độ tập trung vào sự mở rộng và cải tiến mà sản phẩm có thể bổ sung trong tương lai.
• Phân loại từng cấp độ của các sản phẩm: • Điện thoại:
(i) Sp cốt lõi: chức năng nghe gọi, lướt web, chụp ảnh,... đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc, thể hiện mình của khách hàng;
(ii) Sp hiện hữu: nắp trượt, cảm ứng, tai thỏ, nhãn hiệu (Samsung, Oppo,...), logo (quả táo,...),...
(iii) Sp bổ sung: tai nghe (airpods, samsung galaxy buds,...), đồng hồ cảm ứng,... (iv) Sp tiềm năng: cải tiến dòng điện thoại,...
• Mì gói:
(i) Sp cốt lõi: chức năng đáp ứng nhu cầu thức ăn nhanh, tiện lợi, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng,... của khách hàng;
(ii) Sp hiện hữu: bao bì, sợi mì, nhãn hiệu (Hảo hảo, Omaichi,...); (iii) Sp bổ sung: muối chấm Hảo hảo, xúc xích Heo cao bồi,... (iv) Sp tiềm năng: Bún gói, Phở gói,...
• Laptop:
(i) Sp cốt lõi: chức năng soạn thảo văn bản, lướt web, thiết kế,.. đáp ứng những nhu cầu nhất định của từng nhóm khách hàng;
(ii) Sp hiện hữu: kiểu dáng, chip, nhãn hiệu (VAIO, HP, Dell,...), logo,...; (iii) Sp bổ sung: tai nghe, đầu chuyển đổi HDMI, webcam,...
(iv) Sp tiềm năng: máy tính bảng.