Loại sản phẩm/ thị trường

Một phần của tài liệu CÂU-HỎI-LÝ-THUYẾT-MKT (Trang 53 - 54)

Sự tương ứng giữa loại sản phẩm và thị trường thể hiện qua bản chất của hàng hóa và phân khúc mục tiêu. Việc lựa chọn phương pháp xúc tiến phụ thuộc vào 3 biến số sau đây của bản chất hàng hóa gồm:

Giá trị đơn vị: các sản phẩm giá trị thấp nhằm vào thị trường đại trà do vậy sử dụng quảng cáo là thích hợp; sản phẩm có giá trị cao phù hợp với bán hàng trực tiếp

Tính cá biệt của sản phẩm: quảng cáo phù hợp với các sản phẩm tiêu chuẩn hóa\, bán hàng trực tiếp phù hợp với sản phẩm cá nhân hóa

Các dịch vụ trước và sau bán hàng: các dịch vụ này càng nhiều thì càng phù hợp với bán hàng trực tiếp; trong khi thị trường mục tiêu chính là khách hàng của các chương trình xúc tiến

Ví dụ: có thể dùng những phương pháp xúc tiến dựa trên sự phân biệt các hàng hóa thuộc hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp:

• Quảng cáo: xúc tiến các hàng tiêu dùng nhiều hơn hàng công nghiệp

• Tuyên truyền: vì tích chất hàng tiêu dùng đã quá phổ biến nên tuyên truyền có thể tăng về hàng công nghiệp hơn,...

2. Sự sẵn sàng mua

Việc lựa chọn phương pháp xúc tiến phụ thuộc vào biến số số sau;

1. Phạm vi địa lý của thị trường: bán hàng trực tiếp phù hợp với một thị trường có địa bàn nhỏ; còn đối với các địa bàn rộng thì quảng cáo là phù hợp

2. Loại khách hàng: các loại khách hàng khác nhau thì cần sử dụng các công cụ truyền thông nội dung và hình thức truyền thống khác nhau. Ví dụ: bán hàng trực tiếp sẽ phù hợp với khách hàng công nghiệp

3. Mức độ tập trung của khách hàng: nếu khách hàng càng đông thì quảng cáo có tác dụng; nên ít khách hàng thì bán hàng cá nhân là phù hợp

4. Sự sẵn sàng mua của khách hàng: là một yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến xúc tiến. Thị trường mục tiêu có thể ở 1 trong 6 giai đoạn sẵn sàng mua đó là: nhận biết, hiểu biết, có thiện cảm, ưa chuộng, tin tưởng và hành động mua.

Ví dụ: ở giai đoạn nhận biết người bán cần thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm qua một chiến dịch quảng cáo; để tạo ra sự ưa thích cần phải so sánh với các sản phẩm cạnh tranh để khách hàng thấy sự ưu việt của sản phẩm của mình so với sản phẩm cạnh tranh. Nghĩa là ở giai đoạn đầu cần để khách hàng nhận biết và hiểu rõ được thương hiệu và lợi thế của sản phẩm thông qua quảng cáo và PR. Tiếp theo đó các công cụ xúc tiến sẽ thúc đẩy mong muốn thỏa mãn nhu cầu để khách hàng có thiện cảm và ưa chuộng hơn khiến sản phẩm nổi bật hơn; đáng tin cậy hơn; kích thích quyết định mua hoặc tái lập khi khuyến mãi.

Một phần của tài liệu CÂU-HỎI-LÝ-THUYẾT-MKT (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)