II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT
4. Nâng cao hiệu quả thẩm định trƣớc khi cho vay và tăng cƣờng kiểm tra, kiểm
tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay
4.1. Nâng cao hiệu quả thẩm định trước khi cho vay
Công tác thẩm định có thể được coi là một khâu rất quan trọng trong quy trình cho vay vì thông qua đó NH thu thập, phân tích và xử lý các thông
tin về KH để đưa ra quyết định có cho vay hay không. Do đó, Chi nhánh phải nâng cao hiệu quả thẩm định để tìm kiếm được những DN có tiềm lực phát triển, lựa chọn được những dự án khả thi.
Trong cho vay đối với DNVVN, Chi nhánh có thể thu thập thông tin từ các DN như báo cáo tài chính, tình hình SXKD của DN,… Nguồn thông tin này khá đa dạng nhưng mang tính chủ quan từ phía KH nên Chi nhánh cần thu thập thêm từ các nguồn khác như: từ các DN bạn hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, qua các NH khác hoặc từ chính các thông tin lưu trữ của Chi nhánh. Mặt khác, Chi nhánh cũng nên thiết lập một bộ phận thông tin tín dụng riêng, không chỉ phục vụ cho khâu thẩm định mà còn giúp ích cho cả quá trình tín dụng của Chi nhánh hạn chế được những rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin tín dụng, công việc thẩm định tiếp theo là phân tích những thông tin đó. Những tiêu chí thẩm định áp dụng trong quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Láng Hạ gồm:
Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng: đây là bước đầu tiên
trong quá trình thẩm định KH. Khi xem xét năng lực pháp lý, CBTD phải yêu cầu DN cung cấp đầy đủ các giấy tờ như: Quyết định thành lập DN, giấy phép đăng ký kinh doanh,… Những giấy tờ này phải hợp pháp, có dấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền để tránh tình trạng giả mạo giấy tờ.
Thẩm định về tình hình SXKD, tình hình tài chính, năng lực hoạt động
và uy tín của KH: Đây là khâu rất quan trọng, có tính chất quyết định nên Chi
nhánh cần tập trung phân tích nhiều nhất. Hoạt động SXKD có tăng trưởng và hiệu quả thì DN mới có khả năng trả vốn và lãi cho Chi nhánh. CBTD có thể phân tích tình hình SXKD của DN thông qua các chỉ tiêu như: chi phí, doanh thu, lợi nhuận,… Kết hợp với từng trường hợp cụ thể mà CBTD chú trọng phân tích chỉ tiêu nào để có những đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của DN. Đối với DNVVN, năng lực tài chính còn hạn chế nên CBTD
cần phân tích một cách cẩn thận, chính xác và đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay vốn. Mặt khác, DNVVN hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế với những đặc trưng và nhu cầu vay vốn khác nhau. Do đó, khi phân tích tài chính của những DN này, CBTD nên chú trọng vào các chỉ tiêu đặc trưng của ngành nghề kinh doanh của DN. Ví dụ như các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, hàng tồn kho ít, vòng quay vốn nhanh nên thu hồi nợ nhanh; trong khi đó các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì hàng tồn kho nhiều, quay vòng vốn chậm. Vì vậy, hình thức cho vay đối với DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ là ngắn hạn; còn đối với các DN sản xuất thì có thể ngắn, trung và dài hạn tùy vào mục đích sử dụng vốn vay của DN. Ngoài ra, CBTD cũng cần đánh giá uy tín của các DNVVN trên thị trường trước khi quyết định cho vay. Đối với những DN có uy tín, Chi nhánh nên nới lỏng các điều kiện vay vốn, mở rộng hạn mức và có các chính sách ưu đãi hơn.
Thẩm định về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án: Để phương án
SXKD của DN thật sự có tính khả thi và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì Chi nhánh không chỉ đơn giản dừng lại ở khâu đánh giá mà quan trọng và cần thiết hơn cả là sự tham gia đóng góp ý kiến của Chi nhánh vào xây dựng và bổ sung những thiếu sót của phương án đó. Đối với các DNVVN, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn do những hạn chế của các DN này là trình độ cán bộ quản lý còn yếu kém, khả năng nắm bắt thông tin còn hạn chế, thiếu kiến thức về thị trường. Để có thể đảm nhiệm tốt chức năng này, CBTD cần có khả năng phán đoán và nhạy cảm với những biến động trong nền kinh tế thị trường, phải am hiểu luật pháp và các quy định hiện hành để dự đoán các rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho NH.
Thẩm định TSĐB: TSĐB là một khó khó khăn cản trở các DNVVN vay
vốn NH bởi nhiều DN không có TSĐB hoặc giá trị TSĐB quá nhỏ so với vốn vay. Hơn nữa, để tránh rủi ro, CBTD thường định giá TSĐB thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. Hay trình độ chuyên môn cũng như kinh
nghiệm thẩm định TSĐB của CBTD còn thiếu, đặc biệt là đối với các TSĐB là bất động sản và chứng khoán, do đó hạn chế DNVVN vay vốn. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác khi thẩm định TSĐB, CBTD phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như: quyền sở hữu, tình trạng tài sản, giá trị tài sản, vấn đề thuê mua và thế chấp tài sản, … Điều quan trọng là Chi nhánh cần có những điều chỉnh linh hoạt, hợp lý dựa trên cơ sở khung giá Nhà nước và giá thị trường sao cho phù hợp với giá trị thực tế của tài sản.
4.2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay
Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả thẩm định, tăng cường kiểm tra, kiểm soát cũng là công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả cho vay của NH. Công tác này cần được thực hiện một cách chặt chẽ và thường xuyên giúp sớm phát hiện những DN sử dụng vốn vay không đúng mục đích hay gặp khó khăn gây cản trở việc trả nợ để kịp thời có những biện pháp xử lý, hạn chế rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.
Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn vay, mức độ tín nhiệm của KH cần được đánh giá cao. Đặc biệt KH là các DNVVN trên thực tế vẫn còn những trường hợp làm ăn chụp giật, vi phạm pháp luật. Điều này là rất cần thiết vì quá trình sử dụng vốn vay của DN phải sau một thời gian mới bộc lộ những khuyết điểm. Vì vậy, nếu phát hiện những trường hợp tương tự, Chi nhánh phải kiên quyết thực hiện xử lý bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Có như vậy, khoản vốn cho vay mới được sử dụng lành mạnh, đáp ứng nhu cầu vốn vay của DN và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho NH.
Đồng thời, thông qua quá trình giám sát vốn vay, CBTD có thể hiểu rõ được những khó khăn, vướng mắc của DN, từ đó có biện pháp giải quyết giúp DN và đưa ra những tư vấn hữu ích về phương pháp SXKD cho DN tham khảo. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn vay của DN cũng như hiệu quả cho vay của Chi nhánh mới được nâng cao.
Mặt khác, khuyến khích các DN vay vốn mở tài khoản giao dịch tại Chi nhánh . Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện kiểm soát việc sử dụng vốn của DN, nắm bắt được tình hình SXKD của DN. Qua đó chủ động đưa ra những biện pháp đúng đắn khi có sự cố xảy ra, hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh nên thành lập một ban chuyên giám sát vốn vay hoạt động song song với việc kiểm tra, giám sát của CBTD. Nhân viên của ban này phải có năng lực về đánh giá hoạt động tín dụng ở cả hai phía NH và DN để có thể kiến nghị với các cấp lãnh đạo các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.