Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ (Trang 63 - 65)

III. Đánh giá chung về hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Láng Hạ

2.2.1.Nguyên nhân từ phía ngân hàng

2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.1.Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Chính sách tín dụng áp dụng tại NHNo&PTNT Láng Hạ còn chưa thật sự hấp dẫn các KH là DNVVN:

- Những KH là DN lớn vẫn dành được sự quan tâm của Chi nhánh hơn các DNVVN. Bởi lẽ tâm lý của các CBTD khi cho các DNVVN vay vốn nhất là các DNVVN khu vực KTNQD đó là chứa đựng nhiều rủi ro và lợi nhuận không cao. Vì thế, họ thường e ngại và hạn chế cho các DNVVN vay vốn hơn.

- Chính sách lãi suất chưa thể hiện sự ưu đãi đối với DNVVN. Tâm lý chung của NH khi cho vay DNVVN là các khoản tín dụng đó có mức rủi ro cao hơn đối với KH là các DN lớn, do đó mức lãi suất mà NH áp dụng đối với DNVVN thường cao hơn so với các DN lớn. Đối với các loại hình DN thuộc các ngành nghề khác nhau, NH vẫn chưa có sự linh hoạt trong việc điều chỉnh mức lãi suất cũng là nguyên nhân gây hạn chế trong việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN.

- Điều kiện cho vay còn khá chặt chẽ. Điều kiện vay vốn mà cụ thể là việc đảm bảo tiền vay là một trong những vướng mắc chính của các DNVVN khi muốn tiếp cận với vốn tín dụng từ NH. Bất động sản là một trong những tài sản mà các DNVVN thường hay sử dụng để thế chấp. Nhưng do giấy tờ xác nhận quyền sở hữu nhà đất nói chung chưa thống nhất nên DN gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về TSBĐ của NH.

Có TSBĐ giúp NH hạn chế được những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu vấn đề này được áp dụng một cách quá cứng nhắc có thể hạn

chế nhiều KH tiềm năng tốt cho NH. Chính điều này đã là một rào cản lớn trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Láng Hạ.

Thứ hai: Quy trình cho vay của Chi nhánh còn quá phức tạp.

Các DNVVN chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt động SXKD. Trong khi đó, quy trình cho vay của Chi nhánh lại áp dụng chung cho mọi đối tượng KH, không phân biệt quy mô KH, quy mô khoản vay nên có những điểm chưa phù hợp với các DNVVN. Hơn thế nữa, quy trình cho vay lại phải trải qua nhiều bước từ nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay của KH, giải ngân,… cộng thêm sự thiếu hiểu biết của DN về thủ tục vay vốn dẫn đến thời gian hoàn tất việc cho vay khá dài, gây bất lợi cho cả DN lẫn Chi nhánh. Theo tính toán thì thời gian trung bình để hoàn thành việc cho vay là từ 10 đến 14 ngày.

Thứ ba, Chiến lược Marketing của Chi nhánh còn hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn đối với các DNVVN.

Mặc dù, phòng Dịch vụ & Marketing của Chi nhánh đã được thành lập nhưng trên thực tế, công tác nghiên cứu thị trường chưa được triển khai sâu rộng, mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận đối tượng KH mà chưa được lập thành một chiến lược hoàn chỉnh. Các hoạt động cơ bản của công tác Marketing như nghiên cứu thị trường các DNVVN, nghiên cứu chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến quảng bá,… hiệu quả chưa được như mong muốn, các chương trình quảng cáo nghèo nàn, chưa thực sự mang lại những thông tin cần thiết cho KH.

Thứ tư: Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện một cách chặt chẽ.

- Công tác thẩm định còn chưa thực sự hiệu quả do thiếu những thông tin tín dụng cần thiết.

Công tác thẩm định đóng vai trò rất quan trọng vào hiệu quả của hoạt động cho vay. Trước khi ra quyết định cho vay, bao giờ các NH cũng phải thẩm định kỹ lưỡng các điều kiện vay vốn của KH. Hiện nay, tại NHNo&PTNT Láng Hạ, công tác thẩm định thường chỉ dựa vào những số liệu do KH cung cấp và tham khảo một số thông tin thu thập bên ngoài. Tuy nhiên, những thông tin DN cung cấp là các báo cáo tài chính thường không chính xác, phản ánh sai lệch về tình hình tài chính của DN. Cộng thêm vào đó, thông tin Chi nhánh thu thập không tốt sẽ dẫn đến việc đánh giá chưa đúng hiệu quả của dự án SXKD của DN. Điều đó dẫn tới sự e ngại, thậm chí từ chối cho vay vì sợ rủi ro cao.

- Công tác kiểm tra, giám sát món vay chưa thật sự chặt chẽ. Điều này có thể dẫn đến thông tin sai lệch, không đánh giá được một cách đúng đắn tình hình tài chính của KH, làm tăng rủi ro cho Chi nhánh. NHNo&PTNT Láng Hạ cần có những biện pháp tích cực hơn để tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát món vay, hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả cho vay của Chi nhánh.

Thứ năm: Trình độ của CBTD còn hạn chế, đặc biệt là trong việc thẩm định, đánh giá KH, phương pháp thu thập thông tin, kinh nghiệm quản lý món vay.

Thứ sáu: Chi nhánh chưa chú trọng nhiều tới việc đầu tư vốn mở rộng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị, đặc biệt là đổi mới công nghệ NH. Công nghệ cao sẽ giúp việc thẩm định một dự án, phương án SXKD được nhanh hơn, chuẩn xác hơn, qua đó hiệu quả cho vay cũng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ (Trang 63 - 65)