Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ (Trang 40 - 44)

I. Khái quát về NHNo&PTNT Láng Hạ

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Láng Hạ trong thời gian

3.2. Tình hình sử dụng vốn

Nếu như nghiệp vụ huy động vốn nhằm mục đích huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thì nghiệp vụ sử dụng vốn là nghiệp vụ làm cho đồng vốn huy động được có khả năng sinh lời cho bản thân NH và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Đối với các NH, huy động vốn được coi là “đầu vào” thì nghiệp vụ sử dụng vốn được coi là “đầu ra” của hoạt động kinh doanh tiền tệ tại NH. Như vậy, để hoạt động được thường xuyên thì cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa đầu ra và đầu vào. Sử dụng vốn an toàn và hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi NH trong nền kinh tế, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh và tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho NH nhưng cũng chính

là điểm nóng của mọi rủi ro, tổn thất nghiêm trọng trong hoạt động của NH. Chính vì vậy, quản lý tốt công tác sử dụng vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi NH. Không nằm ngoài xu thế đó, NHNo&PTNT Láng Hạ luôn chú trọng phát triển để hoạt động sử dụng vốn trở thành một hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Chi nhánh.

Bảng 2: CƠ CẤU DƢ NỢ CỦA NHNo&PTNT LÁNG HẠ TỪ NĂM 2006-2008

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So sánh 2007/2006

So sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % Tổng dƣ nợ 2.057 100 2.841 100 2.172 100 784 38,11 -669 -23,55 Theo loại tiền

Nội tệ 978 47,54 1.452 51,11 1.547 71,22 474 48,47 95 6,54

Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 1.079 52,46 1.389 48,89 625 28,78 310 28,73 -764 -55,00

Theo thời gian

Ngắn hạn 1.269 61,69 1.730 60,89 1.370 63,08 461 36,33 -360 -20,81 Trung, dài hạn 788 38,31 1.111 39,11 802 36,92 323 40,99 -309 -27,81 Theo thành phần kinh tế DNNN 1.245 60,53 1.519 53,47 1.401 64,50 274 22,00 -118 -7.77 DNNQD 756 36,75 1.167 41,08 574 26,43 411 54,37 -593 -50,81 Hộ gia đình 56 2,72 155 5,45 197 9,07 99 176,79 42 27,10

Nhìn vào bảng số liệu 2 ta thấy, tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Láng Hạ có sự biến động qua các năm. Tổng dư nợ cho vay năm 2007 đạt 2.841 tỷ đồng, tăng 784 tỷ đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 38,11%. Nhưng sang năm 2008, tổng dư nợ chỉ đạt 2.172 tỷ đồng, giảm 669 tỷ đồng so với năm 2007 với tốc độ giảm là 23,55%.

Nếu phân loại dư nợ theo thời gian thì dư nợ gồm: dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay trung dài hạn. Năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.730 tỷ đồng, tăng 461 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 36,33%. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2007 chỉ đạt 1.111 tỷ đồng, tăng 323 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 40,99%. Như vậy, rõ ràng xét về số tuyệt đối thì dư nợ cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn so với dư nợ cho vay trung dài hạn nhưng xét về tương đối thì dư nợ cho vay trung dài hạn lại tăng với tốc độ cao hơn. Sang năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.370 tỷ đồng, giảm 360 tỷ đồng so với năm 2007 với tốc độ giảm là 20,81%. Còn dư nợ cho vay trung dài hạn cũng giảm 309 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ giảm là 27,81%. Có thể thấy rằng NHNo&PTNT Láng Hạ cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung dài hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng áp đảo so dư nợ trung dài hạn.

Nếu xét dư nợ theo thành phần kinh tế thì dư nợ gồm: dư nợ cho vay DNNN, dư nợ cho vay DNNQD và dư nợ cho vay hộ gia đình. Năm 2007, dư nợ cho vay DNNN đạt 1.519 tỷ đồng, tăng 274 tỷ đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 22%; dư nợ cho vay DNNQD đạt 1.167 tỷ đồng, tăng 411 tỷ đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng đáng kể là 54,37%; còn dư nợ cho vay hộ gia đình chỉ đạt 155 tỷ đồng, nhưng lại tăng 99 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng cao đột biến là 176,79%. Đến năm 2008, dư nợ cho vay DNNN đạt 1,401 tỷ đồng, giảm 118 tỷ đồng so với năm 2007 với tốc độ giảm nhẹ là 7,77%; dư nợ cho vay DNNQD chỉ đạt 574 tỷ đồng, giảm 593 tỷ đồng so với năm 2007 với tốc độ giảm lớn là 50,81%; trong khi đó, dư nợ cho vay hộ gia

đình lại đạt 197 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng tương đối cao là 27,1%. Qua bảng số liệu ta cũng thấy rằng, dư nợ cho vay DNNN luôn chiếm một tỷ trọng lớn so với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt năm 2008, dư nợ cho vay DNNN chiếm tới 64,5% trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Mặt khác, dư nợ cho vay DNNQD có sự biến động khá lớn qua các năm, trong khi năm 2007 dư nợ cho vay DNNQD tăng cao với tốc độ 54,37% thì sang năm 2008 lại giảm với tốc độ là 50,81%. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do sự suy thoái kinh tế của toàn thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình SXKD của các DN trong nước, đặc biệt là các DNNQD; và do việc tách hai phòng giao dịch Bách Khoa và Mỹ Đình trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT VN khiến cho các kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)