4.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH phần mềm FPT
Tên công ty: Công Ty TNHH Phần Mềm FPT Hồ Chí Minh
Địa chỉ : Lô T2, Đường D1, Khu Công nghệ cao Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
Website: http://www.fpt-software.com/
Công ty TNHH phần mềm FPT thành lập năm 1999, là công ty thành viên của FPT - Tập đoàn Công nghệhàng đầu của Việt Nam. FPT Software là công ty chuyên xuất khẩu dịch vụ phần mềm, cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm và bảo trì, triển khai ERP, QA, chuyển đổi ứng dụng, hệ thống nhúng, điện toán di động, điện toán đám mây… trong
nhiều lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, viễn thông, y tế, chế tạo, công nghiệp xe hơi, dịch vụ công, …
Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngày 13/1/1999, FPT Software được thành lập với nhân sự vỏn vẹn 13 người để thực hiện sứ mệnh tiên phong xuất khẩu phần mềm.
Tháng 3, năm 2000: FPT Software ký hợp đồng OSDC (Trung tâm phát triển phần mềm cho khách hàng) đầu tiên với khách hàng Harvey Nash, tiền thân của G1 (Trung tâm Sản xuất phần mềm số 1). Sau 6 tháng, dự án đầu tiên với OSDC cho khách hàng Proximus (Bỉ) được khởi động với danh sách 9 người chính thức.
Năm 2001: FPT Software chuyển hướng sang thị trường Nhật, FPT Software đã có
hợp đồng đầu tiên với NTT-IT.
Tháng 3, năm 2002: FPT Software trở thành công ty đầu tiên tại Đông Nam Á đạt
CMM-4, lọt vào danh sách danh 100 công ty hàng đầu thế giới về quản lý chất lượng. Tháng 4, năm 2004:FPT Software tổ chức lễ khai trương chi nhánh tại TP HCM.
Tháng 8, năm 2005: FPT Software tổ chức lễ khai trương chi nhánh tại TP Đà Nẵng. Tháng 5, năm 2006: FPT Software đạt tiêu chuẩn CMMi mức 5, đưa FPT vào danh
sách 150 công ty và tổ chức trên toàn thế giới được Viện Công nghệ phần mềm Mỹ (SEI)
công nhận hệ thống quy trình sản xuất phần mềm đạt mức cao nhất trong mô hình trưởng thành về năng lực sản xuất phần mềm.
Ngày 14/3/2007: chi nhánh thứ 2 của FPT Software tại nước ngoài được thành lập
- Công ty TNHH Phần mềm FPT châu Á - Thái Bình Dương (FPT Software Asia Pacific) do FPT Software sở hữu 100% vốn chính thức khai trương tại Singapore.
Năm 2008: FPT Software hoàn thành một bước của toàn cầu hoá, có mặt tại tất cả các thị trường dự kiến: Nhật, Singapore, châu Âu, Mỹ, Australia, Malaysia.
Tháng 6/2014, hoàn tất việc mua lại RWE IT Slovakia, thành viên Tập đoàn RWE
- doanh nghiệp hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực hạ tầng. Tháng 7 cùng năm, RWE IT Slovakia đổi tên thành FPT Slovakia ghi dấu bước chân của FPT trên nấc thang toàn cầu
hóa.
Năm 2015, FPT Software là công ty phần mềm Việt Nam đầu tiên đạt 200 triệu USD và đạt 10.000 nhân viên vào năm 2016.
Năm 2018, FPT Software ghi nhận mốc doanh thu gần 400 triệu USD với mức tăng
trưởng lợi nhuận trên 30% so với năm 2017. Tất cả các thị trường chính: Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và châu Á, Thái Bình Dương đều hoàn thành các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận và có tốc độ tăng trưởng vượt bậc.
Tháng 11/2018, FPT Software trở thành đối tác tư vấn Premier cao cấp nhất của
Amazon Web Services khi thỏa mãn nhiều yếu tố khắt khe của hãng.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh về nhân sự, FPT Software cũng tập trung, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng. Các campus F-Ville 1-2 ở Hà Nội, F-Complex ở Đà Nẵng, F-
Town ở TP HCM liên tiếp được xây dựng. Bên cạnh đó, các ký túc xá ở Nhật Bản cũng được đầu tư cung cấp chỗ ở tiện nghi cho các CBNV làm việc, công tác tại đây.
4.1.2 Thực trạng Công ty TNHH phần mềm FPT Theo báo cáo thường niên 2018:
Tỷ trọng doanh thu toàn cầu hoá khối công nghệ
Trong giai đoạn 2014 –2018, doanh thu khối công nghệ có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 17,5% / năm. Thị trường thuận lợi, năng lực cạnh tranh được nâng cao, mảng xuất khẩu phần mềm duy trì tốc độ tăng trưởngcao, trung bình là 30,3% / năm trong vòng 5 năm qua. Tỷ trọng doan thu thị trường nước ngoài đóng góp 39,2% doanh thu tập đoàn năm 2018.
Kết quả kinh doanh năm 2018
Năm 2018, khối công nghệ đạt tốc độ tăng trưởng 34,3%, đóng góp vào doanh thu tập đoàn là 13.402 tỷ đồng trong đó mảng xuất khẩu phần mềm của Công ty TNHH phần mềm FPT chiếm 63% doanh thu và 90% lợi nhuận.
Tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng đóng góp theo thị trường của Công ty TNHH phần mềm FPT
Tổng doanh thu của mảng xuất khẩu phần mềm tăng trưởng 35,3% đạt 8.443 tỷ đồng. Nhật Bản tiếp tục nắm giữ vị trí thị trường quan trọng nhất với doanh thu đạt 4.693 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2017, chiếm 56% tổng doanh thu. Tổng văn phòng tại Nhật Bản nâng lên 9 văn phòng với 1.300 nhân viên.
Mỹ là thị trường lớn thứ 2 của FPT, doanh thu đạt 1.817 tỷ đồng , tăng trưởng 55%, chiếm 21% tổng doanh thu. FPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ tổng thể và toàn diện cho khách hàng từ khâu tư vấn chiến lược, thiết kế triển khai, bảo hành bảo trì.
Thị trường Châu Á –Thái Bình Dương cũng tăng trưởng ấn tượng với doanh thu đạt 1.154 tỷ đồng, tăng 37%, chiếm 14% tổng doanh thu nhờ mở rộng thị trường sang
Australia và Malaysia.
Doanh thu thị trường Châu Âu đạt 779 tỷ đồng, tăng trưởng 23%, chiếm 9% tổng
doanh thu. Tiếp tục ký hợp đồng phần mềm cho giai đoạn 2018-2024 trị giá hơn 100 USD với tập đoàn RWE.
Kết thúc năm 2018, tổng số lượng nhân sự mảng xuất khẩu phần mềm vượt mốc 15.000 người. Xét về số lượng nhân sự bình quân trong năm, nhân sự có sự tăng trưởng
24% trong đó nhân sự sản xuất bình quân tăng 25,3% chiếm 94.4% tổng nhân sự tuyển dụng mới. FPT tập trung tuyển nhân sự sản xuất, đồng thời tối ưu hoá nguồn lực khối nhân sự hỗ trợ. Tuy số lượng nhân sự tăng mạnh, nhưng năng suất lao động tính theo chỉ tiêu doanh thu đầu người vẫn tăng 9,1% so với 2017.
Thị trường của Công ty TNHH phần mềm FPT ngày càng mở rộng, doanh thu và nhân sự của công ty tăng trưởng ấn tượng qua các năm. Kết quả đó càng thôi thúc các nhà
quản trị chú trọng về công tác quản trị nhân sự nhằm nâng cao năng suất, động lực làm việc của người lao động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.