Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT TP HỒ CHÍ MINH (Trang 38 - 40)

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động? Xác định mức độtác động của các yếu tố? Các phương pháp phân tích

dữ liệu sau được áp dụng:

3.3.1 Đánh giá thang đo

3.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ sốCronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Thang đođược chọn khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,7 (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008) hay Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally & Burnstein, 1994). Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thang đo càng có độ tin cậy.

3.3.1.2 Phân tích giá trị của thang đo – Phân tích nhân tố (EFA)

Nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp trích hệ số Principal component với phép quay Varimax tại điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1. Thang đo nào có tổng phương sai trích từ 50% trở lên là được chấp nhận (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Tại mỗi khái niệm có chênh lệch trọng số (Factor loading) lớn nhất và bất kỳ phải đạt ≥ 0,3 (Jabnoun & AL-Tamini, 2003).

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser – Meyer –Olkin) phải có giá trị lớn (0,5 ≤ KMO ≤ 1), điều này thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Theo Kaiser (1974), KMO ≥ 0,9 là rất tốt; 0,9 > KMO ≥ 0,8 là tốt; 0,8 > KMO ≥ 0,7 là được; 0,7 > KMO ≥ 0,6 là tạm được, 0,6 > KMO ≥ 0,5 là xấu và KMO < 0,5 là không thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2008).

3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Xem xét hệ sốtương quan (Pearson) giữa động lực làm việc chung và các yếu tố tạo động lực. Sau đó phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất

chung, biến độc lập là bản chất công việc, điều kiện làm việc, đào tạo và thăng tiến, lương thưởng phúc lợi, quan hệ công việc, thương hiệu và văn hoá công ty.

Tiến hành phương pháp lựa chọn biến Enter. Hệ sốxác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khảnăng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thểcũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số của hồi quy của tổng thể bằng 0.

Sau cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính

cũng được thực hiện. Các giảđịnh được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồphân tán Scatterplot), phương sai phần dư không đổi (dùng hệ sốtương quan

hạng Sprearman), phân phối chuẩn của phần dư ( dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính

độ chấp nhận Tolerance và hệ sốphóng đại VIF).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu sơ

bộ và chính thức, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức, đồng thời trình bày phương

pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu.

Chương 4 sẽgiới thiệu thực trạng về Công ty TNHH phần mềm FPT và trình bày kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KT QU NGHIÊN CU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 4 sẽ giới thiệu về Công ty

TNHH phần mềm FPT, thực trạngvề công tác quản trị nhân sự và trình bày kết quả nghiên

cứu bao gồm: (1) Mô tả mẫu, (2) Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha,

(3) Phân tích nhân tố khám phá EFA, (4) Phân tích hồi quy đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố, (5) Kiểm định Levene.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT TP HỒ CHÍ MINH (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)