Kế thừa từ nghiên cứu của Kenneth S.Kovach (1987), bảng câu hỏi sơ bộ(thang đo
nháp) được xây dựng bao gồm phần yêu cầu người tham gia thảo luận trả lời đồng ý hay
không đồng ý với các thành phần trong mô hình nghiên cứu đề xuất và phần bổ sung thêm thành phần. Sau đó, thực hiện việc thảo luận trực tiếp nhóm với 11 người gồm trưởng, phó
đơn vị, đại diện quản lý nhân sự, quản lý dự án, một số thành viên dự án trên bảng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 1) nhằm điều chỉnh, rút gọn và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Qua nghiên cứu sơ bộ, kết quả cho thấy tất cả11 nhân viên được khảo sát đều đồng ý với mô hình đề xuất bao gồm 6 nhân tố, không bổ sung thêm nhân tố nào, có bổ sung thêm 9 thành phần quan sát, tổng cộng từ 31 biến quan sát lên 40 biến quan sát thể hiện
ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty.
Kết quả nghiên cứu sơ bộlà cơ sởđể thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức, giữ nguyên mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT.
Hình 3.2: Mô hình (sau khi thảo luận nhóm) về động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT Động lực làm việc của nhân viên công ty TNHH phần mềm FPT Bản chất công việc Điều kiện công việc
Đào tạo và thăng tiến
Lương thưởng phúc lợi
Quan hệ công việc
Thương hiệu và văn hóa công
ty H1 H2 H3 H4 H5 H6