Xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam (Trang 82 - 87)

II. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.Xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm

Hiện nay theo điều 23 Nghị định 110/2005/NĐ - CP, việc xử phạt vi phạm trong hoạt động Marketing mới chỉ dừng lại ở mức độ bồi thường thiệt hại hoặc xử lý vi phạm hành chính. Rõ ràng, mức độ thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu là rất lớn nếu một mạng lưới bị sụp đổ. Mức độ xử phạt hành chính không thể đủ sức răn đe với những doanh nghiệp làm giàu một cách bất chính, Nhà nước cần có thêm biện pháp xử lý hình sự đối với Hoạt động Marketing đa cấp để có tính răn đe mạnh hơn, trừng phạt nghiêm khắc hơn. Ví dụ, trong trường hợp công ty Thế Giới mới, các bị cáo phải thụ án với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm. Tuy nhiên, các bị cáo không bị truy tố trực tiếp về hành vi kinh doanh đa cấp mà về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân.

Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh thì hành vi kinh doanh đa cấp bất chính có thể bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu, sai phạm ở quy mô lớn có thể bị phạt tới 100 triệu VNĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị buộc phải cải chính công khai hay bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, mức phạt tiền như thế vẫn chưa đủ tính răn đe, bởi lợi nhuận đem lại từ hành vi kinh doanh bất chính còn lớn hơn nhiều. Nhưng sai phạm trong hoạt động Marketing đa cấp như lừa dối khách hàng, quảng cáo gian dối…. cũng đã được quy định trong bộ Luật hình sự năm 1999. Vấn đề là ở chỗ, cần quy định rõ khi nào truy cứu trách nhiệm hình sự, khi nào chỉ áp dụng những biện pháp xử lý hành chính.

Marketing đa cấp bất chính, hay mô hình kim tự tháp ảo, cần phải nhận thức là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể áp dụng những mức hình phạt khác nhau như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù. Hình phạt tù mà nhiều nước đang áp dụng với hành vi này là không quá 5 năm. Việt Nam có thể áp dụng mức hình phạt này, đối với sai phạm trong hoạt động marketing đa cấp.

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động BHĐC, các Sở Thương mại, Sở TMDL đã thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động BHĐC trong năm 2006, kịp thời chấn chỉnh loại hình kinh doanh này, bảo vệ quyền lợi của những người tham gia và người tiêu dùng.

Bên cạnh việc thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp BHĐC tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, trong thời gian vừa qua, các cơ quan hữu quan còn kịp thời phát hiện và xử lý một số vi phạm trong hoạt động BHĐC, được các dư luận ủng hộ rộng rãi, trong số đó có thể kể đến:

 Vụ việc xử lý vi phạm Công ty Cổ phần Sinh Lợi

Trong tháng 3/2006, Sở Thương mại TP.HCM đã thành lập Đoàn Thanh tra bao gồm đại diện Sở Thương mại, Sở Y tế, Chi cục Quản lý thị trường, Công an, Cục Thuế TP.HCM tiến hành xem xét hoạt động kinh doanh của Công ty CP Sinh Lợi và xác định những vi phạm pháp luật của công ty này trong hoạt động BHĐC như không cung cấp tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người muốn tham gia mạng lưới phải đặt cọc; không mua lại hàng hoá của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp... Bên cạnh đó, công ty này còn gian đối trong hồ sơ xin cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại

Sở Thương mại: Chương trình bán hàng đăng ký tại Sở bao gồm 18 điểm nhưng khi áp dụng trên thực tế 21 điểm gây bất lợi cho người tham gia. Ngoài ra, cũng theo kết luận của Đoàn Thanh tra công ty này còn có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực thuế, thương mại (khuyến mãi, nhãn hàng hoá, tem nhập khẩu...), lao động và lĩnh vực đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thanh tra, Sở TM TP HCM đã có quyết định số 263/QĐ-TM-TTr ngày 26/06/2006 thu hồi Giấy Đăng ký tổ chức BHĐC của Công ty CP Sinh Lợi do vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tiếp theo, Cục Quản lý cạnh tranh đã có công văn gửi các Sở Thương mại, Sở TMDL yêu cầu chấm dứt hoạt động BHĐC của Sinh Lợi tại các địa phương.

 Vụ việc xử lý vi phạm Công ty TNHH Lô Hội

Tháng 12/2006, Sở Thương mại TP.HCM đã thanh tra và kết luận vi phạm của Công ty TNHH Lô Hội trong đó có hành vi nhập khẩu, kinh doanh hàng kém chất lượng, tuyển dụng và chi trả hoa hồng cho người tham gia là người nước ngoài trái pháp luật. Sở Thương mại đã kiến nghị UBND TP. HCM xử phạt hành chính về thương mại 7,5 triệu đồng, xử phạt hành chính về lao động 9,75 triệu đồng. Sở Thương mại cũng ra quyết định xử phạt đối với người tham gia là người nước ngoài với số tiền 15 triệu đồng. Tiếp theo đó, Chi cục Thuế TP HCM cũng ra quyết định phạt hành chính Công ty Lô Hội và truy thu thuế 7,7 tỷ đồng.

 Vụ việc xử lý vi phạm Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy:

Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã được Sở Thương mại Hà Nội cấp Giấy phép bán hàng đa cấp ngày 25/7/2006 cho 02 mặt hàng Nồi áp suất và bếp điện từ. Sở Thương mại và Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy vào các ngày 09/08/2006, ngày 18/8/2006, ngày 25/9/2006 và lập biên bản một số vi

phạm của Công ty như: không niêm yết công khai chương trình bán hàng - vi phạm Điều 6, Nghị định 110; Chương trình khuyến mại vi phạm khoản 6, Điều 7, Nghị định 110; Nhân viên của Công ty yêu cầu khách hàng muốn tham gia mạng lưới kinh doanh phải tích lũy được 2 triệu PV mới được ký hợp đồng, vi phạm khoản 2, Điều 7, Nghị định 110; Chuyên viên kinh doanh của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy đeo thẻ của Công ty cổ phần Sinh Lợi vi phạm Điều 8, Nghị định 110; Tổ chức bán hàng đa cấp đối với một số sản phẩm chưa được cấp phép bán hàng đa cấp, vi phạm khoản 1, Điều 23, Nghị định 110. Ngày 5/10/2006, Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có Quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng.

 Vụ việc xử lý vi phạm Công ty TNHH Tân Hy Vọng

Công ty TNHH Tân Hy Vọng đã được Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh cấp Giấy phép bán hàng đa cấp ngày 16/01/2006 cho 06 mặt hàng điện gia dụng, thực phẩm dinh dưỡng, máy massage, bếp ga. Ngày 15/03/2006 đội Quản lý thị trường số 2 thuộc chi Cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Trần Thanh Hinh là đại lý của Công ty TNHH Tân Hy Vọng và lập biên bản một số vi phạm như: Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định tại quy chế ghi nhãn hàng hóa; tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – vi phạm Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Chi Cục Quản lý thị trường Nghệ An quyết định xử phạt hành chính với tổng mức phạt là 13 triệu đồng.

 Vụ việc gần đây nhất: Công ty Cổ phần Quốc tế Kiệt Vinh Lục Cốc Căn cứ theo các quy định của pháp luật cạnh tranh, vừa qua Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã tiến hành điều tra và xử phạt một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp về hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Cụ thể, Công ty Cổ

phần Liên kết tri thức có trụ sở tại địa chỉ số 8, ngách 162/17 phố Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, bị xử phạt 85.000.000 đồng, Công ty Cổ phần Quốc tế Kiệt Vinh Lục Cốc có trụ sở tại Tầng 3, tòa nhà Detech, số 15 đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội bị xử phạt 60.000.000 đồng.11/03/2008

Các vụ việc này đã được Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý và tiến hành điều tra từ cuối năm 2007 căn cứ theo một số dấu hiệu ban đầu do Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cung cấp. Trong quá trình điều tra, Cục QLCT đã phát hiện các doanh nghiệp nói trên đã tự in và phát hành nhiều tờ rơi quảng cáo về tính năng, công dụng một cách khó tin của một số sản phẩm thực phẩm chức năng do các doanh nghiệp này đang kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Qua quá trình điều tra, các cơ quan chức năng đã xác minh được là các sản phẩm thực phẩm chức năng này không hề có tác dụng như thông tin được quảng cáo trong tờ rơi.

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Cạnh tranh và khoản 2 Điều 38 của Nghị định 120/2005/NĐ-CP, hành vi “cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp” là hành vi bán hàng đa cấp bất chính với mức phạt có thể đến 100.000.000 VNĐ. Trong quá trình điều tra, hai doanh nghiệp đã có thái độ hợp tác đúng mức, nhận thức được sai phạm và cam kết khắc phục hậu quả.

Theo quy định của pháp luật y tế hiện hành, thực phẩm chức năng được xếp vào danh mục “thực phẩm có nguy cơ cao” và việc kinh doanh loại sản phẩm này phải được quản lý với mức độ chặt chẽ chỉ sau thuốc chữa bệnh. Các vụ việc nêu trên cho thấy bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh chân chính theo quy định của pháp luật đã xuất hiện hiện tượng

doanh nghiệp lợi dụng việc tổ chức bán lẻ “thực phẩm chức năng” tận tay người tiêu dùng theo phương thức “bán hàng đa cấp” để thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Vì vậy, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị doanh nghiệp tiếp tục tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và hoan nghênh cá nhân, tổ chức chủ động phát hiện và cung cấp kịp thời thông tin về hành vi bán hàng đa cấp bất chính hoặc những hành vi khác vi phạm luật canh tranh để Cục xử lý kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Như vậy, bước đầu, các nhà quản lý đã dần đưa ngành nghề mới mẻ này vào khuôn khổ Pháp luật, góp phần cảnh tỉnh các doanh nghiệp làm việc chưa đúng Pháp luật và tạo nên một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam (Trang 82 - 87)