Nhận thức của ngƣời dân Việt Nam về marketing đa cấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam (Trang 44 - 48)

II. HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM

2.Nhận thức của ngƣời dân Việt Nam về marketing đa cấp

Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí lên án rất mạnh mẽ Marketing đa cấp bởi những biểu hiện không lành mạnh của hoạt động kinh doanh này. Dư luận hoang mang lo sợ không phân biệt được đâu là hoạt động Marketing đa cấp chân chính, đâu là hoạt động bất chính. Bên cạnh những người ủng hộ Marketing đa cấp tại Việt Nam, do nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về tình hình phát triển của Marketing đa cấp, một số người đã cho rằng:

 Marketing đa cấp là hoạt động kinh doanh bất chính vì bản chất của nó là lừa đảo. Kênh thông tin để người dân tiếp cận với hình thức kinh doanh đa cấp chủ yếu qua phương tiện thông tin đại chúng mà như chúng ta biết các phương tiện thông tin đều đăng tải các công ty kinh doanh bất chính do đó người dân không phân biệt đâu là Kinh doanh đa cấp chân chính đều là bất chính do đó họ đều có một ý niệm chung rằng Kinh doanh đa cấp là lừa đảo. Cần nhận thấy ngay nhận định này là không chính xác vì Marketing đa cấp là một phương thức kinh doanh tiến bộ, là một công cụ phục vụ cho kinh doanh. Cũng như bất kỳ phương thức kinh doanh nào khác, nếu mục đích của người sử dụng là làm ăn chân chính thì hoạt động kinh doanh này là tiến bộ, có ích cho xã hội và ngược lại.

 Hình thức tuyển người tham gia không minh bạch. Việc sử dụng các hành vi không minh bạch để lôi kéo người khác tham gia như chỉ ra các khoản "siêu lợi nhuận" không có cơ sở; trả tiền thưởng chỉ chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia, dụ dỗ mua chuộc hay sử dụng các thủ đoạn bất chính khác để lôi kéo người tham gia từ doanh nghiệp khác đến với Doanh nghiệp mình. Đây là một hiện tượng có thực và Doanh nghiệp Marketing đa cấp và những người tham gia cần có những biện pháp xử lý, xử phạt những phân phối viên có những biểu hiện sai trái để trách làm hại uy tín của Doanh nghiệp và những nhà phân phối khác.

 Chất lượng, công dụng sản phẩm được quảng cáo rất sai lệch so với thực tế. Chất lượng, công dụng của sản phẩm trong Marketing đa cấp được quảng cáo truyền miệng từ người này sang người khác nên chắc chắn không trách khỏi một bộ phận tham gia thổi phồng sản phẩm lên nhiều lần với mục đích bán được hàng. Ví dụ như: Nước ép Noni - cuộc cách mạng về sức khoẻ; Herbalife - vì sức khoẻ và sắc đẹp thực phẩm dưỡng sinh số 1 Hoa Kỳ…. Thực chất, đây chỉ là thực phẩm chức năng, có tác dụng bồi bổ và nâng cao sức khoẻ, không thể trị được bách bệnh. Do đó, người nghe cần tỉnh táo, tiếp cận thông tin có chọn lọc để tránh tình trạng bị chính người thân quen của mình lừa.

 Giá bán của sản phẩm cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng

 Bản chất của marketing đa cấp là bán sản phẩm lòng vòng trong hệ thống những người tham gia mà không chú ý đến việc cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.

3. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động marketing đa cấp

Marketing đa cấp mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong mấy năm gần đây nhưng thực tiễn hoạt động kinh doanh marketing ở Việt nam đang diễn

biến phức tạp, gây ra nhiều tranh cãi gay gắt trong xã hội về việc thừa nhận hay không thừa nhận sự tồn tại của nó cũng như các hậu quả phát sinh cho xã hội. Trong thời gian đầu khi hoạt động marketing đa cấp mới du nhập vào Việt Nam, do chưa có khung pháp lý điều chỉnh cũng như sự quản lý về mặt nhà nước, hoạt động Marketing đa cấp tại Việt Nam đã phát triển theo chiều hướng tự phát. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở để thực hiện phương thức kinh doanh lừa dối khách hàng, lừa dối những người tham gia, gây tổn hại về mặt vật chất cho họ và tạo những phản ứng tiêu cực trong xã hội.

Cho đến cuối tháng 4 năm 2005, vẫn chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào điều chỉnh hoạt động marketing đa cấp ở Việt Nam, chỉ có một số quy định điều chỉnh những vấn đề chung của kinh doanh có thể áp dụng đối với hình thức kinh doanh mới mẻ này như đăng ký kinh doanh, giao kết hợp đồng, vấn đề chất lượng sản phẩm, nhãn hàng hoá, quảng cáo, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng,… Tuy nhiên, những quy định này nằm rời rạc trong các văn bản khác nhau và không hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của marketing đa cấp.

Cho đến cuối năm 2005, sau gần 5 năm hoạt động Marketing đa cấp tiến hành tại thị trường Việt Nam, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 110/2005 ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Đây là cơ sở để điều chỉnh một số hoạt động bán hàng đa cấp, mối quan hệ giữa người tham gia và Doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Theo đó những hành vi: yêu cầu người tham gia phải mua hàng hoá để được quyền tham gia, người tham gia phải trả tiền gia nhập, trả phí đào tạo v.v…. đã bị cấm. Tuy nhiên, các quy định về chế tài xử phạt đối với các vi phạm chưa cụ thể và rõ ràng. Như vậy, hoạt động Marketing đa cấp ở Việt Nam thiếu sự quản lý, giám sát của

Nhà nước trong thời gian khá lâu, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lợi dụng nó để thực hiện hoạt động lừa đảo, chiếm dụng tiền của người tham gia.

- Vấn đề quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh đa cấp còn rất yếu và thiếu.

+ Quản lý đối với doanh nghiệp: Cơ quan có thẩm quyền quản lý doanh nghiệp thông qua đăng ký kinh doanh, các báo cáo của doanh nghiệp và thông qua kiểm tra, giám sát. Trước đây, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đều đăng ký kinh doanh với ngành hàng mua bán, ký gửi hàng hoá nhưng giấy tờ đăng ký kinh doanh lại không thể hiện nội dung kinh doanh đa cấp. Nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách nhập hàng từ nước ngoài về dưới dạng quà biếu rồi sau đó lại ngay lập tức bán ra thị trường nên nhà nước không thu được một khoản thuế nào từ hoạt động marketing đa cấp của các doanh nghiệp này.

Ngoài ra, quan hệ giữa phân phối viên và doanh nghiệp kinh doanh đa cấp được quy định trong hợp đồng là quan hệ hợp đồng đại lý tiêu thụ chứ không phải quan hệ lao động. Các văn phòng đại diện của các công ty Marketing đa cấp, theo luật, không được tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, các văn phòng này thường đứng ra tổ chức mạng, quản lý mạng, tổ chức tập huấn kinh doanh. Như vậy, các doanh nghiệp này đã vi phạm pháp luật mà không bị xử lý.

Chính sự buông lỏng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Marketing đa cấp đã dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, lộn xộn và gây nhiều thiệt hại cho xã hội.

Do đặc trưng của marketing đa cấp là chia sẻ thông tin truyền miệng từ người này sang người khác nên cả nhà nước và Doanh nghiệp đều không thể quản lý hoạt động của từng phân phối viên. Kết quả là nhiều phân phối viên đã thực hiện những hành vi quảng cáo gian dối, mang tính lừa đảo…. mà không bị xử lý.

Hoạt động marketing đa cấp của phân phối viên diễn ra thường xuyên, liên tục và mang lại thu nhập ổn định cho phân phối viên nhưng nhà nước không quản lý được hoạt động này. Nhiều phân phối viên có thu nhập cao nhưng lại tránh được khoản thuế thu nhập cho nhà nước, gây nên sự thiếu công bằng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam (Trang 44 - 48)