Thực trạng về chất lượng dịchvụ Logistics của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ LOGISTICS của công ty TNHH MMI – LOGISTICS việt nam 55 (Trang 40 - 44)

Đoàn Văn Giáp Lớp: QTKD Thương mại

Chuyên đề

36

2.2.1 Thực trạng về hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics của Công ty TNHH MMI-LOGISTICS VIET NAM

-Thị trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động dịch vụ logistics, số vốn và tay nghề công ty còn rất hạn chế. Đối trọng là các công ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và uy tín cả trăm năm. Rõ ràng, “miếng bánh” ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đang thuộc về các công ty nước ngoài với phần lớn nhất: 70%. Phải nhìn vào góc độ thực tế chất lượng dịch vụ logistics của công ty còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng nên chỉ gia công lại cho các công ty 3PL, 4PL nướcngoài.

2.2.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Công ty

- Do hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam còn yếu kém, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên chi phí dịch vụ Logistics của công ty khá cao, ước tính chung chi phí dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trong nước nói riêng chiếm 25% GDP( trong đó các nước phát triển chỉ từ 9% đến 15%) và Công Ty TNHH MMI-LOGISTICS nói riêng,trong đó chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của công ty.

-Theo tính toán, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì công ty mới chỉ đáp ứng chuyên chở được18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các công ty nước ngoài bởi vì các dịch vụ của công ty bị ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng trong nước còn thấp kém,các tàu hàng có tải trọng lớn đều không vào được cảng biển của Việt Nam mà phải chung chuyển sang Singapor hay Hồngkong làm cho chi phí

Đoàn Văn Giáp Lớp: QTKD Thương mại

Chuyên đề

37

tăng cao,kéo dài thời gian,hnagf hóa không được đảm bảo. Điều này, đã thực sự là một thua thiệt lớn cho công ty khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2010 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là ước tính con số 254 triệu tấn và tốc độ tăngtrưởng lên đến 25%. Đây thực sự một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá.

- Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của VN bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, cónhững chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển cóthể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa dược trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container.Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được cácmáy bay chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực họat động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không dược thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không được vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu thông. Tuy nhiên, đường sắt VN vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với tải trọng thấp.

Chuyến tàu nhanhnhất chạy tuyến Hà Nội -TP Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện

Đoàn Văn Giáp Lớp: QTKD Thương mại

Chuyên đề

38

vẫn cần đến 32 tiếngđồng hồ. Và khá nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịchvụ logistics.Hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt thiếu đồng bộ. Các trục đường bộkhông được thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt giữa các phương thứcvận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và hàng không. Chẳng hạn các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xe tải trọng không quá 30 tấn lưu thông, trong khitheo tiêu chuẩn quốc tế, trọng lượng một container 40 feet đầy hàng đã lên đến 34,5 tấn.Khả.Tất cả những hạn chế này đều ảnh hưởng đến các dịch vụ mà Công Ty đang cung ứng và cũng là tình trạng cho chất lượng dịch vụ Logistics của Công Ty .

- Công ty chỉ đáp ứng được một công việc đơn giản của một khách hàng. Cũng vì vốn và nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy của công ty rất đơn giản, tính chuyên sâu của công ty trong logistics không có.

- Đặc biệt, công ty chưa có văn phòng đại diện tạinước ngoài trong khi xu thế hiện nay là logistics toàn cầu. Hơn thế nữa, tính nghiệp đoàn của công ty cung ứng dịch vụ logistics còn rất rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giưã Công Ty TNHH MMI-LOGISTICS VIETNAM với các công ty khác,cạnh tranh không lành mạnh có khi còn phá giá để có hợp đồng. Vốn điều lệ của công ty còn rất nhỏ

Trên thực tế, nếu muốn ký vận đơn vào Hoa Kỳ thì phải ký quỹ tới 150.000 USD hoặc có đơn hàng nhiều hơn thế . Với quy vốn như vậy, công ty khó đáp ứng được yêu cầu khi gia nhập thịtrường logistics thế giới.Hiện nay Công Ty TNHH MMI-LOGISTICS VIETNAM mới chỉ dừng lại là thuê lại các dịch vụ logistics của các đơn vị cung cấp khác chứ chưa thể đưa ra được các dịch vụ chọn gói được.

Đoàn Văn Giáp Lớp: QTKD Thương mại

Chuyên đề

39

2.2.3 Thực trạng về ứng dụng khoa học kỹ thuật phần mềm vào cungcấp dịch vụ logistics của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ LOGISTICS của công ty TNHH MMI – LOGISTICS việt nam 55 (Trang 40 - 44)