II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
1. Pháp luật giao kết hợp đồng
a) Nguyên tắc giao kết hợp đồng
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
b) Chủ thể giao kết hợp đồng
- Bao gồm: Cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác (Hộ gia đình, Hộ kinh doanh, DNTN,…)
- Là người có thẩm quyền giao kết HĐ:
- Là người đại diện hợp pháp của chủ thể giao kết:
+ Đại diện theo pháp luật + Hoặc đại diện theo ủy quyền
40
Xác định người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP?
Đầu tiên là đại diện hợp pháp của công ty: Bao gồm Đại diện theo PL hoặc đại diện theo
ủy quyền.
- Tuy nhiên:
+ Trong TH CTCP/ CT TNHH 2 thành viên trở lên có 1 ng làm đại diện theo PL, trong TH điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch HĐQT sẽ đại diện theo PL của công ty, nhân danh công ty ký HĐ.
+ Trong TH công ty có 2 người làm đại diện theo PL thì người đại diện theo PL để nhân danh công ty ký HĐ có thể là Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc/ Tổng giám đốc.
+ Đại diện theo PL của CTCP/ CT TNHH 2 thành viên trở lên có thể ủy quyền bằng VB cho
người khác thay mình giao kết HĐ, thì đại diện theo ủy quyền sẽ nhân danh công ty ký HĐ.
c) Hình thức hợp đồng
- Có thể được giao kết bằng:
+ Văn bản + Lời nói + Hành vi
(Các hình thức có giá trị tương đương văn bản như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu, email… cũng được coi là hình thức của HĐ)
(Trường hợp pháp luật quy định hình thức HĐ bắt buộc bằng văn bản – khi giao kết các bên phải tuân thủ theo hình thức đó)
d) Nội dung của hợp đồng (tham khảo trong SGT)
e) Thủ tục giao kết hợp đồng (tham khảo trong SGT)
f) Thời điểm giao kết hợp đồng
- Về nguyên tắc, HĐ được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận
+ HĐ được giao kết trực tiếp bằng văn bản: Thời điểm giao kết HĐ là thời điểm bên sau
41
+ HĐ được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giao dịch): Thời điểm đạt
được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết “tiếp nhận” (HĐ được giao kết khi bên đề nghị
nhận được trả lời chấp nhận giao kết vô điều kiện)
+ HĐ được giao kết bằng lời nói: Là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của HĐ.
Các bên có thể sử dụng những biện pháp, chứng từ hợp pháp để chứng minh “các bên đã thỏa thuận”
+ Sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng có thể là căn xác định hợp đồng đã được giao kết, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Nhưng sự im lặng này phải kèm theo 1 số hành vi như: Chấp nhận trả tiền, gửi hàng….
+ Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ TH đặc biệt các
bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
g) Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Điều 117 – Bộ luật dân sự 2015)
Để một HĐ giao kết có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo 4 điều kiện:
- Chủ thể có NLPL dân sự, NLHV dân sự phù hợp với hợp đồng đươc giao kết
- Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã
hội
- Hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực trong trường hợp Luật có quy định. Nếu Luật
không quy định thì hình hức HĐ không phải là điều kiện có hiệu lực.
Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự là gì? Tại sao chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có NLPL/NLHV dân sự phù hợp với hợp đồng giao kết?
- Năng lực PLDS là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý được PL quy định.
PL VN quy định công dân VN từ khi ra đời cho đến khi chết là những người có năng lực PLDS trừ những người bị tước hoặc hạn chế năng lực pháp luật dân sự.
( Tước là đang phải chấp hành án phạt tù, hạn chế là hạn chế các quyền bầu cử, ứng cử, kinh doanh,…)
42
- Năng lực HVDS là khả năng bằng hành vi của mình và các cá nhân tổ chức tham gia vào
quan hệ PL để hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ PL đó. (Để xác định 1 công dân VN có năng lực hvds theo quy định VN thông qua 2 yếu tố: Đạt đến độ tuổi nhất định (18 tuổi) và trạng thái tâm lý hoàn toàn bình thường)
- Một người có đầy đủ năng lực PLDS và năng lực HVDS có thể tham gia vào các quan hệ PL
với tư cách là chủ thể.
- Trong quan hệ HĐ, người tham gia vào Quan hệ HĐ phải có năng lực PLDS và năng lwujc
HVDS là phải có quyền giao kết HĐ; Phải nhận thức, điều khiển được hành vi, hậu quả khi giao kết HĐ. Vì khi giao kết HĐ và thực hiện HĐ sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể giao kết HĐ
Vì vậy, người tham gia giao kết HĐ phải có năng lực PLDS, HVDS khi giao kết HĐ thì
mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ PL và HĐ mới có hiệu lực.
Cho ví dụ về 1 hợp đồng có hiệu lực pháp lý và giải thích tại sao?
Ví dụ: HĐ mua bán hàng hóa là VLXD giữa CTCP Xây dựng A và DNTN B, HĐ này có hiệu
lực pháp lývì chủ thể có thẩm quyền giao kết HĐ trong quá trình giao kết HĐ đã tuân theo 4
điều kiện quy định tại điều 117 – BLDS 2015
- Đối với CTCP Xây dựng A, người có thẩm quyền giao kết HĐ là ngươi đại diện của CTCP;
đối với DNTN B, người có thẩm quyền giao kết HĐ là người đại diện DNTN B.
- Khi giao kết HĐ, hai bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào.
- Mục đích và nội dung của HĐ không vi phạm điều cấm của Luật và không trái đạo đức xã
hội, vì VLXD là hàng hóa được phép mua bán
- Hình thức của HĐ là điều kiện có hiệu lực trong trường hợp được Pháp luật quy định. Đối với
HĐ mua bán VLXD, Pháp luật không quy định bắt buộc hình thức văn bản mà do các bên thỏa thuận với nhau
43