II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
a) Khái niệm (SGK)
b) Đặc điểm:
- Cơ sở áp dụng Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐ: Hành vi vi phạm HĐ là hành vi vi phạm HĐ (Thực hiện không đủ, không đúng các nghĩa vụ trong HĐ)
- Được thực hiện trực tiếp giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm; Trong đó bên vi phạm có
nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại (nếu có)
- Phần lớn là trách nhiệm là trách nhiệm tài sản có 2 loại: Trách nhiệm phạt vi phạm HĐ và
bồi thường thiệt hại.
c) Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐ
47
- Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ trong HĐ
- Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong HĐ
Các hình thức trách nhiệm tài sản do vi phạm HĐ:
- Phạt vi phạm HĐ
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm phạt vi phạm HĐ
- Khái niệm: Là sự thỏa thuận giữa các bên trong HĐ, theo đó vi phạm nghĩa vụ phải trả một
khỏan tiền cho bên bị vi phạm
- Căn cứ áp dụng: Có thỏa thuận trong HĐ
Có hành vi vi phạm HĐ
- Mức phạt: Do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm (Luật TM 2005)
Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại
- Khái niệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là sự bù đắp tổn thất vật chất thực tế do hành vi
vi phạm HĐ.
- Căn cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm
Có thiệt hại thực tế xảy ra, tính toán đo lường được thiệt hại. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế
- Mức bồi thường: Toàn bộ tổn thất thực tế trực tiếp; khoản lợi nhuận mà lẽ ra bên bị vi phạm
được hưởng (bên yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ phải chứng mình tổn thất)
Mối quan hệ giữa trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Các bên có thể thỏa thuận về nộp tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
- TH các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm HĐ nhưng không thỏa thuận về bồi thường thiệt
hại khi có vi phạm HĐ xảy ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt vi phạm HĐ và bồi thường thiệt hại
- TH trong HĐ các bên có thỏa thuận bồi thường thiệt hại (không thỏa thuận về phạt vi phạt
HĐ) khi có vi phạm HĐ xảy ra bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại (không được áp dụng trách nhiệm phạt vi phạm HĐ)
48
Lưu ý: về thỏa thuận trách nhiệm phạt vi phạm HĐ:
- Thỏa thuận phạt vi phạm HĐ trước khi xảy ra vi phạm, nếu thỏa thuận sau khi xảy ra vi phạm
thì trách nhiệm phạt vi phạm HĐ không được áp dụng.
- Tình huống: CTCP AB trụ sở tại huyện N tỉnh H ký HĐ mua café nhân của CTCP HC trụ sở
tại huyện K tỉnh D, tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận giao hàng tại kho của bên mua hai đợt. Trong quá trình nhận hàng CTCP AB phát hiện café nhân không đúng chất lượng như đã thỏa thuận làm thiệt hại cho CTCP AB. CTCP AB đã yêu cầu CTCP HC phải trả tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Biết rằng trong HĐ hai bên không có thỏa thuận về trách nhiệm phạt vi phạm HĐ. Hỏi Yêu cầu của CTCP AB trong tình huống trên có phù hợp với QĐ của PL không? Giải thích tại sao?
+ Xác định CTCP HC phải thực hiện loại trách nhiệm pháp lý nào đối với CTCP AB trong tình huống trên? Nêu rõ căn cứ pháp lý để thực hiện?
+ Giả sử trong HĐ các bên thỏa thuận áp dụng trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng với mức phạt là 8%/giá trị hợp đồng. Hỏi việc thỏa thuận của các bên về trách nhiệm và mức phạt vi phạm HĐ có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Trả lời: Sự khác nhau:
- Bồi thường thiệt hại phải có thiệt hại thực tế xảy ra, phải tính toán, đo lường được thì thiệt hại
bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu.
- Đối với phạt vi phạm HĐ thì không cần phải có thiệt hại thực tế mà chỉ cần có vi phạm.
Việc thỏa thuận của hai bên về trách nhiệm và mức phạt vi phạm HĐ không phù hợp với
quy định của PL vì áp dụng mức phạt 8% trên GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG mà Luật quy định căn cứ trên 8% NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG BỊ VI PHẠM
Yêu cầu của CTCP AB không phù hợp với QĐ của pháp luật vì việc giao hàng gây tổn
thất không là điều khoản vi phạm HĐ được quy định trong HĐ
Căn cứ trách nhiệm phạt vi phạm HĐ và bồi thường thiệt hại có căn cứ vào lỗi không?
- CÓ căn cứ vào lỗi. Nhưng người ta áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi nằm trong hành vi vi
49
Ngày 20/5/2020 công ty TNHH 2 thành viên Thành Công ký hợp đồng bán gạo cho CTCP AB với các thỏa thuận như sau:
Số lượng gạo: 5 tấn. Chất lượng theo mẫu công ty Thành Công chào bán cho công ty AB. Thời hạn giao hàng: 25/5/2020. Hàng giao tại kho của CTCP AB
Thời hạn thanh toán 10 ngày sau khi nhận hàng.
Hai bên thỏa thuận người ký hợp đồng phải là đại diện theo pháp luật của CT Thành Công Trong quá trình thực hiện HĐ bên nào vi phạm sẽ bị phạt 8%/giá trị hợp đồng
( Biết rằng trong CTTNHH 2 thành viên Thành Công chủ tịch hội đồng TV là ông Thành, giám đốc công ty là ông Công – điều lệ công ty không quy định người đại diện theo pháp luật.
Đến ngày 28/5/2020 công ty Thành Công do không mua được gạo nên chỉ giao cho công ty AB 2.5 tấn.
Luật sư của công ty AB đề xuất áp dụng trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đối với Công ty Thành Công
Yêu cầu:
1. Nhận xét về đề xuất của công ty AB
2. Trong quá trình giao kết hợp đồng, ông Công đã thay mặt công ty Thành Công giao kết hợp đồng.
Công ty AB đã bác thẩm quyền của công Công cho rằng ông Công không phải đại diện theo pháp luật của công ty Thành Công. Nhận xét về quyết định của công ty AB.
1. Luật sư của công ty AB đề xuất áp dụng trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt
hại đối với Công ty Thành Công Là phù hợp. Vì hỏi về đề xuất trách nhiệm phạt có phù hợp không chứ không phải hỏi về mức phạt.
- Vì mặc dù trong HĐ giữa CT TNHH Thành Công và CTCP AB không có thỏa thuận về trách nhiệm
BTTH nhưng có thỏa thuận về phạt VPHĐ. Cho nên khi có VPHĐ xảy ra thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải trả tiền phạt VPHĐ và BTTH
2. Công ty AB đã bác thẩm quyền của công Công cho rằng ông Công không phải đại diện
theo pháp luật của công ty Thành Công là hợp lý vì:
- Trong HĐ của công ty AB có yêu cầu người ký HĐ của CT Thành Công đại diện theo PL.
Nhưng vì điều lệ của công ty không yêu cầu người đại diện theo PL là ai cho nên Theo luật DN 2020, Chủ tịch hội đồng thành viênlà người đại diện theo PL của Công ty.
50
- Trong TH này, ông Công là người ký HĐ nhưng ông Công không phải là người đại diện theo
PL hay đại diện theo ủy quyền. Do đó, việc bác thẩm quyền của ông Công là hoàn toàn phù hợp với quy định của PL.