Chất lượng thực hiện công tác biên tập bản thảo

Một phần của tài liệu Luan van TH.S Xuất bản nâng cao chất lượng xuất bản sách của NXB xây dựng hiện nay (Trang 27 - 36)

- Trình độ học thuật và trình độ hành văn: Đánh giá chất lượng tác giả cần thông qua trình độ học thuật và hành văn của họ bởi điều này quyết

b) Chất lượng thực hiện công tác biên tập bản thảo

Chất lượng bản thảo

- Chất lượng nội dung:

Chất lượng là sinh mệnh của mỗi quyển sách, là vấn đề muôn thuở của mỗi NXB. Điều này yêu cầu các NXB muốn tồn tại phải tìm ra những phương án cải tiến chất lượng tích cực hơn nữa, cần tìm thêm nhiều biện pháp mới để đảm bảo chất lượng đầu ra cho mỗi cuốn sách.

Chất lượng nội dung bản thảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng xuất bản sách xây dựng của NXB. Nếu tất cả các công đoạn từ biên tập đến in ấn, phát hành đều tốt nhưng bản thân nội dung xuất bản phẩm không đạt yêu cầu thì sớm hay muộn nếu không có sự cải thiện, thương hiệu của NXB sẽ giảm sút.

Nội dung bản thảo sách xây dựng trước hết phải đảm bảo đáp ứng khung chương trình giảng dạy ở các trường đại học khối KHKT chuyên ngành Xây dựng vì phần lớn sách xây dựng là giáo trình, tài liệu tham khảo của các

trường đào tạo về lĩnh vực xây dựng cơ bản, kiến trúc, giao thông, thủy lợi v.v... Đó là khung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và khung áp dụng cho mỗi trường tùy theo đặc thù. Sau đó mới tính đến việc đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

+ Sách xây dựng phải đảm bảo tính đúng đắn của nội dung tri thức:

Nói đến sách xây dựng, tiêu chí đầu tiên và rất quan trọng đó là tính đúng đắn, chính xác của nội dung tri thức. Một cuốn sách xây dựng có chất lượng tốt trước hết phải có nội dung chuẩn, bởi sách xây dựng chủ yếu và trước hết là công cụ học tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên, là hành trang tri thức thiết yếu để trang bị cho sinh viên, học sinh, nên thiếu tính chính xác sẽ làm cho hiểu biết, nhận thức của sinh viên bị sai lệch. Đối với mảng sách tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá định mức thì càng phải chính xác bởi nó sẽ trở thành căn cứ để áp dụng vào xây dựng, tính toán định mức một công trình, một ngôi nhà, một con đường… Nếu sai sót có thể dẫn đến những ẩn họa không thể lường trước đối với kinh tế và tính mạng con người. Chính vì vậy, những nội dung chưa được kiểm chứng thì không được đưa vào bản thảo sách xây dựng. Đôi khi trong việc định nghĩa một khái niệm, tác giả có thể đưa ra nhiều nhận định của các nhà chuyên môn, sau đó mới rút ra định nghĩa chung. Điều đó hoàn toàn hợp lý bởi đó là những quan điểm đã được biết đến, được đánh giá. Tác giả đưa ra để so sánh, cho người đọc thấy được những mặt đúng và những mặt còn hạn chế, nhấn mạnh ý nghĩa của định nghĩa cuối cùng.

+ Sách xây dựng phải đảm bảo tính lô gic của nội dung tri thức:

Một bản thảo có chất lượng tốt là một bản thảo có sự liên kết, hệ thống trong nội dung. Đó là thước đo đánh giá trình độ của người biên soạn, người biên tập. Cách sắp xếp tri thức khoa học sẽ giúp độc giả dễ hiểu, dễ nhớ, dễ liên tưởng đến các vấn đề liên quan. Do vậy, họ sẽ có ấn tượng tốt với cuốn sách đó, đánh giá tốt chất lượng của cuốn sách đó. Sách xây dựng không chỉ là công cụ hữu ích cung cấp thông tin tri thức cho bạn đọc mà thông qua tính logic của tri

thức nó còn giúp tạo tư duy lô gic cho người đọc, dạy cho người đọc sách liên hệ các kiến thức hay cách tư duy.

Đối với sách phục vụ việc giảng dạy trong các nhà trường, sách giáo trình dành cho sinh viên thì đánh giá chất lượng bản thảo tốt hay chưa tốt còn phụ thuộc vào tính gần gũi, phổ cập của tri thức trong bản thảo. Cần dự kiến sau khi đã xuất bản, ít nhất đối với sinh viên, học sinh chuyên ngành xây dựng khi đọc giáo trình.

Đối với các loại sách tham khảo, chuyên khảo phục vụ nghiên cứu cho những người có trình độ cao thì chất lượng bản thảo phải đảm bảo khoa học, chính xác.

Đối với các loại sách phục vụ cho đông đảo bạn đọc dưới dạng sổ tay, cẩm nang hướng dẫn, cần phải đảm bảo tính gần gũi, dễ hiểu (tính phổ cập).

Đối với các loại sách tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá, định mức phải đảm bảo tính rõ ràng, chi tiết, cụ thể.

+ Sách xây dựng phải đảm bảo tính kế thừa, phát triển và phát huy tính sáng tạo, mới mẻ:

Bất kỳ một bản thảo sách xây dựng nào cũng phải đảm bảo tính kế thừa. Hệ thống các môn học trong chuyên ngành xây dựng đều có quá trình hình thành lâu dài và đã có rất nhiều cuốn sách thuộc chuyên ngành này. Do vậy khi xuất bản sách xây dựng mới nào cũng đều dựa trên nền tảng kiến thức đã có bởi nền tảng kiến thức ấy là công sức sáng tạo, lao động của rất nhiều người, qua nhiều thế hệ trong nước và thế giới. Trên cơ sở những tri thức đã có, tác giả phát triển thêm những nội dung mới hoặc làm rõ hơn nội dung đã có. Nghĩa là phải có sự kết hợp giữa kế thừa và phát huy, sáng tạo. Một cuốn sách mới không có sự kế thừa nghĩa là nó không cho người đọc thấy được nền tảng cơ bản nhưng nếu chỉ lấy lại kiến thức đã có, không có sự bổ sung thì không có giá trị khoa học, không được đánh giá cao, thậm chí chỉ được coi là sao chép, cóp nhặt các kiến thức đã có.

- Chất lượng hình thức bản thảo:

Do chưa gia công biên tập bản thảo nên ở đây chưa quan tâm đến hình thức trình bày chuẩn mà chỉ chú trọng đến bố cục, kết cấu của sách xây dựng và việc trình bày, minh họa trong bản thảo.

Một bản thảo có chất lượng tốt trước hết phải được bố cục chặt chẽ, các phần kiến thức được dẫn dắt, liên quan với nhau và góp phần làm nổi bật chủ đề chung. Các phần, các chương phải cân đối, hài hòa với nhau về hàm lượng tri thức cũng như độ dài các chương để người đọc khi tiếp nhận sẽ không quá

thiên lệch về phần nội dung nào. Muốn cuốn sách có chất lượng hình thức tốt cần phải dụng công sắp xếp kiến thức một cách khoa học, tạo điểm nhấn ở phần nội dung nhất định nhưng không sao nhãng các phần khác.

Việc trình bày, minh họa phải đảm bảo sự cân đối, hài hòa trong toàn bộ bản thảo. Tỉ lệ các tranh ảnh, biểu bảng phải phù hợp trong trang sách cũng như giữa các trang của bản thảo.

Những bản thảo nào tác giả, người biên soạn đã trình bày khá chuẩn thì khi biên tập, chế bản không phải tốn công sức chỉnh sửa.

- Chất lượng công tác chỉnh sửa, biên tập nội dung hình thức bản thảo: BTV tiến hành đánh giá sơ bộ bản thảo: Khi bản thảo được chuyển đến NXB, BTV phải xem qua từng trang, đánh giá chung tình trạng bản thảo.

Sau khi tiếp nhận bản thảo, BTV tiến hành đọc thẩm định bản thảo. Đây là công đoạn mang nhiều đặc trưng của công tác biên tập. Nó có ý nghĩa rất lớn, góp phần tạo nên chất lượng, hiệu quả của công tác biên tập. Công việc này cần phải được thực hiện nghiêm túc bởi nó sẽ là tiền đề quyết định cho những khâu tiếp theo. Làm tốt việc đánh giá sơ bộ bản thảo sẽ giúp BTV có được tâm thế vững vàng khi bước vào giai đoạn biên tập, giúp BTV nắm được, hiểu được nội dung chính của bản thảo, giúp cho quá trình biên tập (cái nhìn bao quát, tránh bỏ sót lỗi gây ra những hậu quả khôn lường. Sách KHKT xây dựng càng phải lưu ý

điểm này, do phần lớn sách được sử dụng cho giáo dục, học tập, đào tạo thế hệ tương lai của đất nước, thậm chí ảnh hưởng đến mức độ an toàn của công trình và tính mạng của con người… vì vậy công tác này cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả [30].

Những bản thảo được các trường tổ chức biên soạn, trước khi đưa chuyển đến NXB phải thông qua hội đồng thẩm định do nhà trường thành lập. Số lượng thành viên hội đồng thẩm định do hiệu trưởng quyết định.

Bản thảo cần được biên tập theo từng cấp độ, từ biên tập cấp độ từ, câu đến biên tập đoạn văn. Khi biên tập cần chú ý các tiêu chí về chất lượng bản thảo như đã trình bày, nhất là độ chính xác của tri thức, tính logic, chặt chẽ gắn kết giữa các phần kiến thức làm tiền đề để gợi mở khả năng tư duy của độc giả khi họ tiếp cận cuốn sách hoàn thiện. Đối với các sách giáo trình phục vụ giảng dạy trong các nhà trường, cần chú ý đối chiếu với khung chương trình môn học để có sự góp ý với tác giả điều chỉnh dung lượng kiến thức cho phù hợp, tập trung phản ánh đúng, sinh động đề cương môn học đã đề ra.

Biên tập sách xây dựng cũng như biên tập các loại sách khác cần sự tỉ mỉ, cẩn thận. Do vậy, BTV cần biên tập cả tên bản thảo, biên tập nội dung (biểu bảng, chú thích có trong sách xây dựng để việc biên tập được hoàn chỉnh). Không được coi thường, bỏ qua bất kì yếu tố nào bởi những yếu tố đó đều ảnh hưởng đến chất lượng của sách.

Bên cạnh việc biên tập về nội dung cần chú trọng biên tập về hình thức của bản thảo. BTV cần có sự chỉnh sửa, góp ý, trao đổi với tác giả. Sau đó, phối hợp với kỹ thuật viên làm công tác chế bản để điều chỉnh bản thảo về hình thức cho hợp lý hơn, đúng chuẩn quy định về hình thức, formats của sách khoa học kỹ thuật. BTV cần xem xét sự logic về kết cấu của bản thảo; bố cục từng chương bài và trao đổi lại với tác giả nếu kết cấu chưa phù hợp.

Cần chú ý phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong sách xây dựng để có điều chỉnh cho phù hợp. “Trong đời sống, tiếng Việt có nhiều phong cách và

cách viết, mỗi phong cách có đặc trưng và chuẩn mực riêng về ngôn ngữ, cú pháp, kết cấu đoạn và cấu trúc toàn văn bản. Nắm được các kiến thức này người sử dụng sẽ dùng ngôn ngữ chính xác, hiệu quả hơn” [37]. Cũng vậy, công tác biên tập sách xây dựng đòi hỏi người biên tập phải nắm chắc đặc trưng phong cách ngôn ngữ, để từ đó có thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cần tôn trọng phong cách ngôn ngữ của tác giả, chỉnh sửa trên cơ sở phong cách ngôn ngữ vốn có của tác giả (sử dụng trong sách), tránh tình trạng thay đổi hoàn toàn, làm mất dấu ấn riêng của tác giả [25].

Việc biên tập biểu bảng, tranh ảnh, hình vẽ… ngoài chú trọng nội dung cần biên tập hình thức cho thích hợp. Chú ý việc cân đối tỉ lệ để tránh tình trạng một biểu, một bảng hay một hình vẽ quá nhỏ hoặc quá to, chèn lên chữ làm mất chữ...

Trong biên tập về hình thức, còn cần phải chú trọng đến bìa sách. BTV phải biên tập bìa sách sao cho đúng quy định của Luật Xuất bản 2012, tránh những điều mà Luật quy định không được thể hiện trong bìa; đảm bảo sự hài hòa, cân đối. BTV có thể góp ý về màu sắc, cách phối màu hay góp ý về hình ảnh thể hiện trong bìa với họa sĩ để họ điều chỉnh [35].

Các BTV cân nhắc đến: chất lượng bản thảo (phải chính xác, đầy đủ) và chất lượng biên tập (ngôn từ chính xác, dễ hiểu và đạt được sự thống nhất từ các thuật ngữ đến địa danh cũng như trong toàn nội dung cuốn sách...), cần đi sâu vào từng mặt, từng cấp độ cụ thể để vận dụng vào công tác biên tập, bởi vì biên tập là một công việc thực tế và “va chạm” trực tiếp với chữ nghĩa.

Sau khi đã biên tập bản thảo về nội dung và hình thức, BTV cần tiến hành rà soát lại để tránh bỏ sót lỗi. Với những bản thảo có quá nhiều lỗi, BTV cần đề nghị sửa bông lần 2 hay lần 3 để tiếp tục chỉnh sửa, ra can hoặc out kẽm. BTV cần trao đổi, hỏi ý kiến tác giả về những phần chỉnh sửa của mình. Nếu tác giả đồng ý với đề xuất của BTV thì tiến hành những công đoạn cuối để chuẩn bị in

nên nếu gặp phải sự phản đối, BTV phải thương lượng, thuyết phục cho đến khi nhận được sự đồng ý của tác giả. Không những vậy, với bản thảo khó, cần nhờ chuyên gia hiệu đính để đảm bảo nội dung tri thức trong bản thảo.

Các kỹ thuật viên của NXB làm việc trong khâu chế bản để hoàn thiện công tác biên tập. Các kỹ thuật viên cần chú ý chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của BTV, thiết kế trang sách, bìa đẹp đảm bảo chất lượng của sách.

Chất lượng biên tập viên:

Chất lượng BTV là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng xuất bản sách nói chung và chất lượng xuất bản sách xây dựng nói riêng. Muốn chất lượng xuất bản đạt hiệu quả cao thì cần đảm bảo chất lượng BTV. Do vậy, cần xem xét chất lượng BTV qua các tiêu chí sau:

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Chất lượng đào tạo: Chất lượng biên tập phụ thuộc vào trình độ của BTV. Do vậy BTV ít nhất phải có trình độ là đại học, hiểu biết về chuyên ngành xây dựng. Như vậy mới nâng cao giá trị của tác phẩm, phát hiện được những sai sót, tiến hành sửa chữa và trao đổi với tác giả để bản thảo được hoàn thiện.

Khả năng trau dồi kinh nghiệm, có ý thức phấn đấu, cơ hội được tập huấn nghiệp vụ: Đây là một trong những yếu tố để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho BTV. Với những BTV đã có kiến thức biên tập căn bản thì việc tập huấn sẽ càng củng cố và nâng cao hơn kiến thức của họ. Đối với những BTV chưa qua đào tạo nghiệp vụ biên tập, thông qua những khóa tập huấn như vậy, họ sẽ biết được những kỹ năng biên tập, kết hợp với kiến thức chuyên ngành vốn có sẽ giúp cho việc biên tập sách xây dựng hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, mỗi BTV muốn mình tiến bộ cần phải tích cực học hỏi những người có kinh nghiệm, luôn ý thức phải học tập, trau dồi kỹ năng, tri thức phục vụ tốt cho công tác biên tập bởi nếu không sẽ dẫn đến sự tụt hậu [20].

+ Thái độ với bản thảo: Tác phong nghề nghiệp của BTV là tác phong cầu thị, cẩn thận từng li từng tí. Công việc biên tập là một công việc nghiêm túc. Đã là người làm công tác biên tập phải biết tránh cách nghĩ cho thế là đương nhiên, tránh lộp chộp, tránh làm qua quýt. BTV phải toàn tâm, toàn ý với bản thảo giống như người chiến sĩ lao vào trận đánh... rèn luyện thói quen tra cứu sách công cụ, bất luận là thẩm định bản thảo, gia công chỉnh lý hay đọc bản in thử đều không được bỏ qua những điểm nghi vấn. Từng khâu trong công tác biên tập đều phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, cân nhắc câu chữ, tác phong cẩn thận [34].

+ Thái độ với tác giả: Sự liên hệ giữa BTV và tác giả không thể xem nhẹ. Trước khi tác giả biên soạn, BTV phổ biến cho họ những yêu cầu xuất bản sẽ giúp giảm độ phức tạp của công tác biên tập, chỉnh sửa, hiệu đính sau này. Đại đa số các tác giả đều không nắm chắc yêu cầu xuất bản, hay mất thời gian ở những chỗ không thực sự cần thiết, những chỗ cần thiết lại bị bỏ sót hoặc xem nhẹ, dẫn đến việc phải chỉnh sửa nhiều lần, tốn rất nhiều công sức lao động. Đặc biệt là đối với các tác giả có thái độ biên soạn không đúng thì phương án xử lý của BTV là phải kiên quyết yêu cầu sửa lại, bởi nếu một lần nể nang hoặc muốn tăng tiến độ ra sách mà giảm nhẹ yêu cầu đối với bản thảo gốc, hoặc làm hộ

Một phần của tài liệu Luan van TH.S Xuất bản nâng cao chất lượng xuất bản sách của NXB xây dựng hiện nay (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w