Về biên tập nội dung và hình thức bản thảo

Một phần của tài liệu Luan van TH.S Xuất bản nâng cao chất lượng xuất bản sách của NXB xây dựng hiện nay (Trang 55 - 61)

- Xưởng in: thực hiện các công đoạn in và gia công, khâu, gấp, cắt xén Chi nhánh NXB tại thành phố Hồ Chí Minh: hiện đang trong quá

2.2.2.2. Về biên tập nội dung và hình thức bản thảo

những nhận xét, đánh giá chuẩn xác trên cả hai phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. BTV là người phát hiện những thiếu sót, hạn chế, đồng thời đề ra phương hướng sửa chữa, loại bỏ tối đa những sai sót, góp phần nâng cao chất lượng xuất bản phẩm. Biên tập bản thảo thực chất là hoạt động tư duy phức hợp các thao tác so sánh, phân tích - tổng hợp, đồng thời cũng dựa trên các nguyên tắc phê bình tác phẩm: phân tích nội dung bản thảo, ngôn ngữ, tính hệ thống logic và khoa học... Chất lượng biên tập nội dung bản thảo có ảnh hưởng ít nhiều bởi chất lượng bản thảo. Đối với bản thảo có chất lượng biên soạn tốt ngay từ đầu, công việc biên tập khá nhẹ nhàng, đơn giản. Với bản thảo có chất lượng biên soạn kém, BTV rất vất vả. Hơn nữa, BTV cũng không thể thay thế được tác giả, chỉ có thể chỉnh sửa những yếu tố nhất định. Trong quá trình biên tập, BTV đứng trên lập trường khách quan, tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện, áp đặt phong cách của mình cho bản thảo. BTV phải tôn trọng phong cách của người viết, người biên soạn, phải cố gắng loại bỏ hết các sai sót, sửa cho câu chữ chuẩn hơn, hay hơn, bảo đảm chuẩn mực thống nhất theo quy định...

Khi biên tập, BTV tiến hành xem xét, biên tập từng phần, biên tập chi tiết, kĩ lưỡng. Gặp những vấn đề khúc mắc, BTV đều trao đổi với tác giả để tìm hướng giải quyết phù hợp. Công việc biên tập đòi hỏi tỉ mỉ trong từng câu, từng chữ. Bản thảo được đọc qua để nắm bắt nội dung chính, sau đó mới được biên tập chi tiết. Biên tập theo từng cấp độ: cấp độ đoạn, cấp độ câu, cấp độ từ, làm sao để kiểm soát nội dung và những sai sót ở mức tối đa bởi sách xây dựng là tài liệu để giảng dạy cho sinh viên, là tài liệu để giảng viên hay những người quan tâm nghiên cứu, là định mức để áp dụng thực tế.

Ở cấp độ đoạn, người viết, người biên soạn thường hay mắc phải lỗi thừa nội dung, nội dung không cần thiết thì BTV phải thu gọn ý hoặc lược bỏ cho phù hợp. Đoạn nào sai về kiến thức sẽ được sửa lại. Ở cấp độ câu, từ, lỗi thường xảy ra nhiều hơn, có thể do quá trình sử dụng máy tính của tác giả chưa thành thạo (như lỗi morat). Đặc biệt, lỗi về dùng từ khá phổ biến. Việc dùng sai từ sẽ khiến

cho tác giả không thể biểu đạt nội dung như mong muốn hoặc làm sai lệch các thuật ngữ khoa học (vô tình làm sai kiến thức). Điều đó sẽ khiến độc giả đánh giá trình độ chuyên môn của người viết, người biên soạn chưa cao. Không những thế, BTV không bỏ qua các lỗi chính tả (viết hoa, sai chính tả, sai dấu câu...), quy cách chính tả trong bản thảo.

BTV luôn chú ý đến tính chính xác của công thức, bảng biểu, sơ đồ cũng như cách diễn đạt của tác giả. Đặc biệt, với những bản thảo có sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật luôn được xem xét kỹ lưỡng về tính đúng đắn của nội dung được trích dẫn, về tính cập nhật xem văn bản ấy còn hiệu lực thi hành không, nếu không còn hiệu lực thì tìm hiểu bổ sung văn bản mới đồng thời trao đổi lại với tác giả để họ hiểu những thay đổi đó trong bản thảo là cần thiết và nhất trí với ý kiến sửa của BTV. Một ví dụ có thể thấy rõ điều này là bản thảo cuốn “Thiết kế Bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn 5575 - 2012”.

Thực tế cuốn sách đã được xuất bản nhưng ở thời điểm xuất bản trước một số trích dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn hiệu lực, tuy nhiên ở lần tái bản năm 2017 đã có những văn bản mới thay thế, vì vậy BTV đã trao đổi với tác giả để sửa lại một số nội dung phù hợp với thông tư và tiêu chuẩn mới.

Không chỉ quan tâm đến nội dung trong bản thảo mà BTV còn biên tập cả tên của cuốn sách. Mặc dù tên sách thường đã được hội đồng nhà trường thẩm định, duyệt, đưa vào chương trình kế hoạch nhưng BTV cũng không bỏ qua khâu biên tập này, như vậy mới đảm bảo được chất lượng của xuất bản phẩm. Tiêu đề sách xây dựng thường ngắn gọn, cô đọng, biểu đạt nội dung môn học nhưng không ít bản thảo

viết sai lỗi chính tả tiêu đề sách như bản thảo “Hướng dẫn sử dụng AutoCAD 2012”. Khi bản thảo mới đến NXB, có tiêu đề “Sử dụng AutoCAD 2012”. BTV đã chỉnh sửa tên sách cho phù hợp.

Trong các bản thảo sách xây dựng, có rất nhiều, hình vẽ, tranh ảnh, biểu bảng, chú thích, đặc biệt là công thức. Vì vậy, những yếu tố này cũng được đầu tư biên tập khá kỹ lưỡng bởi một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của độc giả, nhất là sinh viên các trường. Ví dụ như trong cuốn “Kết cấu neo chống giữ công trình ngầm và mỏ” (2017),

trong đồ thị thể hiện lực liên kết giữa các neo chống giữ, thay vì sử dụng nhiều dạng nét đứt, nét liền để phân biệt rõ ràng thì tác giả lại sử dụng toàn bộ nét liền, do đó biên tập viên đã sửa lại cho dễ phân biệt bởi nếu biểu diễn sơ đồ cùng một đường sẽ khiến độc giả không thể phân biệt được, gây ra nhầm lẫn.

BTV đã rất chú ý chỉnh sửa cả tỉ lệ lẫn các thông số ghi trên đồ thị. Nhiều đồ thị vẽ chưa chính xác hoặc thiếu một số thông số cần thiết đều được BTV bổ sung, gửi lại để tác giả xem xét, chỉnh sửa.

Như vậy, có thể thấy rằng chất lượng biên tập nội dung đáp ứng khá tốt yêu cầu đặt ra.

Trong khi đó, chất lượng biên tập hình thức cũng cơ bản được đảm bảo. Các bản thảo sách xây dựng hầu hết là các môn tự nhiên nên thường có kết cấu đơn giản hơn các bản thảo giáo trình các môn khoa học xã hội, bởi vậy mà hầu như không phải chỉnh sửa nhiều. Khi biên tập cần phải chú ý đến ngôn ngữ, văn phong sử dụng trong bản thảo. Phải làm sao để giữ được văn phong của tác giả nhưng vẫn đảm bảo phong cách khoa học.

Biên tập hình thức là làm cho chất lượng về hình thức sách xây dựng được hoàn thiện hơn. Do đó, biên tập bìa sách giữ vai trò rất quan trọng. Nó góp phần quyết định sự thành công của cuốn sách. Một cuốn sách có nội dung tốt nhưng bìa sách xấu hoặc không hợp thì không thể thu hút được sự chú ý của độc giả. Vì vậy, các BTV của NXB Xây dựng luôn chú ý phối hợp với họa sĩ thiết kế bìa sách phù hợp đối với từng cuốn sách cụ thể. Khi chuyển bản thảo đã biên tập để tác giả xem lại, NXB thường gửi kèm bìa sách đã thiết kế để tác giả duyệt. Nếu không có thay đổi sẽ ra phim bìa sách.

Nhưng trong một số trường hợp, tác giả hay nhóm tác giả không hoàn toàn đồng ý với bản thiết kế, phía NXB sẽ phải điều chỉnh. Ví dụ: Lúc đầu, bìa cuốn “ANSYS - Ví dụ thực tế phân tích kết cấu công trình thủy lợi thủy điện” họa sĩ để tông màu vàng làm chủ đạo nhưng Phòng khoa học Trường Đại học Thủy lợi và tác giả yêu cầu màu tím cùng với xanh lá cây để phù

hợp với hình nền trong chương trình ANSYS, vì vậy NXB đã chỉnh lại theo ý tác giả và nhà trường.

Thực tế, nhiều bìa sách xây dựng của NXB Xây dựng rất đẹp, có sự sáng tạo, mặt khác nó đảm bảo được những tiêu chí cần có theo đúng Luật Xuất bản. Việc biên tập những trang phụ cũng chính là việc hoàn thiện bố cục, kết cấu cuốn sách, không thể chủ quan bỏ qua. Nếu các trang lời nói đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục phụ thuộc vào nội dung cuốn sách và sự thay đổi về trình bày, số lượng trang thì trang xi nhê phải làm theo mẫu quy định. Theo Luật Xuất bản, NXB Xây dựng quy định mẫu trang xi nhê cụ thể như sau:

Phần đầu trang: Tên sách

Biên tập:

Chế bản và thiết kế mỹ thuật: Sửa bản in:

Phần cuối trang: In... bản. Khổ... cm, tại Xưởng in NXB Xây dựng số 10 Hoa Lư. Giấy đăng ký kế hoạch xuất bản số... ngày....tháng....năm....; Quyết định xuất bản số... ngày... tháng... năm. ISBN 978-604-82-.... In xong và nộp lưu chiểu tháng/quý...năm...

Biên tập hình thức cần phải chú ý cả việc trình bày, minh họa. Đối với các sách về kiến trúc, xây dựng, chủ yếu chú ý đến trình bày tranh ảnh, hình vẽ... cho phù hợp với nội dung, hợp lý về bố cục trong trang sách. Ví dụ cuốn “Đọc và Hiểu kiến trúc”, trong bản thảo có hình ảnh tòa tháp đôi Keangnam được nêu ví dụ ở trang trước, tuy nhiên hình vẽ lại nằm ở giữa trang sau, bên cạnh là phần nội dung khác. Do vậy, BTV đã chuyển hình về trang trước, cạnh ví dụ được nêu để đảm bảo hình vẽ tương ứng với nội dung. Về cơ bản BTV luôn chú ý đến căn chỉnh, bố trí hình vẽ như hình các máy móc, thiết bị như máy hàn, máy nâng... sao cho phù hợp và theo sát nội dung.

Sau khi đã biên tập xong, bản thảo được chuyển qua các cấp lãnh đạo duyệt chuyển lại tác giả, sửa bông (tùy vào bản thảo nhiều lỗi hay không mà ra số lượng bông tương ứng), ra can hoặc out kẽm để chuẩn bị in thành sách. Với bản thảo có nội dung chuyên sâu phức tạp, BTV chưa thực sự chắc chắn về phương án chỉnh sửa, NXB sẽ mời một hoặc một số nhà khoa học đọc thẩm định lại để góp ý sửa chữa, đảm bảo độ chính xác bản thảo. Những nhà khoa học này là những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao về lĩnh vực xây dựng mà bản thảo đề cập, học hàm từ PGS.TS trở lên. Ý kiến góp ý của họ sẽ được BTV xem xét và truyền đạt lại tác giả để thống nhất phương án sửa.

Công việc biên tập luôn luôn đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, tìm hiểu, học hỏi thêm để bổ sung vốn kiến thức phục vụ cho biên tập. Vì vậy, sự cẩn thận, cùng với vốn hiểu biết chính là những nhân tố giúp cho chất lượng biên tập bản thảo

được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng xuất bản sách xây dựng.

Một phần của tài liệu Luan van TH.S Xuất bản nâng cao chất lượng xuất bản sách của NXB xây dựng hiện nay (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w