- Thời gian luân chuyển VLĐ: Theo số liệu tính toán được năm 2008 số ngày luân chuyển VLĐ là 173 ngày và năm 2009 là 43 ngày Như vậy năm
3.3.1 Đối với ngân hàng:
Đây là một tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và cho vay và các chức năng thanh toán khác. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng đã tác động tới việc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp qua rất nhiều hình thức khác nhau
Hiện nay, vốn cho các doanh nghiệp là một vấn đề nóng bỏng. Vì vây, trước hết cần phải nâng cao tác động của hệ thống các tổ chức tài chính trong việc huy động và tạo kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp.
Chính vì yêu cầu trên, các ngân hàng cần được tăng cường hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp coi doanh nghiệp là khách hàng nghĩa là đối tượng quan tâm của các ngân hàng. Ngân hàng chủ yếu công ty đi vay là : Ngân hàng công thương Thái Nguyên , Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn Thái Nguyên, Để làm được điều đó các ngân hàng cần chú ý:
- Tăng cường năng lực của cán bộ ngân hàng trong việc xem xét và ra các quyết định một cách khoa học, dựa trên đặc thù hoạt động của ngân hàng
- Hiện đại hoá công nghệ, nâng cao trình độ hoạt động của hệ thống ngân hàng, giữa các đơn vị kinh tế, tăng cường các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm rút ngắn thời hạn thanh toán, tăng cường sự kiểm soát của pháp luật đối với hoạt động của doanh nghiệp
- Thay đổi phong cách làm việc trong quan hệ với các doanh nghiệp, tạo lập mối quan hệ dài hạn nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng ổn định, đồng thời đảm bảo hơn mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng. Điều này tạo điều kiện để các doanh nghiệp giảm các chi phí trong giao dịch huy động vốn.
Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc điều phối nền kinh tế ở tầm vĩ mô, và sẽ ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến các thành viên trong nền kinh tế. Vì vậy để đảm bảo cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH một thành viên Mỏ và Luyện Kim Thái Nguyên nói riêng hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước cần:
Thứ nhất: Để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin kinh tế tài chính đầy đủ, chính xác, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán
Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam không ngừng hoàn thiện và phát triển, đổi mới sâu sắc và toàn diện trên nhiều nội dung. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược Tài chính- Kế toán 2000-2010 cũng đã chỉ rõ “ Cải thiện môi trường pháp lý về lĩnh vực tài chính”,“ Kiện toàn hệ thống kế toán thống kê nhằm đảm bảo tính trung thực trong công tác kế toán, thống kê”, “ Hệ thống kế toán, kiểm toán, thống kê là điều kiện tiên quyết để thực hiện giám sát tài chính”. Hiện nay Luật kế toán đã được ban hành.
Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển ổn định, do đó Nhà nước cần ban hành các chính sách hạch toán kế toán ổn định tránh tình trạng thay đổi liên tục gây khó khăn cho các công ty. Bộ tài chính yêu cầu các Công ty phải lập đầy đủ các BCTC với các mẫu bảng biểu thống nhất.
Các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các công ty một cách kịp thời và đầy đủ để phát hiện những bất hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán, nhằm kiểm chứng tính chính xác, trung thực các số liệu tài chính của công ty góp phần mang lại một kết quả phân tích tài chính được sát thực hơn.
Thứ hai. . Tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội ổn định đảm bảo cho việc huy động vốn có hiệu quả
Thị trường vốn phát triển một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình kinh doanh. Mặt
khác tạo cư hội cho doanh nghiệp đầu tư vốn ra bên ngoài để tìm kiếm lợi nhuận, phân tán rủi ro, bảo toàn vốn trong kinh doanh.
Như vậy Nhà nước cần thông qua các chính sách, các công cụ khác nhau nhằm tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho việc đầu tư vốn. Điều đó thể hiện ở các điểm:
- Định hướng chó sự phát triển của thị trường bằng cách vạch kế hoạch và chính sách phát triển dài hạn của thị trường vôn, có biện pháp cải tiến và hiện đại hoá hệ thống tài chính, làm cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh, đủ sức chuyển tiền tích luỹ thành tiền đầu tư.
- Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát tạo ra các yếu tố cơ bản khuyến khích đầu tư, nhất là chính sách lãi suất và thuế
Đa dạng hoá các công cụ tài chính tạo ra phương tiện chu chuyển vốn, các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc
Thứ ba: Thực hiện ưu đãi trong cơ chế, chính sách về tài chính
Cơ chế, chính sách về tài chính đối với một doanh nghiệp là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện một cơ chế tài chính thông thoáng và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
- Đối với vấn đề cho vay vốn đầu tư Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng nguồn vốn kinh doanh cho công ty: hạ lãi suât, kéo dài thời hạn vay
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế, về xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế, mua bán hàng hoá thanh toán các khoản nợ, các khoản tiền cho vay, thậm chí phải quy định các biện pháp chế tài nhằm đưa việc thanh toán giữa các đơn vị vào nề nếp, nhanh chóng chấm dứt tình trạng công nợ dây dưa khế đọng kéo dài, đảm bảo cho vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chu chuyển đều đặn, bình thường.
- Xem xét bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhà nước chủ động trong sản xuất, kinh doanh
Thứ 4 Cải cách thủ tục hành chính
Hiện nay cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn thuộc tầm vĩ mô của Nhà nước là thủ tục hành chính cồng kềnh, cửa quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước
Chính vì vậy để các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp các cơ hội kinh doanh, em xin đưa ra một kiến nghị là các thủ tục hành chính cần phải đảm bảo gọn nhẹ, thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động nhạy bén hơn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng vì ngoài thị trường luôn luôn biến động
Trên đây là một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH một thành viên mỏ và Luyện Kim Thái Nguyên . Để giải pháp này có thể trở thành hiện thực đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của bản thân Công ty mà của tất cả các cấp, các ngành để tạo ra một bộ mặt mới cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các doanh nghiệp. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước và tình trạng trong nước và khu vực có nhiều biến động, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Nhà nước
Quá trình phân tích ở trên đã cho thấy việc sử dụng đồng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả cao quả là một vấn đề không đơn giản. Đồng vốn sử dụng không hiệu quả sẽ kéo theo sự trì trệ của quá trình kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ là không hiệu quả nếu như là vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có những quyết định đúng đắn về phương thức sử dụng vốn
Qua quá trình thực tập, được tìm hiểu và hoạt động thực tiễn tại các phòng ban cùng với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường đến nay em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Hoạt động của công ty đạt nhiều hiệu quả tốt. Tuy nhiên, công ty còn chưa khai thác hết khả năng của mình: máy móc chưa phát huy hết …Trong khóa luận này em đã phân tích, đánh giá một số nét về tình hình tài chính của công ty, nhận định các mặt tích cực và hạn chế về tình hình sử dụng vốn lưu động của cong công ty. Đồng thời em cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đông và một số kiến nghị nhằm nâng cao vốn lưu động.
Do thời gian và kiến thức của em còn hạn chế nên khóa tốt nghiệp không tránh khỏi sai lầm, thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, các chú, các bác, các anh chị trong Công ty TNHH một thành viên mỏ và Luyện Kim Thái Nguyên và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Việt Dũng khoa Tài chính- Kế toán Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Bảng cân đối kế toán
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009
ĐVT: VNĐ
TÀI SẢN Mã
số Năm 2008 Năm 2009 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 38.211.765.575 33.218.570.439 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 764.771.506 466.591.458
1. Tiền 111 764.771.506 466.591.458
2. Các khoản tương đương tiền 112 - -