Giải pháp quản lí dự trữ

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH một thành viên mỏ và luyện kim Thái Nguyên (Trang 75 - 81)

- Thời gian luân chuyển VLĐ: Theo số liệu tính toán được năm 2008 số ngày luân chuyển VLĐ là 173 ngày và năm 2009 là 43 ngày Như vậy năm

3.2.3. Giải pháp quản lí dự trữ

Trong năm 2009 lượng hàng tồn kho của Công ty 6.327.393.747( chiếm tỷ trọng 13% tổng TSLĐ ), chủ yếu là do thành phẩm tồn kho tăng. Đối với sản phẩm thiếc của Công ty nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn

kho như vậy thì việc sử dụng tiết kiệm và có kế hoạch dự trữ linh hoạt hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

Để đảm bảo cho nguyên vật liệu của Công ty được sử dụng tiết kiệm hợp lý trước hết Công ty cần xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu và giảm được định mức này mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Đồng thời tuỳ theo kế hoạch để dự trữ nguyên vật liệu sao cho vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh vừa không gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.

Để xác định được mức dự trữ nguyên vật liệu chính ta áp dụng công thức sau:

Dn = Nd × Fn

- Dn: Dự trữ nguyên vật liệu chính cần thiết trong kỳ - Nd: Số ngày dự trữ về nguyên vật liệu cần thiết

- Fn: Chi phí nguyên vật liệu bình quân mỗi ngày trong kỳ. Lưu ý:

+ Dn: Số ngày cần thiết để duy trì một lượng dự trữ vật tư để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục. Có thể lấy là số ngày cách nhau giữa hai lần nhập kho nguyên vật liệu. Số ngày bảo hiểm là số ngày cần thiết để duy trì một lượng tồn kho an toàn đề phòng những trường hợp bất thường trong việc mua sắm, vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa đảm bảo cho quá trình kinh doanh không bị gián đoạn.

+ Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày được xác định bằng cách lấy tổng chi phí nguyên vật liệu chính của Công ty trong kỳ chia cho số ngày ở trong kỳ ( 1 năm tính chẵn 360 ngày ).

Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Mỏ và Luyện Kim Thái Nguyên , theo kế hoạch chi phi sản xuất, tổng chi phí nguyên vật liệu chính trong năm 2010 là 5.756.000.000 đồng. Theo hợp đồng kí kết với người cung cấp thì

trung bình 15 ngày lại nhập kho nguyên vật liệu chính một lần. Số ngày dự trữ bảo hiểm Công ty dự tính là 9 ngày. Từ đó, có thể xác định số dự trữ về nguyên vật liệu chính trong năm 2010 của Công ty là:

(15+9)x(5.756.000.000 /360) =383733333,3 (đồng)

Đối với thành phẩm tồn kho Công ty nên thực hiện một số giải pháp sau: - Hướng thứ nhất, Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ấn tượng và uy tín tốt trên thị trường. Mặc dù hiện nay các Công ty cố gắng tạo ra cho mình ưu thế cạnh tranh khác chứ không phải là chất lượng sản phẩm, ví dụ như giá cả, phương thức phục vụ... Song chất lượng sản phẩm vẫn là cốt yếu cho sự tồn tại lâu dài, bền vững. Chất lượng sản phẩm của Công ty tốt sẽ là sợi dây vô hình vững chắc nối kết khách hàng với sản phẩm của Công ty. Để làm được điều này Công ty cần đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất, đồng thời Công ty cần tiếp tục tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao và ổn định.

- Hướng thứ hai, Công ty cần chú trọng tới việc nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Thông qua các đại lý trong nước để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và biết được những ưu nhược điểm sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh tranh để từ đó có kế hoạch hành động phù hợp. Hơn nữa Công ty cần tích cực tham gia các hội trợ triển lãm thương mại trong nước và quốc tế để giới thiệu các sản phẩm của mình với bạn hàng nước ngoài, để mở rộng quan hệ làm ăn.

- Hướng thứ ba, phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: Để thực hiện được điều này Công ty cần đầu tư vào việc mua sắm máy móc thiết bị để rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, sắp xếp lao động hợp lý tránh tình trạng dư thừa nhân lực hoặc thiếu gây khó khăn trong công tác phân công lao động, bố trí các khâu sản xuất hợp lý hạn chế sự lãng phí nguyên nhiên vật liệu.

Nội dung của quản lý các khoản phải thu là phải vừa tăng doanh số bán hàng mà không để bị chiếm dụng vốn qúa nhiều. Để thực hiện tốt điều này Công ty cần áp dụng những hoạt động sau:

- Công ty cần phải tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng thương mại (năng lực tài chính, khả năng trả nợ). Công ty cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích khách hàng thanh toán như: thực hiện triết khấu, giảm giá, có những ưu tiên, ưu đãi đối với những khách hàng trả tiền ngay.

Sau khi phân tích năng lực doanh nghiệp khách hàng Công ty cần tiến hành đánh giá khoản khoản tín dụng thương mại được đề nghị việc đánh giá khoản tín dụng thương mại có quyết định nên cấp hay không dựa vào việc tính NPV của luồng tiền

NPV = [P.Q + V(Q’ – Q)+C.P’.Q’] +

(1-r) P’.Q’

1+R

Trong đó:

- NPV: Giá trị hiện tại ròng của việc chính sách trả ngay sang chính sách bán trả chậm

- Q, P là sản lượng hàng bán trong một tháng và giá bán đơn vị nếu khách hàng trả tiền ngay

- Q’ , P’ sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán chịu

- C là chi phí cho việc đòi nợ và bù đắp vào khoản phải thu - V là chi phí biến đổi cho một đơn vị

- R doanh lợi yêu cầu bán được hàng tháng

- r tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền

Nếu NPV > 0 chứng tỏ việc bán chịu là mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán ngay, có lợi cho doanh nghiệp, do đó khoản tín dụng được chấp nhận

VD: Theo kế hoạch phòng tài chính Công ty TNHH một thành viên Mỏ và Luyện Kim Thái Nguyên chỉ tiêu doanh lợi yêu cầu bán hàng trong tháng là 126.758.531 đồng .Ngày 5/1/2010 công ty có khách hàng mua với số lượng 10 tấn thiếc, gía bán là 350.000đ/kg, chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm 200.000đ/kg . Sau khi phân tích năng lực doanh nghiệp khách hàng công ty đã quyết định bán trả ngay sang trả chậm 2/15- net 30

Khách hàng đã chấp nhận quyết định trên. Trong vòng 15 ngày tù ngày giao hàng khách hàng trả tiền mua hàng với số lượng qui định là 6,5 tấn , giá mua sẽ được chiết khấu 2%,đến hết thời hạn mua chịu thì khách hàng phải trả nốt tiền mua hàng. thực hiện hợp đồng bán chịu công ty đã lập kế hoạch đòi nợ như sau:

Công ty đã lập chi phí cho việc đòi nợ như sau : Chi phí cho việc đòi nợ: 40.000.0000

Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền là 30% .

Với số liệu trên thì gía trị hiện tại của chính sách bán trả ngay sang trả chậm là :

[350.000x0,8x6500+200.000x(3500– 6500)-

40.000.000x350.000x3500]-

- Theo dõi thường xuyên tình trạng của khách hàng, về thời gian các khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng nợ quá lâu dẫn đến khó đòi.

- Bên cạnh đó Công ty cũng cần tăng cường công tác thu hồi nợ:

+ Công ty cần lập bảng phân tuổi các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô các khoản phải thu, thời hạn của từng khoản và có biện pháp thu nợ đến hạn

+ Trong công tác thu hồi nợ, Công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn nhằm thu hồi nợ nhanh như sử dụng hình thức triết khấu cho khách hàng trả nợ trước thời hạn.

+ Khi khoản nợ chuẩn bị đến hạn trả Công ty nên gửi giấy báo cho khách hàng biết để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ

+ Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán Công ty có thể tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng có thể gia hạn nợ, hoặc phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng

+ Đối với các khoản nợ khó đòi: một mặt công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính. Mặt khác Công ty có biện pháp xử lý khoản nợ khó đòi này một cách phù hợp như: gia hạn nợ, thậm chí giảm nợ nhằm thu hồi những khoản nợ một phần coi như bị mất

Như vậy, để quản lý các khoản phải thu, kiến nghị với Công ty nên theo dõi các khoản phải thu như sau:

- Xác định kỳ thu tiền bình quân

- Xắp xếp tuổi thọ các khoản phải thu: chia các khoản nợ phải thu thành nợ quá hạn và nợ trong thanh toán, sau đó dựa vào thời gian đến hạn thanh toán của các khoản phải thu để tiến hành xắp xếp, và so sánh tỷ lệ của các khoản nợ phải thu so với tổng cấp tín dụng.

- Xác định số dư các khoản phải thu: chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp thấy được nợ tồn đọng của từng khách hàng để có biện pháp thu hồi vốn, tránh tình trạng mở rộng mức bán chịu.

3.3. Kiến nghị

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì nỗ lực riêng của Công ty là vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, mà ngoài ra còn cần thêm sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành khác có liên quan. Do đó, để cho việc nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thực sự đạt được hiệu quả em xin kiến nghị một ý kiến với các cấp có liên quan. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH một thành viên mỏ và luyện kim Thái Nguyên (Trang 75 - 81)