Hệ thực vật hạt kín (Magnoliophyta) vùng đất cát tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 58)

7. Cấu trúc luận án

3.1.Hệ thực vật hạt kín (Magnoliophyta) vùng đất cát tỉnh Quảng Trị

3.1.1. Thành phần loài thực vật hạt kín

Thực vật hạt kín phân bố ở các quần xã thực vật tự nhiên có 311 loài, dưới loài (307 loài, 4 thứ), thuộc 2 lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và Loa kèn (Liliopsida), 12 phân lớp, 59 bộ, 94 họ và 227 chi được sắp xếp theo hệ thống phân loại ngành Thực vật hạt kín của Takhtajan (2019) [120]. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt tại Bảng 3.1 (xem chi tiết ở Phụ lục 1).

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 227 loài (72,99% tổng số loài) thuộc 8 phân lớp (66,67% tổng số phân lớp), 43 bộ (72,88% tổng số bộ), 70 họ (74,47% tổng số họ) và 172 chi (75,77% tổng số chi); lớp Loa kèn (Liliopsida) có 84 loài (27,01% tổng số loài) thuộc 4 phân lớp (33,33% tổng số phân lớp), 16 bộ (27,12% tổng số bộ), 24 họ (25,53% tổng số họ) và 55 chi (24,23% tổng số chi) (Bảng 3.1).

Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae) gồm 4 bộ (6,78%), 4 họ (4,26%), 13 chi (5,73%), đây là một trong những phân lớp có số loài cao gồm 16 loài (5,14%). Phân lớp Mao lương (Ranunculidae) chỉ có 1 bộ (1,7%), 1 họ (1,06%), 2 chi (0,88%) và có số loài thấp nhất với 2 loài (0,64%). Phân lớp Sau sau (Hamamelididae) chỉ có 1 bộ (1,7%), 1 họ (1,06%), 2 chi (0,88%) và là một trong những phân lớp có số loài thấp với 3 loài (0,96%). Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae) có 3 bộ (5,09%), 7 họ (7,45%), 11 chi (4,85%) và có số loài cao với 17 loài (5,47%). Phân lớp Sổ (Dilleniidae) và phân lớp Hoa hồng (Rosidae) là hai phân lớp có số bộ, họ, chi và loài ưu thế trong 12 phân lớp. Phân lớp Sổ (Dilleniidae) số bộ cao nhất lên đến 15 bộ (25,42%) trong khi phân lớp Hoa hồng có 11 bộ (18,64%); cả hai phân lớp đều có cùng 20 họ (21,28%); phân lớp Hoa hồng (Rosidae) có số chi cao nhất với 47 chi (20,7%), 58 loài (18,65%) cao hơn phân lớp Sổ (Dilleniidae) với 40 chi (17,62%) và 52 loài (16,72%). Phân lớp Cúc (Asteridae) gồm 4 bộ (6,78%), 6 họ (6,38%), là phân lớp có số chi và số loài cao với 18 chi (7,93%), 23 loài (7,4%). Phân lớp Hoa môi (Lamiidae) gồm 4 bộ (6,78%), 11 họ (11,7%), có số chi cao với 39 chi (17,18%) và

48

số loài xếp thứ 3 trong 12 phân lớp gồm 56 loài (18,01%). Phân lớp Trạch tả (Alismatidae) gồm 2 bộ (3,39%), 4 họ (4,26%), 5 chi (2,2%) và 5 loài (1,61%). Phân lớp Loa kèn (Liliidae) gồm 7 bộ (11,86%), 7 họ (7,45%), 7 chi (3,08%) và 9 loài (2,89%). Phân lớp Cau (Arecidae) chỉ gồm 1 bộ (1,69%), 1 họ (1,06%), 3 chi (1,32%) và 3 loài (0,96%). Phân lớp Thài lài (Commelinidae) gồm 6 bộ (10,17%), 12 họ (12,77%), số chi cao với 40 chi (17,62%), có số loài cao nhất trong 12 phân lớp với 67 loài (21,54%).

Trong tổng số 63 bộ, bộ Bấc (Juncales) và bộ Cà phê (Rubiales) cùng có 26 loài (8,36% tổng số loài), tiếp đến là bộ Bạc hà (Lamiales) gồm 25 loài (8,04% tổng số loài), bộ Hòa thảo (Poales) có 21 loài (6,75% tổng số loài), bộ Sim (Myrtales) gồm 19 loài (6,11% tổng số loài), bộ Thầu dầu (Euphorbiales) có 17 loài (5,47% tổng số loài), bộ Cúc (Asterales) gồm 16 loài (5,14% tổng số loài), bộ Đậu (Fabales) và bộ Thài lài (Commelinidales) có cùng 10 loài (3,22% tổng số loài). Có 3 bộ gồm 9 loài (gồm 27 loài chiếm 8,68% tổng số loài), 2 bộ có 8 loài (gồm 16 loài chiếm chiếm 5,14% tổng số loài), 2 bộ có 6 loài (gồm 12 loài chiếm 3,86% tổng số loài), 1 bộ có 5 loài (1,61% tổng số loài), 5 bộ có 4 loài (gồm 20 loài chiếm 6,43% tổng số loài), 7 bộ có 3 loài (gồm 21 loài chiếm 6,75% tổng số loài), 10 bộ có 2 loài (gồm 20 loài chiếm 6,43% tổng số loài) và 20 bộ chỉ có 1 loài (gồm 20 loài chiếm 6,43% tổng số loài).

Họ Cói (Cyperaceae) có số loài lớn nhất gồm 26 loài chiếm 8,36% tổng số loài, tiếp đến là họ Hòa thảo (Poaceae) có 21 loài (6,75% tổng số loài), họ Cà phê (Rubiaceae) có 15 loài (4,82% tổng số loài), họ Cúc (Asteraceae) gồm 14 loài (4,5% tổng số loài), họ Sim (Myrtaceae) có 11 loài (3,54% tổng số loài), họ Đậu (Fabaceae) với 10 loài (3,22% tổng số loài). Có 2 họ gồm 9 loài (gồm 18 loài chiếm 5,79% tổng số loài), 3 họ cùng có 8 loài (gồm 24 loài chiếm 7,72% tổng số loài), 2 họ có 7 loài (gồm 14 loài chiếm 4,5% tổng số loài), 4 họ có 6 loài (gồm 24 loài chiếm 7,72% tổng số loài), 2 họ có 5 loài (gồm 10 loài chiếm 3,22% tổng số loài), 2 họ có 4 loài (gồm 8 loài chiếm 2,57% tổng số loài), 8 họ có 3 loài (gồm 24 loài chiếm 7,72% tổng số loài), 27 họ có 2 loài (gồm 54 loài chiếm 17,36% tổng số loài), có đến 38 họ chỉ có 1 loài (gồm 38 loài chiếm 12,22% tổng số loài).

49

Bảng 3.1. Tình hình phân bố các taxon thuộc ngành Thực vật hạt kín (Magnoliophyta) vùng đất cát tỉnh Quảng Trị (xem chi tiết ở phụ lục 1)

Lớp (Class.) Phân lớp (Subclass.)

Bộ (Ord.)

Tên Việt Nam

Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Class.1 Magnoliopsida Lớp Ngọc lan 70 74,47 172 75,77 227 72,99

Subclass.1 Magnoliidae Phân lớp Ngọc

lan 4 4,26 13 5,73 16 5,14

Ord.1 Nymphaeales Bộ Súng 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.2 Annonales Bộ Na 1 1,06 5 2,2 6 1,93

Ord.3 Laurales Bộ Long não 1 1,06 6 2,64 8 2,57

Ord.4 Piperales Bộ Hồ tiêu 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Subclass.2 Ranunculidae Phân lớp Mao

lương 1 1,06 2 0,88 2 0,64

Ord.5 Menispermales Bộ Tiết dê 1 1,06 2 0,88 2 0,64

Subclass.3 Hamamelididae Phân lớp Sau

sau 1 1,06 2 0,88 3 0,96

Ord.6 Fagales Bộ Dẻ 1 1,06 2 0,88 3 0,96

Subclass.4 Caryophyllidae Phân lớp Cẩm

chướng 7 7,45 11 4,85 17 5,47

Ord.7 Caryophyllales Bộ Cẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50

Lớp (Class.) Phân lớp (Subclass.)

Bộ (Ord.)

Tên Việt Nam

Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Ord.8 Polygonales Bộ Rau răm 1 1,06 1 0,44 4 1,29

Ord.9 Nepenthales Bộ Nắp ấm 2 2,13 2 0,88 4 1,29

Subclass.5 Dilleniidae Phân lớp Sổ 20 21,28 40 17,62 52 16,72

Ord.10 Dilleniales Bộ Sổ 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.11 Theales Bộ Chè 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.12 Hypericales Bộ Ban 1 1,06 2 0,88 3 0,96

Ord.13 Ericales Bộ Đỗ quyên 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.14 Lecythidales Bộ Lộc vừng 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.15 Sapotales Bộ Hồng xiêm 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.16 Elaeocarpales Bộ Côm 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.17 Primulales Bộ Anh thảo 1 1,06 3 1,32 6 1,93

Ord.18 Violales Bộ Hoa tím 1 1,06 2 0,88 2 0,64

Ord.19 Cucurbitales Bộ Bầu bí 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.20 Capparales Bộ Màn màn 1 1,06 1 0,44 2 0,64

Ord.21 Malvales Bộ Bông 4 4,26 8 3,52 9 2,89

Ord.22 Urticales Bộ Gai 2 2,13 2 0,88 4 1,29

51

Lớp (Class.) Phân lớp (Subclass.)

Bộ (Ord.)

Tên Việt Nam

Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Ord.24 Balsaminales Bộ Móc tai 1 1,06 1 0,44 2 0,64

Subclass.6 Rosidae Phân lớp Hoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hồng 20 21,28 47 20,7 58 18,65

Ord.25 Vitales Bộ Nho 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.26 Rosales Bộ Hoa hồng 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.27 Myrtales Bộ Sim 5 5,32 11 4,85 19 6,11

Ord.28 Fabales Bộ Đậu 1 1,06 9 3,96 10 3,22

Ord.29 Oxalidales Bộ Me chua 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.30 Sapindales Bộ Bồ hòn 1 1,06 5 2,2 5 1,61

Ord.31 Polygalales Bộ Viễn chí 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.32 Rutales Bộ Cam 4 4,26 8 3,52 8 2,57

Ord.33 Linales Bộ Lanh 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.34 Celastrales Bộ Dây gối 1 1,06 2 0,88 2 0,64

Ord.35 Santalales Bộ Đàn hương 3 3,19 7 3,08 9 2,89

Subclass.7 Asteridae Phân lớp Cúc 6 6,38 18 7,93 23 7,4

Ord.36 Apiales Bộ Hoa tán 1 1,06 1 0,44 2 0,64

Ord.37 Aquifoliales Bộ Bùi 2 2,13 2 0,88 3 0,96

52

Lớp (Class.) Phân lớp (Subclass.)

Bộ (Ord.)

Tên Việt Nam

Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Ord.39 Asterales Bộ Cúc 2 2,13 13 5,73 16 5,14

Subclass.8 Lamiidae Phân lớp Hoa

môi 11 11,7 39 17,18 56 18,01

Ord.40 Rubiales Bộ Cà phê 3 3,19 18 7,93 26 8,36

Ord.41 Solanales Bộ Cà 2 2,13 3 1,32 3 0,96

Ord.42 Lamiales Bộ Bạc hà 5 5,32 17 7,49 25 8,04

Ord.43 Oleales Bộ Nhài 1 1,06 1 0,44 2 0,64

Class.2 Liliopsida Lớp Loa kèn 24 25,53 55 24,23 84 27,01

Subclass.9 Alismatidae Phân lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trạch tả 4 4,26 5 2,2 5 1,61

Ord.44 Arales Bộ Ráy 3 3,19 4 1,76 4 1,29

Ord.45 Hydrocharitales Bộ Lá sắn 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Subclass.10 Liliidae Phân lớp Loa

kèn 7 7,45 7 3,08 9 2,89

Ord.46 Liliales Bộ Loa kèn 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.47 Amaryllidales Bộ Thủy tiên 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.48 Smilacales Bộ Khúc khắc 1 1,06 1 0,44 2 0,64

53

Lớp (Class.) Phân lớp (Subclass.)

Bộ (Ord.)

Tên Việt Nam

Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Ord.50 Asparagales Bộ Măng tây 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.51 Pandanales Bộ Dứa dại 1 1,06 1 0,44 1 0,32

Ord.52 Dioscoreales Bộ Củ nâu 1 1,06 1 0,44 2 0,64

Subclass.11 Arecidae Phân lớp Cau 1 1,06 3 1,32 3 0,96

Ord.53 Arecales Bộ Cau 1 1,06 3 1,32 3 0,96

Subclass.12. Commelinidae Phân lớp Thài

lài 12 12,77 40 17,62 67 21,54

Ord.54 Commelinidales Bộ Thài lài 3 3,19 6 2,64 10 3,22

Ord.55 Zingiberales Bộ Gừng 2 2,13 3 1,32 3 0,96

Ord.56 Xyridales Bộ Hoàng đầu 2 2,13 2 0,88 4 1,29

Ord.57 Juncales Bộ Bấc 1 1,06 10 4,41 26 8,36

Ord.58 Restionales Bộ Chanh

lương 3 3,19 3 1,32 3 0,96

54

Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có 227 chi, trong đó chi Cói quăn (Fimbristylis, họ Cói - Cyperaceae) có số loài lớn nhất với 9 loài chiếm 2,89% tổng số loài, tiếp đến là chi Trâm (Syzygium, họ Sim - Myrtaceae) có 7 loài chiếm 2,25% tổng số loài, chi Cói (Cyperus, họ Cói - Cyperaceae) gồm 6 loài chiếm 1,93%. Có 4 chi có 4 loài (gồm 16 loài chiếm 5,14% tổng số loài), 9 chi có 3 loài (gồm 27 loài chiếm 8,68% tổng số loài), 35 chi có 2 loài (gồm 70 loài chiếm 22,51% tổng số loài), có đến 176 chi chỉ có 1 loài (gồm 176 loài chiếm 56,59% tổng số loài). Như vậy, có 3 chi (1,32% tổng số chi) gồm 6 - 9 loài, tổng số loài là 22 loài (7,07% tổng số loài); 224 chi (98,68% tổng số chi) có số loài nhỏ hơn 6 gồm 289 loài (92,93% tổng số loài). Số chi chỉ có 1 loài chiếm đa phần trong thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị xuất hiện các loài thực vật ngập mặn như Mướp sác cách bờ biển 3 - 4 km. Sự hiện diện của những loài này có thể do biển tiến và lùi trong quá trình hình thành vùng đất cát này [30]. Với sự xuất hiện của các loài trong chi Lithocarpus thuộc họ Dẻ, chi Cinnamomum thường đặc trưng cho khí hậu lạnh [30]. Bên cạnh đó trong vùng đất cát tỉnh Quảng Trị còn có sự hiện diện của Vaccinium bracteatum thuộc họ Đỗ quyên, loài này còn phân bố ở Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản [115] có khí hậu ôn đới. Sự xuất hiện của những loài này chứng tỏ chúng xâm chiếm vùng đất cát sau khi nước biển rút đi. Theo Nguyễn Hữu Tứ và cs., hầu hết các loài thuộc vùng đất cát Việt Nam đều có mặt trong các vùng lân cận. Do đó, thực vật vùng đất cát Việt Nam nói chung và ở Quảng Trị nói riêng đều do thực vật các vùng lân cận di cư đến [30]. Với tính chất khắc nghiệt của vùng đất cát làm cho dạng sống của các loài xâm nhập vùng đất cát cũng có sự biến đổi để thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt của môi trường.

3.1.2. Các taxon bổ sung cho Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tứ và cs. [30], [31] và Trần Thị Hân [12], kết quả nghiên cứu đã bổ sung 29 loài, 20 chi và 5 họ phân bố ở các quần xã thực vật tự nhiên cho hệ thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 3.2.

55

Bảng 3.2. Danh sách họ, chi và loài thuộc ngành Thực vật hạt kín bổ sung cho hệ thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị

Các taxon thuộc ngành Thực vật hạt kín bổ sung cho hệ thực vật vùng đất

cát tỉnh Quảng Trị

Tên Việt Nam Thuộc họ

Bổ sung

5 họ

1.Menispermaceae Họ Tiết dê -

2.Ericaceae Họ Đỗ quyên - 3.Aquifoliaceae Họ Bùi - 4.Icacinaceae Họ Thụ đào - 5.Santalaceae Họ Đàn hương - Bổ sung 20 chi

1.Cyclea Chi Sâm lông Menispermaceae

2.Tiliacora Chi Sương sâm Menispermaceae

3.Vaccinium Chi Sơn trâm Ericaceae

4.Ilex Chi Bùi Aquifoliaceae

5.Gonocaryum Chi Quỳnh lam Icacinaceae

6.Dendrotrophe Chi Thượng mộc Santalaceae

7.Aporosa Chi Tàu tháu Phyllanthaceae

8.Baccaurea Chi Dâu da Euphorbiaceae

9.Albizia Chi Bản xe Fabaceae

10. Mucuna Chi Đậu mèo Fabaceae

11. Allophylus Chi Ngoại mộc Sapindaceae

12. Euonymus Chi Chân danh Celastraceae

13. Strychnos Chi Mã tiền Loganiaceae

14. Embelia Chi Chua ngút Myrsinaceae

15. Nosema Chi Cẩm thùy Lamiaceae

16. Chlorophytum Chi Lục thảo Liliaceae

17. Rhapis Chi Mật cật Arecaceae

18. Calamus Chi Mây Arecaceae

19. Centrolepis Chi Trung lân Centrolepidaceae

20. Cyanotis Chi Bích trai Commelinaceae (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bổ sung

29 loài

1.Cyclea peltata (Lamk.) Hook.

& Thomps. Sâm lông Menispermaceae

2.Tiliacora acuminata (Lamk.)

Miers. Dây xanh nhọn Menispermaceae

3.Vaccinium bracteatum Thunb. Sơn trâm lá hoa Ericaceae

4.Ilex brevicuspis Reissek Bùi Aquifoliaceae

5.Ilex cymosa Bl. Bùi tụ tán Aquifoliaceae

6.Gnocaryum lobbianum

56

Các taxon thuộc ngành Thực vật hạt kín bổ sung cho hệ thực vật vùng đất

cát tỉnh Quảng Trị

Tên Việt Nam Thuộc họ

7.Dendrotrophe umbellata (Bl.)

Miq. Thượng mộc tán Santalaceae

8.Dendrotrophe frutescens

(Benth.) Danser. Thượng mộc bụi Santalaceae 9.Aporosa dioica (Robx.)

Muell.-Arg. Tai nghé biệt chu Phyllanthaceae

10. Baccaurea silvestris Lour. Dâu tiên Euphorbiaceae

11. Albizia corniculata (Lour.) Druce

Sóng rắng sừng

nhỏ Fabaceae

12. Mucuna interrupta Gagn. Mắc mèo gián đoạn Fabaceae 13. Dalbergia pinnata (Lour.)

Prain Trắc lá me Fabaceae

14. Allophylus cochinchinensis

Pierre. Ngoại mộc Nam bộ Sapindaceae

15. Dodonaea angustifolia L. F. Chàng ràng lá hẹp Sapindaceae 16. Euonymus laxiflorus Champ.

in B. & H.

Chân danh hoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thưa Celastraceae

17. Strychnos polyantha Pierre

ex Dop Củ chi nhiều hoa Loganiaceae

18. Nosema cochinchinensis

(Luor.) Merr.

Cẩm thùy trung

việt Lamiaceae

19. Embelia henryi Walker. Rè hen ry Myrsinaceae

20. Ardisia dipressa C.B.Cl. Cơm nguội bẹp Myrsinaceae 21. Psydrax umbellata (Wight)

Bridson Căng tán Rubiaceae

22. Psychotria serpens L. Lấu bò Rubiaceae

23. Syzygium odoratum (Lour.)

DC. Trâm thơm Myrtaceae

24. Chlorophytum laxum R.Br. Lục thảo thưa Liliaceae

25. Rhapis micrantha Becc. Mật cật hoa nhỏ Arecaceae

26. Calamus viminalis Wild. Mây cát Arecaceae

27. Centrolepis banksii (R.Br.)

Roem & Sch. Trung lân á Centrolepidaceae

28. Cyanotis arachnoidea C. B.

Clarke. Bích trai nhện Commelinaceae

29. Murdannia bracteata (C. B. Clarke) J. K. Morton ex

D.Y.Hong

57

3.1.3. Các loài quý hiếm, bị đe dọa có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm Việt Nam

Vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có 3 loài được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 [34] và danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [7]:

- Gõ (Sindora tokinnensis K.Lars.& S.S. Lars.) thuộc họ Đậu (Fabaceae) xếp hạng nguy cấp (En- Endangered). Gõ có dạng sống là cây gỗ lớn, cao 20-25m, đường kính thân 60 - 80cm. Đây là loài cho gỗ tốt, số cây giảm sút nhanh nên khan hiếm. Loài phân bố rộng nhưng bị khai thác, chặt phá rừng nên nơi cư trú bị xâm hại. Năm 1996 và 2007 loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam với cấp đánh giá sẽ nguy cấp (Vu - Vulnerable) [34]. Trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp [7] của Chính phủ Việt Nam loài này thuộc nhóm II - Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đây là loài cần được bảo vệ, cần khai thác có kế hoạch và gây trồng.

- Củ chi nhiều hoa (Strychnos polyantha Pierre ex Dop) thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae) xếp vào phân hạng sẽ nguy cấp (Vu - Vulnerable). Loài có dạng sống cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ cao 2-4 m. Củ chi nhiều hoa là nguồn gen hiếm ở Việt Nam. Loài này phân bố ở Quảng Trị, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi cư trú của loài bị thu hẹp do chặt phá rừng nên loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Năm 1996 và 2007, loài này được ghi tên vào Sách đỏ Việt Nam với cấp đánh giá sẽ nguy cấp. Đây là loài cần điều tra nơi tập trung cá thể để tiến hành các biện pháp bảo tồn [34].

- Ghi đông dương (Viscum indosinense Dans.) thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) được xếp phân hạng nguy cấp (En- Endangered). Loài có dạng sống là cây bụi nhỏ, phân nhánh lưỡng phân, sống ký sinh trên các loài thực vật thân gỗ. Ghi đông dương là nguồn gen hiếm ở Việt Nam. Loài ngày có nguy cơ đe dọa tuyệt chũng rất cao. Năm 1996, loài này được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam với cấp đánh giá là hiếm (R - Rare). Không nên khai thác cây chủ của loài này để bảo tồn [34].

58

Như vậy, nghiên cứu đã lập được danh lục của 311 loài và dưới loài. Có 3 loài được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Bổ sung cho hệ thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị 29 loài, 20 chi và 5 họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Một số đặc điểm của hệ Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị 3.2.1. Sự phân bố của các taxon ở các bậc phân loại 3.2.1. Sự phân bố của các taxon ở các bậc phân loại

Thực vật hạt kín ở thảm thực vật tự nhiên gồm 311 loài và dưới loài (307 loài, 4 thứ) thuộc 227 chi, 94 họ, 59 bộ, 12 phân lớp. Lớp Ngọc lan gồm 227 loài và lớp Loa kèn gồm 84 loài (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Sự phân bố các taxon của lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và Loa kèn (Liliopsida) vùng đất cát tỉnh Quảng Trị Lớp Phân lớp Bộ Họ Chi Loài, dưới loài SL % TBL SL % TBL SL % TBL SL % TBL SL % MAGNOLIOP SIDA 8 66,67 28,38 43 72,88 5,28 70 74,47 3,24 172 75,77 1,32 227 72,99 LILIOPSIDA 4 33,33 21 16 27,12 5,25 24 25,53 3,50 55 24,23 1,53 84 27,01 Tổng 12 100 25,92 59 100 5,27 94 100 3,31 227 100 1,37 311 100

Ghi chú: SL - số lượng; % - tỷ lệ %; TBL - trung bình số loài

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 58)