Loài hiếm và phổ biến của Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 100 - 103)

7. Cấu trúc luận án

3.2.6. Loài hiếm và phổ biến của Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị

Độ thường gặp và số lượng cá thể được sử dụng để xác định loài hiếm và loài phổ biến của hệ Thực vật hạt kín tỉnh Quảng Trị. Để xác định loài hiếm ở một khu hệ nhất định (xét đến tính cục bộ địa phương) có nhiều quan điểm khác nhau. Dựa vào dữ liệu xuất hiện của loài (số lượng cá thể, độ che phủ, mật độ, độ thường gặp,...) và các tiêu chí khác nhau để xác định loài hiếm. Tỷ lệ 25% thấp nhất trong phân bố của dữ liệu (range size) được đề xuất bởi Gaston [63]. Số liệu về độ thường gặp và dữ liệu được chuyển đổi bằng log (10) tập dữ liệu về số lượng cá thể và độ thường gặp của 310 loài phân bố ở thảm thực vật tự nhiên (loài Tơ xanh - Cassytha filiformis chúng tôi không đếm được số lượng cá thể, vì vậy các chỉ số trên được tính với 310 loài) sau đó xây dựng biểu đồ hình hộp để xác định tỷ lệ 25%.

Từ biểu đồ hình hộp về số lượng cá thể (Hình 3.13) cho thấy 25% tập số liệu nhỏ hơn 1 (0,8869) và biểu đồ hình hộp về độ thường gặp (Hình 3.14) là - 0,35 (-0,35507). Kết quả này thể hiện, khi xét trên độ thường gặp thì tương ứng với độ thường gặp 0,44 và khi xét ở số lượng cá thể tương ứng nhỏ hơn 10. Số lượng cá thể của loài hiếm nhỏ hơn 10 phù hợp với quan điểm của Usher [127],

90

những loài hiếm là những loài có số lượng cá thể nhỏ hơn 10 hoặc ít hơn 3 cụm ở ngoài thực địa nghiên cứu.

Hình 3.13. Biểu đồ hình hộp mô tả sự phân bố số lượng cá thể

Hình 3.14. Biểu đồ hình hộp mô tả sự phân bố của độ thường gặp

Như vậy, loài hiếm ở hệ thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị là những loài có độ thường gặp thấp hơn hoặc bằng 0,44 (96 loài) và số lượng cá thể nhỏ hơn 10 (73 loài). Tuy nhiên, có những loài số lượng cá thể nhỏ hơn 10 nhưng độ thường gặp lại lớn hơn 0,44. Vì thế, ở đây chúng tôi lựa chọn phương án là các loài hiếm sẽ là giao của hai tập hợp, số loài hiếm tính theo độ thường gặp và số lượng cá thể. Dựa trên quan điểm đó thì loài hiếm ở hệ thực vật hạt kín tỉnh Quảng Trị được xác định theo số lượng cá thể và độ thường gặp gồm với 56 loài có số lượng

91

cá thể nhỏ hơn 10 và độ thường gặp nhỏ hơn 0,44. Như vậy, hệ thực vật hạt kín tỉnh Quảng Trị có 56 loài hiếm (18,01%) và 254 loài phổ biến (81,67%), loài Tơ xanh (Cassytha filiformis) không xác định.

Các loài thực vật có dạng sống Me và Mi gồm có 11 loài hiếm: Lộc vừng (Barringtonia acutangula), Côm bắc bộ (Elaeocarpus tonkinensis), Rèng rèng (Grewia laurifolia), Sanh (Ficus benjamina), Gõ (Sindora tokinnensis), Ngoại mộc nam bộ (Allophylus cochinchinensis), Ngâu lông (Aglaia tomentosa), Ô liu có răng (Olea dentata), Đùng đình (Caryota mitis), Cam rượu (Glycosmis pentaphylla), Thầu dầu tía (Ricinus communis).

Dạng sống Na, Lp và Pp có 26 loài: Dây xanh nhọn (Tiliacora acuminata), Trầm mai lông (Trema tomentosa), Sơn trâm lá hoa (Vaccinium bracteatum), Cơm nguội bẹp (Ardisia dipressa), Dây chuột dại (Zehneria indica), Dó miết meyen (Wikstroemia meyeniana), Trứng cua lá bố (Melochia corchorifolia), Tra (Hibiscus tiliaceus), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata), Xương rắn (Euphorbia milii), Dâu tiên (Baccaurea silvestris), Cổ rùa (Derris elliptica), Trinh nữ (Mimosa pudica), Mắc mèo gián đoạn (Mucuna interrupta), Tam phỏng (Cardiospermum halicacabum), Lá sân (Zanthoxylum nitidum), Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus), Mộc ký ngũ hùng (Dendrophtoe pentandra), Đại cán ba màu (Macrosolen tricolor), Ghi đông dương (Viscum indosinense), Củ chi nhiều hoa (Strychnos polyantha), Găng gai (Randia spinosa), Xích đồng nam (Clerodendrum paniculatum), Ngọc nữ lanessen (Clerodendrum lanessanii), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme).

Các loài thực vật thân thảo (có dạng sống Cr, Ch, Ep, Hp, Th, He) có 19 loài số lượng cá thể thấp hơn 10: Sâm đất (Boerhavia diffusa), Ban nhật (Hypericum japonica), Me chua đất (Oxalis corymbosa), Cỏ mực (Eclipta prostrate), Nút áo tím (Vernonia patula), Xuyến chi (Bidens pilosa), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Cúc bọ xít (Synedrella nodiflora), Sa sâm nam (Launaea sarmentosa), Lù lù đực (Solanum americanum), Tô liên cùng màu (Torenia concolor), Đình lịch (Hygrophila salicifolia), Hải tiêu (Stachytarpheta jamaicensis), Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis), Cẩm thùy trung việt (Nosema cochinchinensis), Mã đề nước (Ottelia alismoides), Lan phượng vỹ (Renanthera

92

coccinea), Gừng gió (Zingiber zerumbet), Ngải hoa đỏ (Canna silvestris).

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)