Phân loại các quần xã Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 120 - 124)

7. Cấu trúc luận án

3.5.1. Phân loại các quần xã Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị

Phân loại thảm Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị, chúng tôi dựa trên 3 yếu tố chính: Lớp thảm thực vật (theo phân loại của UNESCO [126]), sinh cảnh (phân loại dựa trên tính chất di động và ngập nước của cát) và loài ưu thế (theo Whittaker [129]).

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 85 quần xã thực vật tự nhiên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Các quần xã phân bố trên nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau như: đất cát di động liền kề với biển, đất cát di động sâu trong nội địa, đất cát cố định ẩm (ven khe, hồ), đất cát cố định khô, đất cát ngập nước định kỳ và thường xuyên. Các kiểu sinh cảnh phân bố không liên tục trên các phân vùng. Đặc điểm của các quần xã như loài ưu thế, công thức tổ thành loài cây gỗ và bụi, phổ dạng sống, cấu trúc phân tầng, loài ưu thế và sinh cảnh phân bố được thể hiện ở Phụ lục 6, 7 và 8.

Cấu trúc (thành phần loài và mật độ của loài) của 85 quần xã, các quần xã thuộc lớp Rừng kín, Rú và Thảm cỏ khác nhau có ý nghĩa (PERMANOVA, p(85 quần xã) = 0,0001, p(rừng kín) = 0,0001, p(rú) = 0,0001, p(thảm cỏ) = 0,0001). Trên cơ sở phân loại lớp thảm thực vật của UNESCO, các quần xã Thực vật hạt

110

kín được xếp vào 3 lớp: Rừng kín (Closed forest), Rú (Scrub) và lớp Thảm cỏ (Herbaceous vegetation). Phổ dạng sống ở 3 kiểu lớp thảm thực vật ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có sự khác nhau (Bảng 3.23). Bảng 3.23. Trung bình tỷ lệ mỗi dạng sống ở các lớp thảm thực vật Số QX Me Mi Na Lp Pp Ep Ch He Cr Th Rừng 8 14,91b 35,41b 21,43a 14,26c 0,59a 3,04b 0,0a 2.49a 4,31a 3,56a Rú 53 0,0a 34,03b 21,05a 9,11b 0,78a 2,5b 1,64a 14.88a 5,86a 10,15ab Thảm cỏ 24 0,0a 0,0a 13,04a 0,0a 0,0a 0,0a 2,75a 51.3a 19,11b 13,80b p 0 0 0,016 0 0,025 0 0,21 0,27 0 0,063

Tỷ lệ trung bình của mỗi dạng sống ở các quần xã tại các lớp thảm thực vật cho thấy dạng sống Me có sự khác biệt giữa lớp Rừng kín với lớp Rú và Thảm cỏ. Dạng sống Mi, Ep, Cr giữa lớp Rừng và Rú không có sự khác biệt nhưng hai lớp này có sự biệt với lớp Thảm cỏ. Dạng sống Lp có sự khác biệt giữa ba lớp. Cây thảo một năm (Th) không có sự khác biệt giữa lớp Thảm cỏ và lớp Rú nhưng cả hai khác với lớp Rừng kín. Các dạng sống Na, Pp, Ch, He không có sự khác biệt giữa 3 lớp (Bảng 3.23).

Lớp rừng kín, theo UNESCO (1973) được tạo thành bởi các cây thân gỗ có chiều cao từ 5 m trở lên (chiều cao này có thể thấp hơn), khép tán. Lớp rừng thưa (Woodland) cũng gồm thực vật thân gỗ, không khép tán, độ che phủ ít nhất là 40%. Từ đặc điểm này, chúng tôi xếp các quần xã thực vật, có tán được tạo thành bởi thực vật thân gỗ vào lớp rừng kín. Thực vật thân gỗ ở những quần xã này chủ yếu là thực vật thường xanh, chỉ có loài Trôm thon (Sterculia lanceolata) là rụng lá theo mùa, ở đây không có thực vật lá kim. Tán các cây gỗ khép tán, có độ che phủ lớn hơn 60%. Vì thế, các quần xã thuộc lớp Rừng kín ở thảm thực vật tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị thuộc phân lớp Rừng kín thường xanh, cây lá rộng. Rừng ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị phân bố ở vùng đất cát cố định nằm sâu trong đất liền. Ở đây có hai kiểu sinh cảnh chính đó là đất cát cố định ẩm và đất cát cố định khô. Do đó, các quần xã thuộc lớp rừng kín được chia thành thành các kiểu:

rừng kín thường xanh cây lá rộng trên đất cát cố định ẩmrừng kín thường xanh cây lá rộng trên đất cát cố định khô.

111

hình thành từ các cây chồi trên, thân có gỗ phát triển (woody phanerophytes) có chiều cao từ 0,5 đến 5m, đôi khi có chiều cao lớn hơn. Dạng sống này là cây gỗ hoặc cây bụi lớn, khi phân loại chi tiết cây chồi trên theo Raunkiaer [105], chúng được xếp vào nhóm cây Mi (Microphanerophytes).

Dựa trên đặc điểm này, chúng tôi xếp các thảm thực vật tự nhiên được tạo thành bởi chủ yếu các loài cây bụi, đôi khi có cây gỗ nhỏ (có dạng sống Mi và Na) vào lớp Rú. Cây ở thảm thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị gồm các cây lá rộng, thường xanh, vì thế thảm thực vật này là Rú thường xanh, cây lá rộng. Ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị, các quần xã thuộc lớp Rú phân bố ở vùng đất cát cố định, tuy vậy có sự khác nhau về tính chất ngập nước nên các quần xã thuộc lớp rú gồm: thường xanh cây lá rộng trên đất cát cố định ẩm, rú thường xanh cây lá rộng trên đất cát cố định khôrú thường xanh cây lá rộng trên đất cát ngập nước định kỳ. Đối với thảm cỏ, thực vật ưu thế ở nơi này là thực vật thân thảo. Ở thảm thực vật tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng trị, chủ yếu là các cây thân thảo lớp Loa kèn hoặc Ngọc lan, đôi khi có sự hiện diện của cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Thảm cỏ lại phân bố trên nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau, dựa trên đặc điểm sinh thái nơi chúng phân bố từ đó thảm cỏ được chia thành những kiểu thấp hơn: thảm cỏ thủy sinh, thảm cỏ có cây bụi và thảm cỏ (không có cây bụi). Thảm cỏ thủy sinh chỉ phân bố ở vùng đất cát ngập nước thường xuyên, trong khi đó thảm cỏ và thảm cỏ có cây bụi lại phân phân bố cả vùng đất cát ngập nước định kỳ, vùng đất cát di động hay cố định. Từ đây hình thành các kiểu quần xã khác nhau.

Từ kết quả phân loại thảm thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị theo UNESCO, chúng tôi thấy rằng sự phân loại này cũng phù hợp với phân loại của Blanco và cs. [45], Riddell [108]. Blanco và cs. khi phân loại lớp phủ thực vật châu Mỹ Latin và Caribbean cho thấy ở lớp Rừng kín các loài thực vật thân gỗ có độ che phủ lớn hơn 20% độ che phủ của thực vật và trên 75% của độ che phủ này là của thực vật thường xanh. Tác giả xếp thảm thực vật kiểu rú gồm những cây với thân có gỗ phát triển mạnh, chiều cao thấp hơn 5m và có tỷ lệ che phủ lớp hơn 20%. Thảm cỏ là vùng đất có thực vật thân thảo 1 lá mầm và 2 lá mầm chiếm trên 80% độ che phủ của thực vật [45]. Riddell xếp thảm thực vật được hình thành thực vật thân gỗ có độ che phủ của chúng lớn hơn 20% vào lớp rừng thưa hoặc

112

rừng kín. Tác giả xếp thảm thực vật kiểu Rú gồm những cây với thân có gỗ phát triển mạnh, chiều cao thấp hơn 5m và có tỷ lệ che phủ lớn hơn 25%. Thảm cỏ là kiểu thảm thực vật ưu thế bởi các loài cây thân thảo [108].

Từ các lớp thảm thực vật, cùng với sự phân bố của chúng ở các kiểu sinh cảnh và loài ưu thế tạo nên các quần xã thực vật khác nhau. Ở vùng đất cát di động ven biển là các quần xã cỏ có cây bụi; ở vùng đất cát di động trong nội địa là các quần xã cỏ không có cây bụi. Càng đi sâu vào trong nội địa xuất hiện các quần xã có cây bụi và cây gỗ hoặc quần xã cỏ. Đối với các vùng đất cát ngập nước là quần xã cây bụi và quần xã cỏ thủy sinh. Các yếu tố môi trường ít nhiều tác động đến sự hình thành của các quần xã thực vật vùng đất cát. Thảm thực vật hình thành từ bờ biển đến sâu vào trong đất liền bắt đầu từ các quần xã cỏ ở vùng đất cát di động đến các quần xã cây bụi ở vùng đất cát cố định [52],[94]. Vùng đất cát cố định khá đa dạng về các quần xã thực vật: thảm cỏ, thảm cỏ và cây bụi thấp, rú [94].

Trần Thị Hân khi phân loại thảm thực vật ven bờ tỉnh Quảng Trị trên quan điểm của Thái Văn Trừng thành 18 kiểu thảm thực vật tự nhiên [12]. Kết quả phân loại của Trần Thị Hân trên cơ sở phân loại của Thái Văn Trừng có bổ sung và thay đổi cho phù hợp với thực tế mang tính đặc thù của lãnh thổ ven biển tỉnh Quảng Trị cho thấy rõ ràng về nguồn gốc phát sinh của thảm thực vật là nguyên sinh hoặc thứ sinh [12]. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hân cho thấy rằng, hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá cứng trên cát tương ứng với lớp rừng và rú; trảng cây bụi thứ sinh trên cát tương ứng với lớp rú phân bố trên đất cát khô; trảng cây bụi thứ sinh trên cát ẩm nước ngọt, hình thành trên các vùng cát trũng lại tương ứng với lớp rú phân bố trên đất cát ngập nước định kỳ; trảng cỏ thứ sinh trên cát tương ứng với lớp thảm cỏ có cây bụi trên đất cát cố định khô và đất cát di động ven biển; trảng cỏ chịu ngập thứ sinh trên cát ẩm nước ngọt lại tương ứng với lớp thảm cỏ (có cây bụi hoặc không) trên đất cát ngập nước định kỳ; trảng cỏ trên bãi biển tương ứng với thảm thực vật có cây bụi trên đất cát di động ven biển.

Khi so sánh kết quả nghiên cứu phân loại thảm thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị với vùng đất cát nội đồng huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế của Trương Thị Hiếu Thảo theo quan điểm của UNESCO, chúng tôi nhận thấy tại Quảng Trị và Phong Điền cũng có sự hiện diện của lớp Rừng kín, lớp Rú và lớp

113

Thảm cỏ [26]. Bên cạnh đó, tại Quảng Trị lại không có sự hiện diện của lớp rừng tại vùng đất cát ngập nước định kỳ. Lớp rừng ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị chỉ hiện diện ở vùng đất cát cố định ẩm, ven trằm hồ, khe nhưng không ngập nước trong mùa mưa.

Như vậy, các quần xã Thực vật hạt kín tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị gồm 85 quần xã thuộc 3 lớp: Rừng kín, Rú và Thảm cỏ. Cấu trúc của các quần xã có sự khác biệt về thành phần loài và mật độ của loài.

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)